Công dụng thuốc Tabracef 300

Thuốc Tabracef 300 cap là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3, với hoạt chất chính là Natamycin. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc thông tin về công dụng, cách dùng thuốc Tabracef 300 cap.

1. Công dụng thuốc Tabracef 300 cap

Thuốc Tabracef 300 cap có thành phần chính là Cefdinir, thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng với hàm lượng 300mg.

Cefdinir là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3, có hoạt tính trên nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

Phổ kháng khuẩn bao gồm:

  • Các vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus, Staphyloccus apidermidis (kể cả chủng sinh betalactamase nhưng nhạy cảm với methicillin), Streptococcus pneumonia, Streptococcus pyogenes (nhạy cảm với penicillin).
  • Các vi khuẩn Gram âm: Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Klebsiella pneumoniae, Esherichia coli, Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis.

Cơ chế đề kháng thuốc:

  • Vi khuẩn đề kháng với Cefdinir thông qua cơ chế sự thủy phân beta lactamase, thay đổi các protein gắn penicilin và giảm tính thấm của Cefdinir qua màng tế bào vi khuẩn. Cefdinir không nhạy cảm với hầu hết các chủng Enterobacter, Pseudomonas, Enterococcus, liên cầu kháng penicillin và tụ cầu kháng penicillin, chủng Haemophilus influenzae kháng Ampicillin, beta lactamase âm tính thường không nhạy cảm với Cefdinir.

Cơ chế tác dụng:

  • Cefdinir là thuốc diệt khuẩn theo cơ chế ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, do đó vi khuẩn không thể tạo được vách tế bào và sẽ bị vỡ ra dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Tabracef 300 cap

Tabracef 300 cap được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa, gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm trong các trường hợp sau:

  • Viêm phổi mắc phải cộng đồng do các tác nhân Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta lactamase), Streptococcus pneumonia (chủng nhạy cảm với penicillin).
  • Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính cũng do các tác nhân Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta lactamase), Streptococcus pneumonia (chủng nhạy cảm với penicillin).
  • Viêm xoang cấp tính do Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta lactamase), Streptococcus pneumonia (chủng nhạy cảm với penicillin).
  • Viêm hầu họng/ viêm amydal do Streptococcus pyogenes.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da do Streptococcus pyogenes và Staphylococcus aureus (gồm cả chủng sinh beta lactamase).
  • Viêm tai giữa cấp gây ra bởi Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumonia, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta lactamase).

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định sử dụng thuốc Tabracef 300 cap ở bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin, penicillin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

3. Cách dùng thuốc Tabracef 300 cap

Cách dùng:

  • Uống thuốc Tabracef 300 cap ngay sau bữa ăn và ít nhất 2 giờ trước hoặc khi dùng các thuốc kháng acid hay các chế phẩm chứa sắt.

Liều lượng và thời gian dùng thuốc cho từng trường hợp bệnh nhân cần theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Liều dùng thuốc Tabracef 300 cap tham khảo như sau:

  • Thời gian điều trị thuốc Tabracef 300 cap từ 5 -10 ngày tùy từng trường hợp bệnh nhân, có thể dùng thuốc 1 lần/ngày hoặc chia thành 2 lần/ngày.
  • Người lớn và trẻ em từ 13 tuổi trở lên: 300mg x 2 lần/ngày hoặc 600mg/lần/ngày. Tổng liều dùng hằng ngày của thuốc Tabracef 300 cap là 600mg.
  • Bệnh nhân suy thận: người lớn có độ thanh thải < 30ml/phút: dùng 300mg/lần/ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: nên sử dụng Cefdinir dưới dạng bào chế khác có hàm lượng phù hợp hơn.

Quá liều thuốc Tabracef 300 cap và xử trí:

  • Triệu chứng và dấu hiệu ngộ độc khi sử dụng quá liều thuốc kháng sinh họ betalactam đã được biết đến như: buồn nôn, nôn, đau bụng vùng thượng vị, tiêu chảy và co giật. Lọc máu có thể loại trừ Cefdinir ra khỏi cơ thể, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân suy thận.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Tabracef 300 cap

  • Tương tự các kháng sinh phổ rộng khác, điều trị lâu ngày với thuốc Tabracef 300 cap có thể gây phát sinh các vi khuẩn đề kháng thuốc. Theo dõi bệnh nhân chặt chẽ, trường hợp có hiện tượng bội nhiễm trong lúc điều trị cần đổi sang kháng sinh khác thích hợp.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Tabracef 300 cap ở bệnh nhân có tiền sử viêm đại tràng, bệnh nhân mẫn cảm với penicillin.
  • Thuốc Tabracef 300 cap có tá dược là lactose, không nên sử dụng thuốc ở bệnh nhân có rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose, thiếu hụt lactose Lapp hoặc rối loạn hấp thu glucose – galactose.
  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc: thuốc Tabracef 300 cap ít gây buồn ngủ, tuy nhiên vẫn cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc hoặc làm công việc đòi hỏi sự tỉnh táo trong thời gian dùng thuốc.
  • Phụ nữ mang thai: do chưa có nghiên cứu của việc sử dụng Cefdinir ở phụ nữ mang thai, chỉ sử dụng Tabracef 300 cap cho đối tượng này khi lợi ích cho bà mẹ cao hơn nguy cơ đối với thai nhi.
  • Phụ nữ đang cho con bú: chưa rõ liệu Cefdinir có bài tiết vào sữa mẹ hay không, do đó cần thận trọng khi dùng Tabracef 300 cap ở phụ nữ đang cho con bú.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Tabracef 300 cap

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Tabracef 300 cap thường nhẹ, bao gồm:

  • Thường gặp: Tiêu chảy 8%, phát ban 3%, ói 1%.
  • Ít gặp hơn: Nhiễm nấm Candida da, đau bụng, giảm bạch cầu hạt, nhiễm nấm Candida âm đạo, viêm âm đạo, phân bất thường, rối loạn tiêu hóa, tăng động, tăng men gan, dát sẩn nổi mẩn, buồn nôn.
  • Hiếm gặp: Có thể xuất hiện các tác dụng không mong muốn của kháng sinh nhóm Cephalosporin bao gồm: Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ, hội chứng Steven – Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc, rối loạn chức năng thận, rối loạn chức năng gan bao gồm ứ mật, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, xuất huyết, xét nghiệm đường tiểu cho kết quả dương tính giả, giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu, viêm đại tràng giả mạc.

Một số trường hợp xảy ra co giật liên quan đến tác dụng phụ của Celphalosporin, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận khi liều lượng không giảm. Nếu co giật liên quan đến việc điều trị thuốc Cefdinir xảy ra, ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức. Điều trị chống co giật có thể được áp dụng nếu được chỉ định lâm sàng.

6. Tương tác thuốc

  • Thuốc trung hòa acid dịch vị có chứa nhôm hay magnesi và các chế phẩm chứa sắt có thể làm giảm hấp thu của Cefdinir.
  • Probenecid: giống như kháng sinh nhóm betalactam khác, thuốc ức chế sự bài tiết của Cefdinir qua thận.

Tabracef 300 cap với thành phần chính là Cefdinir, được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp từ nhẹ đến vừa, gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm. Liều dùng và thời gian thuốc Tabracef 300 cap được chỉ định tùy theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Tabracef 300 cap.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe