Thuốc Sucrapi được bào chế dưới dạng dung dịch, được chỉ định sử dụng phổ biến trong điều trị viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày tá tràng, loét dạ dày lành tính. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc trong kiểm soát một số bệnh lý liên quan khác theo chỉ định của bác sĩ.
1. Thuốc Sucrapi công dụng thế nào?
Thuốc Sucrapi có chứa thành phần chính là hoạt chất Sucralfate, đây vốn là là một muối nhôm của sulfated disaccharide có tác dụng làm liền sẹo ổ loét (với cơ chế bảo vệ tế bào hiệu quả).
Khi đưa vào cơ thể, Sucrapi sẽ tạo thành một phức với các chất như albumin và fibrinogen của dịch rỉ để kết dính với ổ loét. Điều này sẽ tạo thành một hàng rào ngăn cản tác dụng của dịch dạ dày, pepsin và muối mật. Bên cạnh đó, thuốc Sucrapi còn kích thích sự tăng sản xuất prostaglandin E2 và dịch nhầy dạ dày.
2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Sucrapi
Với tác dụng trên, thuốc Sucrapi được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày mãn tính hoặc viêm loét lành tính.
- Sử dụng trong phòng ngừa tái phát loét tá tràng, loét do stress.
- Hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài thông tin chỉ định, bệnh nhân cần lưu ý Sucrapi chống chỉ định trong những trường hợp sau:
- Người có tiền sử quá mẫn với Sucralfat hay với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Bệnh nhân từng bị bệnh suyễn, nổi mày đay hoặc dị ứng với aspirin, người suy giảm chức năng gan nặng.
3. Liều dùng và cách dùng thuốc Sucrapi
2.1. Liều dùng thuốc Sucrapi
Liều dùng Sucrapi cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng
- Liều dùng thông thường 1g x 4 lần/ ngày, sử dụng thuốc để uống trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ là tốt nhất. Có thể tham khảo liều dùng 2 g x 2 lần/ ngày, uống trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ.
- Thông thường, mỗi đợt điều trị thường kéo dài từ 4 – 8 tuần tùy theo mức độ loét cho đến khi khỏi bệnh. Trong trường hợp cần thiết, một đợt điều trị có thể kéo dài hơn nhưng không nên dùng quá 2 tuần.
- Có thể kết hợp Sucrapi với các loại thuốc ức chế histamin H2 hay ức chế bơm proton và các kháng sinh.
Sử dụng trong phòng ngừa tái phát loét dạ dày – tá tràng
- Liều thông thường là 1g x 2 lần/ ngày và một đợt điều trị không kéo dài quá 6 tháng.
- Nên phối hợp Sucrapi với kháng sinh để loại trừ yếu tố gây tái phát là vi khuẩn Helicobacter pylori.
Liều dùng Sucrapi cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản
- Với người lớn, sử dụng liều thông thường là 1g x 4 lần/ ngày uống trước mỗi bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.
- Trẻ em trên 4 tuổi dùng với liều 40 – 80 mg/ kg cân nặng/ ngày chia làm 4 lần (Tốt nhất hãy uống thuốc ở thời điểm 1 giờ trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ).
3.1. Cách dùng thuốc Sucrapi
Liều lượng và thời gian dùng thuốc do bác sĩ điều trị quyết định, tuy nhiên bạn cần lưu ý nên uống thuốc khi dạ dày trống ( khoảng nửa giờ hay 1 giờ trước khi ăn).
4. Tác dụng phụ thuốc Sucrapi
- Tác dụng phụ phổ biến: Táo bón, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, khô miệng.
- Tác dụng phụ hiếm gặp: Xuất hiện các triệu chứng về thần kinh như hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, đau lưng, mất ngủ, buồn ngủ...
- Tác dụng phụ cực hiếm gặp: Nổi mề đay, ngứa, phù, viêm mũi, co thắt thanh quản...
5. Tương tác thuốc
- Dùng Sucrapi cùng lúc với thuốc chứa antacid có thể ảnh hưởng đến sự bám của Sucralfat trên niêm mạc. Do đó người bệnh nên uống cách xa nhau khoảng 1⁄2 giờ.
- Sucrapi có thể làm giảm sự hấp thu của một số thuốc như Cimetidin, Ranitidin, Ofloxacin, Digoxin, Warfarin, Phenytoin, Theophylin, Ciprofloxacin, Norfloxacin, Tetracyclin... Do đó người bệnh nên uống cách xa nhau khoảng 2 giờ.
- Sucrapi có thể gắn kết với protein trong thức ăn hay trong một số thuốc khác, do đó nếu người bệnh ăn bằng ống thông dạ dày nên dùng thuốc này một cách riêng biệt.
6. Thận trọng khi sử dụng Sucrapi
- Một lượng nhỏ nhôm trong thuốc Sucrapi có thể được hấp thu qua đường tiêu hóa và sẽ được thải trừ qua thận. Bởi vậy, cần cẩn trọng với nguy cơ tích lũy nhôm xảy ra ở người bị suy thận nặng hoặc những người sử dụng Sucrapi đồng thời với các thuốc chứa nhôm khác.
- Thận trọng khi dùng thuốc Sucrapi với bệnh nhân có tiền sử viêm loét đường tiêu hóa, phụ nữ mang thai, người suy giảm chức năng tim mạch, cao huyết áp, hen suyễn.
- Trong quá trình điều trị bằng Sucrapi, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Sucrapi, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Sucrapi là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.