Công dụng thuốc Spinolac Fort

Spinolac fort thuộc nhóm thuốc lợi tiểu được sử dụng để điều trị bệnh cổ xướng do phù gan, phù tim, phù thận, chứng tăng huyết áp khi các thuốc chữa phù khác không mang lại hiệu quả.

1. Spinolac fort là thuốc gì?

Spinolac fort có thành phần chính là Spironolacton 50mg và Furosemid 40mg, được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Spinolac Fort

2.1. Cách dùng

Thuốc spinolac fort bào chế dưới dạng viên nén, được sử dụng qua đường uống. Để thuốc có thể phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng ngay sau bữa ăn sáng hoặc bữa ăn trưa. Không nên dùng thuốc vào buổi tối, đặc biệt là thời gian đầu điều trị, vì thuốc ảnh hưởng đến sự bài tiết nước tiểu về đêm.

2.2. Liều lượng

Đối với người lớn

  • Lợi tiểu khi phù kháng trị do xơ gan, suy tim sung huyết, hội chứng thận hư, đặc biệt nghi ngờ có tăng aldosteron áp dụng mức liều lượng là 1 - 4 viên/ngày, dùng 2 - 4 lần, thời gian sử dụng ít nhất 5 ngày, liều duy trì là 2 - 8 viên/ngày, chia 2 - 4 lần.
  • Người bệnh chống tăng huyết áp sử dụng 1 - 2 viên/ngày, chia 2 - 4 lần, dùng ít nhất 2 tuần, liều duy trì điều chỉnh theo từng người bệnh.
  • Người bệnh tăng aldosteron sử dụng liều 2 - 8 viên/ngày, chia 2 - 4 lần trước khi phẫu thuật. Liều thấp nhất có hiệu quả có thể duy trì trong thời gian dài đối với người bệnh không thể phẫu thuật.

Đối với trẻ em

Lợi tiểu hoặc trị tăng huyết áp, cổ trướng do xơ gan áp dụng liều ban đầu uống 1 - 3mg/kg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia 2 - 4 lần, liều lượng thuốc được điều chỉnh sau 5 ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, nó tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Vậy nên bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để có liều lượng thuốc phù hợp.

3. Quá liều và cách xử lý thuốc Spinolac Fort

Biểu hiện: Khi người bệnh sử dụng quá liều lượng thuốc sẽ gặp một số triệu chứng như lo lắng, khó thở, yếu cơ...

Cách xử lý:

  • Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định rửa dạ dày trong trường hợp phản ứng nặng hoặc là dùng than hoạt để giảm độc tố của thuốc.
  • Cho người bệnh kiểm tra cân bằng điện giải và chức năng thận.
  • Điều trị hỗ trợ giảm các triệu chứng, cụ thể như trường hợp nếu bệnh nhân có dấu hiệu tăng kali huyết có thay đổi điện tâm đồ thì sẽ cho tiêm tĩnh mạch natri bicarbonat, calci gluconat; cho bệnh nhân uống nhựa trao đổi ion (natri polystyreb sulfonat - biệt dược Kayexalat...) để thu giữ các ion kali, làm giảm nồng độ kali máu.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Spinolac Fort

Trong quá trình sử dụng thuốc Spinolac Fort, cần lưu ý:

  • Không sử dụng thuốc với người bệnh bị dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Không dùng thuốc với người bị tăng kali huyết, suy thận nặng.
  • Cẩn trọng dùng thuốc với người bệnh mẫn cảm với furosemid và với các dẫn chất sulfonamid, chẳng hạn như sulfamid chữa đái tháo đường.
  • Cẩn trọng dùng thuốc với người mắc bệnh vô niệu hoặc suy thận nguyên nhân do sử dụng thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.
  • Thành phần có trong thuốc làm thay đổi giọng nói nên người bệnh nên theo dõi phản ứng này, đặc biệt là người có công việc đặc thù cần giọng nói như ca sĩ, diễn viên hay giáo viên.
  • Phụ nữ có thai: Không được sử dụng trong quá trình mang thai trừ các trường hợp thực sự cần thiết, nếu có sử dụng thuốc cần theo dõi sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình dùng thuốc.
  • Phụ nữ cho con bú: Furosemid 40mg là thành phần có trong thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ và có khả năng ức chế bài tiết sữa. Do vậy, cần cẩn trọng sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai.

5. Phản ứng phụ khi dùng thuốc Spinolac Fort

Một số phản ứng thường gặp như:

  • Gây phản ứng toàn thân: Đau đầu, mệt mỏi, liệt dương, ngủ gà.
  • Phản ứng nội tiết: Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, tăng prolactin, to vú ở đàn ông, chảy sữa nhiều ở phụ nữ đang cho con bú, mất kinh, chảy máu sau mãn kinh.
  • Phản ứng về liên quan đến tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn.

Một số phản ít gặp như:

  • Phản ứng liên quan đến da: Ban đỏ, ngoại ban, mày đay.
  • Chuyển hóa: Giảm nồng độ natri huyết, tăng kali huyết.
  • Hệ thần kinh: Dị cảm, bị chuột rút co thắt cơ.
  • Sinh dục tiết niệu: Tăng nồng độ creatinin huyết thanh.

Một số phản ứng hiếm gặp:

  • Máu: Giảm lượng tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.

6. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc Spinolac Fort có thể xảy ra như sau:

  • Sử dụng Spinolac fort cùng với Glycosid tim và thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp có thể làm tăng khả năng gây hạ huyết áp.
  • Sử dụng Spinolac fort với thuốc làm giảm bài tiết Kali, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc ức chế ACE sẽ gây phản ứng tăng nồng độ kali huyết.
  • Kết hợp Spinolac fort với Sucralfat sẽ làm giảm sự hấp thụ của thuốc qua đường tiêu hóa. Vì vậy, 2 loại thuốc này cần phải sử dụng cách nhau 2 giờ.
  • Khi sử dụng Spinolac fort cùng với Lithi thì thuốc có thể làm tăng nồng độ lithi trong huyết tương, tăng nguy cơ gây độc trên tim và thần kinh. Vậy nên khi sử dụng đồng thời 2 loại thuốc này với nhau cần theo dõi nồng độ lithi thường xuyên và điều chỉnh lượng thuốc khi cần thiết.
  • Sử dụng cùng với thuốc trị đái tháo đường và các amin gây tăng huyết áp có thể làm giảm công dụng của các thuốc này
  • Dùng Spinolac fort với Cyclosporin làm tăng nguy cơ bệnh Gout.

Spinolac fort thuộc nhóm thuốc lợi tiểu được sử dụng để điều trị bệnh cổ xướng do phù gan, phù tim, phù thận, chứng tăng huyết áp khi các thuốc chữa phù khác không mang lại hiệu quả. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe