Somastop thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, bào chế dạng cốm pha hỗn dịch uống. Thuốc có thành phần chính là Sucralfat, đóng gói dạng hộp 10 - 20 - 30 - 50 gói. Người bệnh theo dõi bài viết dưới đây để biết thuốc Somastop là thuốc gì? Liều lượng và cách sử dụng ra sao?
1. Thuốc Somastop có tác dụng gì?
Thuốc Somastop có tác dụng điều trị:
- Bệnh loét dạ dày tá tràng:
- Bệnh viêm dạ dày mạn tính;
- Các trường hợp loét lành tính;
- Phòng ngừa loét tá tràng tái phát;
- Phòng ngừa loét do stress gây ra;
- Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
2. Chống chỉ định của thuốc Somastop
Người bệnh không dùng Somastop để điều trị nếu bị quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong thuốc này.
3. Liều lượng và cách dùng thuốc Somastop
Cách sử dụng: Thuốc Somastop dùng bằng đường uống, vào lúc bụng đói. Người bệnh nên uống Somastop với 1 ít nước.
Liều dùng:
- Trong điều trị bệnh loét tá tràng: Uống 2 gói/ lần x 2 lần/ ngày. Điều trị trong khoảng 4-8 tuần.
- Điều trị bệnh loét dạ dày lành tính: Uống 1 gói/ lần x 4 lần/ ngày. Dùng thuốc Somastop đến khi nào vết loét lành hẳn. Thường thì sẽ mất khoảng 6-8 tuần.
- Trong phòng ngừa loét tá tràng tái phát: Uống 1 gói/ lần x 2 lần ngày. Không điều trị bằng thuốc Somastop quá 6 tháng.
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: Uống 1 gói/ lần x 4 lần/ ngày.
Lưu ý: Liều dùng thuốc Somastop trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Somastop cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Somastop phù hợp thì người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
4. Tác dụng phụ của thuốc Somastop
Quá trình sử dụng Somastop, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:
- Thường gặp: Táo bón.
- Ít gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi, khô miệng, ngứa, ban đỏ, hoa mắt, mất ngủ, chóng mặt và buồn ngủ, đau đầu hoặc đau lưng.
- Hiếm gặp: Phù Quincke, mày đay, khó thở, co thắt thanh quản, viêm mũi, mặt phù to và dị vật dạ dày.
Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Somastop và đồng thời thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
5. Tương tác thuốc Somastop
Somastop có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với:
- Thuốc Antacid;
- Thuốc Cimetidin;
- Thuốc Ranitidin;
- Thuốc Ciprofloxacin;
- Thuốc Norfloxacin;
- Thuốc Ofloxacin;
- Thuốc Digoxin;
- Thuốc Warfarin;
- Thuốc Phenytoin;
- Thuốc Theophylin;
- Thuốc Tetracyclin.
Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Somastop thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Somastop phù hợp.
6. Thận trọng khi dùng thuốc Somastop
- Cần thận trọng khi dùng thuốc Somastop cho người bị suy thận, người làm nghề lái xe và vận hành máy móc.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú nếu muốn dùng thuốc Somastop thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bài viết đã cung cấp thông tin thuốc Somastop có tác dụng gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Somastop theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản thuốc Somastop ở nơi khô thoáng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.