Công dụng thuốc Sathom

Sorbitol là thuốc nhuận tràng được sử dụng rộng rãi bằng đường uống. Bên cạnh đó hoạt chất này còn được sử dụng để thụt rửa trực tràng với sản phẩm thuốc Pathom. Vậy thuốc Pathom có tác dụng gì và nên sử dụng như thế nào?

1. Sathom là thuốc gì?

Thuốc Sathom được bào chế dưới dạng Gel thụt rửa trực tràng. Thuốc được đóng gói mỗi tuýp 10g chứa các thành phần sau:

  • Sorbitol hàm lượng 5g;
  • Natri citrat hàm lượng 0.72g;
  • Một số thành phần tá dược vừa đủ.

Hoạt chất Sorbitol trong thuốc Sathom là một rượu có cấu trúc hóa học gồm nhiều nhóm hydroxyl và có vị ngọt bằng 1⁄2 đường mía (saccharose). Sorbitol thúc đẩy quá trình hydrat hóa các chất chứa trong đường ruột. Đồng thời, Sorbitol còn kích thích cơ thể tăng bài tiết cholecystokinin-pancreazymin cũng như tăng nhu động ruột nhờ tác dụng nhuận tràng thẩm thấu.

Khi dùng đường uống, Sorbitol chuyển hóa chủ yếu tại gan thành đường fructose thông qua một phản ứng được xúc tác bởi men Sorbitol Dehydrogenase. Một lượng Sorbitol có thể chuyển hóa thẳng thành đường glucose nhờ men Aldose Reductase.

2. Thuốc Sathom có tác dụng gì?

Thuốc Sathom được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:

  • Điều trị chứng táo bón, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai;
  • Thuốc Sathom còn được sử dụng để với mục đích thụt tháo trước khi phẫu thuật hoặc nội soi đại trực tràng.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân chống chỉ định sử dụng thuốc Sathom nếu tiền căn trước đó có mẫn cảm hoặc dị ứng với Sorbitol, Natri Citrat hoặc bất cứ thành phần nào khác có trong sản phẩm.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Pathom

Cách sử dụng tuýp thuốc Sathom:

  • Người thực hiện mở nắp bảo vệ tuýp thuốc, sau đó bóp nhẹ để đẩy một ít gel Pathom lên đầu Cannula;
  • Tiến hành đưa toàn bộ Cannula vào trực tràng người bệnh, sau đó bóp mạnh để đẩy hết lượng thuốc Sathom trong ống vào trực tràng bệnh nhân;
  • Trong khi rút Canule ra khỏi trực tràng của bệnh nhân nhưng vẫn duy trì động tác bóp giữ tuýp thuốc.

Liều lượng sử dụng thuốc Sathom: Bơm 1 tuýp thuốc Sathom mỗi ngày, thời điểm sử dụng nên trước thời điểm bệnh nhân muốn đại tiện khoảng 5 - 20 phút.

Bệnh nhân cần sử dụng thuốc Sathom với liều lượng chính xác theo khuyến cáo của nhà sản xuất in trên bao bì hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm. Một số trường hợp dùng thuốc Sathom theo chỉ định bác sĩ hoặc dược sĩ thì tuân thủ theo hướng dẫn, không được tự ý tăng giảm liều dùng hoặc tự ý thay đổi cách sử dụng thuốc Sathom khi chưa có ý kiến bác sĩ.

4. Tác dụng phụ của thuốc Pathom

Một số bệnh nhân sử dụng thuốc Sathom kéo dài có thể xuất hiện cảm giác rát bỏng tại chỗ. Bên cạnh đó, một số trường hợp rất hiếm gặp có thể bị viêm đại tràng xung huyết liên quan đến việc dùng Pathom.

Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) của thuốc Sathom sẽ mất đi khi bệnh nhân ngưng dùng thuốc. Trường hợp xảy ra những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Sathom, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn, thăm khám và xử trí phù hợp.

5. Một số lưu ý khi dùng thuốc Pathom

Việc sử dụng thuốc Sathom cần hạn chế ở bệnh nhân đang trong đợt trĩ cấp, có biểu hiện rò hậu môn hoặc viêm đại tràng xung huyết.

Đồng thời người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Sathom ngay lập tức nếu có những biểu hiện kích ứng hoặc phản ứng quá mẫn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe