Pymealong thuộc nhóm thuốc tim mạch, dạng bào chế viên nén, đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên. Thuốc có chứa thành phần chính là Amlodipine hàm lượng 5mg. Trước khi sử dụng thuốc Pymealong, người bệnh nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ Pymealong là thuốc gì?
1. Chỉ định của thuốc Pymealong
Thuốc Pymealong được chỉ định trong trường hợp:
- Kiểm soát bệnh cao huyết áp vô căn;
- Điều trị các cơn đau thắt ngực ổn định;
- Điều trị cơn đau thắt ngực do co mạch.
2. Chống chỉ định của thuốc Pymealong
Người bệnh không dùng thuốc Pymealong nếu:
- Có tiền sử quá mẫn đã biết với Amlodipine, các dẫn xuất dihydropyridine hay với bất cứ thành phần, tá dược nào của thuốc.
- Phụ nữ đang có thai, cho con bú.
3. Liều lượng và cách dùng thuốc Pymealong
Liều lượng:
Đối với người lớn:
- Điều trị bệnh đau thắt ngực và cao huyết áp liều Pymealong khởi đầu thường là 5mg/ lần/ ngày.
- Có thể tăng cho đến liều Pymealong tối đa là 10mg tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
- Bệnh nhân suy gan liều Pymealong đề nghị thấp hơn.
- Không cần điều chỉnh liều Pymealong khi dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc ức chế men chuyển.
Cách sử dụng: Thuốc Pymealong sử dụng bằng đường uống. Người bệnh nên nuốt trọn vẹn viên thuốc Pymealong. Không nên nhai, bẻ hoặc nghiền nát thuốc vì có thể làm gia tăng tác dụng phụ khi sử dụng.
4. Tương tác thuốc Pymealong
Pymealong có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với:
- Thuốc kháng viêm không steroid;
- Estrogen;
- Thuốc kích thích thần kinh giao cảm.
Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Pymealong thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Pymealong phù hợp.
5. Tác dụng phụ của thuốc Pymealong
Pymealong được dung nạp tốt. Hoạt chất trong thuốc Pymealong có mức độ an toàn cao và ít xảy các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, dùng thuốc Pymealong với liều cao hay kéo dài, có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như:
- Nhức đầu;
- Phù nề;
- Mệt mỏi;
- Buồn nôn;
- Chóng mặt;
- Đánh trống ngực;
- Nhức;
- Suy nhược;
- Vọp bẻ.
Những phản ứng phụ của thuốc Pymealong còn đang được phân tích và theo dõi ở các bệnh nhân cùng kết quả thí nghiệm. Không thể khẳng định trên đây là tất cả ảnh hưởng của thuốc Pymealong. Tuy nhiên, dựa vào đó mà người bệnh có thể phòng ngừa tránh được những ảnh hưởng nguy hiểm do phản ứng phụ gây ra.
Người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc Pymealong ngay khi phát hiện những tác dụng phụ trên hoặc các triệu chứng bất thường khác. Đồng thời nhanh chóng thông báo với bác sĩ điều trị hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
6. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Pymealong
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho những người bệnh có tiền sử mắc bệnh: Hẹp động mạch chủ, suy gan và suy tim sung huyết.
- Pymealong không qua được màng thẩm phân.
- Trong trường hợp quên liều thuốc Pymealong thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Pymealong đã quên và sử dụng liều mới.
- Khi sử dụng thuốc Pymealong quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
- Bảo quản Pymealong nơi khô, mát và tránh ánh sáng.
- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Pymealong cho người làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc.
- Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Pymealong có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.
Trên đây là toàn bộ thông tin để giải đáp thắc mắc “Pymealong là thuốc gì?”. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Pymealong điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.