Pancrezym thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá được bào chế ở dạng viên nén. Thành phần chính của thuốc Pancrezym là acid ursodeoxycholic được chỉ định trong cải thiện chức năng viêm gan mãn tính.
1. Cơ chế tác dụng của thuốc Pancrezym
Thành phần chính của thuốc Pancrezym là Ursodeoxycholic, một muối mật tự nhiên có hàm lượng thấp trong cơ thể (nó khác với các nuỗi mật nội sinh khác). Ursodeoxycholic rất ái nước và không có tác dụng tẩy rửa. Nó có tác dụng lên chu trình gan ruột của acid mật nội sinh, giúp tăng tiết dịch mật, giảm hấp thu các dịch mật bằng cách ức chế tái hấp thu chủ động tại ruột. Từ đó làm giảm nồng độ các acid mật nội sinh trong máu.
Sử dụng thuốc Pancrezym là một trong những biện pháp điều trị sỏi mật có bản chất cholesterol bằng cách giúp làm giảm nồng độ chất này trong dịch mật với sự kết hợp của nhiều cơ chế khác nhau như: Giảm tái hấp thu cholesterol, tăng chuyển hoá cholesterol ở gan...
2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Pancrezym
Pancrezym thuốc biệt dược được chỉ định trong điều trị cải thiện chức năng gan ở người mắc bệnh viêm gan mãn tính. Thuốc Pancrezym còn giúp bảo vệ và phục hồi tế bào gan trước và sau uống rượu. Ngoài ra, thuốc Pancrezym còn hỗ trợ điều trị khó tiêu, chán ăn ở trường hợp bị rối loạn đường ruột hoặc hỗ trợ điều trị sỏi mật cholesterol, viêm túi mật, viêm đường dẫn mật.
Tuy nhiên, Pancrezym chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, người mắc bệnh tắc nghẽn ống mật, phụ nữ đang mang thai
3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Pancrezym
Thuốc Pancrezym được sử dụng sau bữa ăn. Nên sử dụng thuốc vào buổi tối hoặc chia thành 2 lần sáng và tối.
Đối với điều trị sỏi túi mật cholesterol: Sử dụng thuốc Pancrezym với liều lượng từ 5 đến 10mg/ kg/ ngày. Liều trung bình khuyến nghị cho đối tượng này khoảng 7.5mg/ kg/ ngày cho người có thể trạng bình thường. Nhưng những người mắc béo phì thì liều lượng Pancrezym khuyên sử dụng là 10mg/kg/ngày.
Thời gian điều trị với thuốc Pancrezym thông thường là 6 tháng. Nhưng nếu sỏi có kích thước lớn hơn 1cm thì cần diều trị kéo dài tới 1 năm
Đối với điều trị gan mật cấp tính áp dụng liều từ 13 đến 15mg/kg/ngày. Bắt đầu với liều Pancrezym là 200mg/ngày và sau đó tăng lên dần với liều điều trị tối đa. Thời gian điều trị khoảng từ 4 đến 8 tuần
Đối với điều trị gan mật mắc phải do bệnh nhầy nhớt, liều điều trị tối đa Pancrezym là 20mg/kg/ngày.
Cần lưu ý: Liều điều trị Pancrezym khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Pancrezym, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
4. Xử trí quên liều và quá liều thuốc Pancrezym
Nếu quên liều Pancrezym hãy sử dụng khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều Pancrezym quên và liều tiếp theo quá gần nhau thì hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều Pancrezym, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. Để khắc phục tình trạng bỏ lỡ liều thuốc Pancrezym, người bệnh có thể thực hiện đặt chuông báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở.
Trong trường hợp vô tình sử dụng thuốc Pancrezym quá liều so với quy định và xuất hiện một số dấu hiệu không mong muốn, người thân cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
5. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Pancrezym
Thuốc Pancrezym có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp tác dụng phụ của thuốc Pancrezym có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Một số tác dụng phụ thường gặp do Pancrezym gây ra bao gồm: Buồn nôn và nôn, đau đầu, tiêu chảy, ngứa ngáy... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Pancrezym. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Pancrezym có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.
Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Pancrezym có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Pancrezym hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Kích ứng màng nhầy ruột, mề đay, ứ mật,... người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Pancrezym và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ y tế ngay lập tức.
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Pancrezym:
- Đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc Pancrezym. Người bệnh cần được tư vấn sử dụng thuốc Pancrezym từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.
- Thuốc Pancrezym có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc Pancrezym người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thực phẩm chức năng hay thảo dược,...
- Thận trọng khi sử dụng thuốc Pancrezym cho các đối tượng có rối loạn chức năng gan.
Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Pancrezym, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.