Omaza là dạng thuốc tiêm, được chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh lý trào ngược thực quản, điều trị loét dạ dày, tá tràng hay hội chứng Zollinger- Ellison. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng khi sử dụng Omaza, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về công dụng thuốc Omaza trong bài viết sau đây.
1. Thuốc Omaza công dụng là gì?
1.1. Thuốc Omaza là thuốc gì?
Thuốc Omaza có thành phần chính là Omeprazol 40mg và tá dược vừa đủ. Omaza là thuốc dùng kê đơn, được bào chế dạng bột đông khô pha tiêm tĩnh mạch, đóng gói dạng hộp có 1 lọ 10ml. Thuốc Omaza là sản phẩm của THE ACME LABORATORIES LTD sản xuất. Địa chỉ: Dhulivita, Dhamrai, Dhaka, Bangladesh. Có số đăng ký VN-19437-15, The Acme Laboratories Ltd. – Bangladesh
1.2. Thuốc Omaza có tác dụng gì?
Thuốc Omaza có công dụng được dùng trong điều trị:
- Các bệnh lý về trào ngược thực quản.
- Loét tá tràng và dạ dày nhẹ bao gồm biến chứng do dùng thuốc kháng viêm phi steroid (NSAID).
- Hội chứng Zollinger- Ellison (tình trạng bệnh lý gây ra do sự hình thành một, hoặc nhiều khối u ở tụy và tá tràng, chúng tiết ra một lượng lớn các hormone gastrin làm kích thích dạ dày sản xuất quá nhiều axit nên dẫn tới loét dạ dày, tá tràng) và các bệnh lý về tăng tiết dịch vị khác.
2. Cách sử dụng của Omaza
2.1. Cách dùng thuốc Omaza
Thuốc Omaza dùng tiêm tĩnh mạch:
- Rút hết 10ml nước pha tiêm trong lọ nước cất pha tiêm và bơm toàn bộ vào lọ thuốc bột, lắc thật kĩ tạo thành dung dịch có chứa xấp xỉ 4mg Omeprazol trên ml.
- Sau khi pha, dung dịch tiêm nên dùng trong vòng 04 giờ, tính từ thời điểm pha nếu bảo quản trong nhiệt độ phòng, ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
Cách tiêm: Khi tiêm cần tiêm từ từ, thời gian ngắn nhất là 2,5 phút và với tốc độ tối đa là 4ml mỗi phút.
2.2. Liều dùng của thuốc Omaza
- Loét dạ dày, loét tá tràng và trào ngược dạ dày: Uống 40mg/ lần/ ngày, cho tới khi có thể dùng đường uống.
- Hội chứng Zollinger-Ellison và các bệnh lý tăng tiết dịch khác: Ban đầu 80mg, sau đó tăng lên 160mg, nếu nhu cầu kiểm soát acid tăng nhanh. Dùng cho tới khi có thể dùng đường uống.
2.3 Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng Omaza trong trường hợp người bệnh bị mẫn cảm với thuốc Omeprazol, hoặc là các dẫn xuất của benzimidazol.
Xử lý khi quên liều:
- Thông thường các Omaza có thể dùng trong khoảng 1 đến 2 giờ so với quy định của đơn thuốc. Trừ khi là có các quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể dùng thuốc sau vài tiếng sau khi phát hiện quên. Nhưng nếu thời gian quá xa thời điểm cần dùng thì không nên dùng bù vì có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Người bệnh cần tuân theo đúng, hoặc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi quyết định.
Xử trí khi quá liều:
- Chưa có dữ liệu về quá liều thuốc Omaza ở người. Liều dùng tiêm tĩnh mạch 1 lần là 80mg, liều để tiêm tĩnh mạch một ngày tới 200mg, và liều 520mg tiêm tĩnh mạch trong thời gian là 3 ngày vẫn được dung nạp tốt. Do omeprazol gắn mạnh vào protein huyết tương, phương pháp thẩm tách không loại được thuốc. Trong trường hợp quá liều với các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm độc, ngoài việc điều trị triệu chứng và hỗ trợ, không có khuyến cáo điều trị cụ thể có thể được thực hiện.
3. Lưu ý khi dùng thuốc Omaza
- Trước khi cho người bệnh bị loét dạ dày dùng thuốc omeprazol, cần phải loại trừ khả năng bị ác tính (thuốc có thể che lấp các triệu chứng và do đó làm muộn chẩn đoán).
- Nên tiêm thuốc Omaza vào tĩnh mạch cho người bệnh bị bệnh nặng và người có nhiều ổ loét, để phòng ngừa chảy máu ổ loét do stress. Phải tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất là 3 phút, và tốc độ tối đa là 4 ml trên phút. Liều 40mg khi tiêm tĩnh mạch sẽ làm giảm được ngay lượng acid hydroclorid (HCL) trong dạ dày trong vòng 24 giờ.
- Dung dịch dùng tiêm tĩnh mạch sau khi được pha phải được dùng trong vòng 04 giờ. Không được tiêm, nếu dung dịch đã bị đổi màu do bị oxy hóa, hoặc dung dịch có cặn tủa.
- Thuốc Omeprazol 40mg dùng tiêm tĩnh mạch, chỉ nên dùng khi đường dùng bằng viên uống không thích hợp. Có thể dùng đường bằng tiêm tĩnh mạch trong 7 ngày. Và chuyển sang bằng đường dùng uống thuốc omeprazol ngay khi có thể thay cho đường tiêm tĩnh mạch.
- Ở những người bệnh bị suy gan nặng, trong quá trình điều trị với thuốc omeprazol cần phải thường xuyên theo dõi men gan và đặc biệt khi phải sử dụng lâu dài. Trong trường hợp men gan tăng, người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc.
- Giống như tất cả các chất ức chế bơm proton, Omaza có thể làm tăng lượng vi khuẩn trong đường tiêu hoá trên. Điều trị với omeprazol có thể dẫn đến nguy cơ tăng nhẹ nhiễm trùng đường tiêu hóa gây ra bởi các vi khuẩn như Salmonella và Campylobacter.
- Phụ nữ đang mang thai: Tuy trên thực nghiệm không thấy thuốc omeprazol có khả năng gây dị dạng hay độc với bào thai, nhưng vẫn không nên dùng cho người mang thai, nhất là ở 3 tháng đầu.
- Thời kỳ đang cho con bú: Người bệnh không nên dùng thuốc omeprazol. Cho đến nay, chưa tài liệu nghiên cứu nào có kết luận cụ thể về vấn đề này.
- Các phản ứng phụ của thuốc Omaza như chóng mặt hay buồn ngủ và rối loạn thị giác có thể xảy ra. Người bệnh đang dùng thuốc không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.
4. Tác dụng phụ của thuốc Omaza
Ở liều điều trị, thuốc Omaza được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Omaza, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:
Thường gặp, ADR hơn 1 trên 100:
- Toàn thân: Nhức đầu hoặc buồn ngủ và chóng mặt.
- Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón và chướng bụng.
Ít gặp, 1 trên 1 000 ít hơn ADR ít hơn 1 trên 100:
- Thần kinh: Mất ngủ và rối loạn cảm giác và mệt mỏi.
- Da: Mày đay, ngứa và nổi ban.
- Gan: Tăng transaminase nhất thời.
Hiếm gặp, ADR ít hơn 1/1 000:
- Toàn thân: Đổ mồ hôi và phù ngoại biên hoặc quá mẫn bao gồm phù mạch và sốc phản vệ.
- Huyết học: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và giảm toàn bộ các dòng tế bào máu, mất bạch cầu hạt và thiếu máu tán huyết tự miễn.
- Thần kinh: Lú lẫn có hồi phục hay kích động, trầm cảm và ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt ở người bệnh nặng hoặc rối loạn thính giác.
- Nội tiết: Vú to ở đàn ông.
- Tiêu hóa: Viêm dạ dày, hoặc nhiễm nấm Candida và khô miệng.
- Gan: Viêm gan kèm vàng da hoặc không vàng da, bệnh não – gan ở người suy gan.
- Hô hấp: Co thắt phế quản.
- Cơ – xương: Đau khớp, đau cơ.
- Tiết niệu, sinh dục: Viêm thận kẽ.
Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Omaza và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
5. Tương tác thuốc Omaza
- Thuốc Omeprazol không có tương tác quan trọng trên lâm sàng khi được dùng cùng với thức ăn và rượu, amoxicilin hoặc bacampicillin, cafein, lidocain, quinidin, theophylin. Thuốc cũng không bị ảnh hưởng do dùng đồng thời metoclopramid.
- Omeprazole là thuốc có thể làm tăng nồng độ cyclosporin trong máu.
- Thuốc Omeprazol làm tăng tác dụng của kháng sinh tiệt trừ Helicobacter pylori.
- Omeprazole là thuốc ức chế chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzym cytochrom P450 của gan, và nó có thể làm tăng nồng độ diazepam, phenytoin và warfarin trong máu. Sự giảm chuyển hóa của diazepam làm cho tác dụng của thuốc kéo dài hơn. Với liều 40 mg trên ngày, omeprazol ức chế chuyển hóa của phenytoin và làm tăng nồng độ của phenytoin trong máu, nhưng liều omeprazole 20 mg trên ngày lại có tương tác yếu hơn nhiều. Omeprazol làm ức chế chuyển hóa của warfarin, nhưng lại ít làm thay đổi thời gian chảy máu.
- Omeprazol có thể làm tăng tác dụng chống đông máu của dicoumarol.
- Thuốc Omeprazol làm giảm chuyển hóa của nifedipin ít nhất là 20% , và có thể làm tăng tác dụng của nifedipin.
- Clarithromycin ức chế chuyển hóa của omeprazol và làm cho nồng độ omeprazol tăng cao gấp đôi.
Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Omaza thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Omaza phù hợp.
6. Cách bảo quản thuốc Omaza
- Giữ thuốc thuốc Omaza ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng trực tiếp. Sau khi pha, dung dịch tiêm nên được sử dụng trong vòng 04 giờ, và tính từ thời điểm pha nếu bảo quản trong nhiệt độ phòng, ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
- Thời gian bảo quản thuốc Omaza là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong gia đình.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Omaza, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Omaza điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.