Thuốc Mipaxol là một thuốc có tác dụng trong điều trị triệu chứng bệnh Parkinson và hội chứng tay chân không yên. Thuốc được chứng minh có hiệu quả trên lâm sàng khi điều trị chứng bệnh này. Để hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng cùng tham khảo bài viết dưới đây.
1. Thuốc Mipaxol có tác dụng gì?
Thuốc Mipaxol 0.7 có thành phần chính là Pramipexol (dưới dạng Pramipexol dihydroclorid monohydrat) 0,7mg và Mipaxol 0.18 có thành phần Pramipexol (dưới dạng Pramipexol dihydroclorid monohydrat) 0.18mg. Thuốc được bào chế dạng viên nén.
Pramipexole là một chất chủ vận dopamine liên kết chọn lọc và đặc hiệu cao với các thụ thể dopamine D2 và cũng có ái lực với thụ thể D3. Pramipexole làm giảm bớt sự thiếu hụt vận động trong bệnh Parkinson bằng cách kích thích các thụ thể dopamine trong khối.
Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong hội chứng chân không yên, nhưng cơ chế vẫn chưa được biết rõ. Bằng chứng thần kinh cho thấy sự tham gia của hệ thống dopaminergic chính.
Hiệu quả lâm sàng và an toàn trong bệnh Parkinson được nghiên cứu ở bệnh nhân dùng pramipexole giúp làm giảm bớt các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson vô căn. Hiệu quả của pramipexole ở người mắc bệnh chân tay không yên từ trung bình đến rất nặng. Thuốc có tác dụng làm giảm đáng kể số lượng chuyển động chân tay định kỳ trong thời gian trên giường.
2. Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Mipaxol 0.7 và Mipaxol 0.18
Chỉ định:
Thuốc Mipaxol được chỉ định dùng trong trường hợp sau:
- Điều trị các dấu hiệu của bệnh Parkinson vô căn, dùng đơn trị liệu hoặc có thể kết hợp với levodopa.
- Điều trị triệu chứng của hội chứng chân không yên vô căn từ mức độ vừa đến nặng.
Chống chỉ định:
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc Mipaxol
3. Liều lượng và cách dùng thuốc Mipaxol
3.1 Cách dùng
Dùng thuốc bằng đường uống. Có thể dùng bất kỳ lúc nào, lúc đói hoặc no đều được. Nhưng cần dùng thuốc ở một khoảng thời gian nhất định.
3.2 Liều dùng
Điều trị Parkinson:
Điều trị khởi đầu:
- Tuần 1: Uống với liêuc 1,5 viên 0.18 mỗi ngày.
- Tuần 2: Uống 3 viên Mipaxol 0.18 hoặc 3⁄4 viên Mipaxol 0.7 mỗi ngày.
- Tuần 3: Uống 6 viên Mipaxol 0.18 hoặc 1,5 Mipaxol 0.7.
- Những tuần sau đó, liều có thể tăng thêm 3 viên 0.18 hoặc 3⁄4 viên 0.7 mỗi tuần cho đến đến liều tối đa là 18 viên 0.18 hoặc 4,5 viên 0.7.
Điều trị duy trì: Uống từ Mipaxol 1,5 viên 0.18 đến tối đa 18 viên 0.18 hoặc 4,5 viên 0.7. Hiệu quả thường đạt được bắt đầu từ liều 6 viên 0.18 hoặc 1,5 viên 0.7.
Khi muốn ngừng điều trị: Ngừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến xuất hiện hội chứng an thần kinh ác tính. Khi muốn dừng điều trị cần giảm liều pramipexole từ từ đến khi liều hàng ngày đạt 3 viên 0.18 hoặc 3⁄4 viên 0.7. Sau đó, cần giảm liều xuống 1,5 viên 0.18.
Liều dùng đối với bệnh nhân suy thận:
- Khi độ thanh thải creatinin từ 20 – 50 ml/phút, khởi đầu 1⁄2 viên 0.18 x 2 lần/ngày, tối đa là 9 viên Mipaxol 0.18 hoặc 2 1⁄4 viên Mipaxol 0.7.
- Độ thanh thải creatinin < 20 ml/phút, khởi đầu 1⁄2 viên Mipaxol 0.18, tối đa 6 viên Mipaxol 0.18 hoặc 1,5 viên 0.7.
Suy gan: Điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan là không cần thiết, vì khoảng 90% hoạt chất hấp thu được bài tiết qua thận. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiềm tàng của suy gan đối với dược động học pramipexole chưa được nghiên cứu. Nên chú ý theo dõi khi dùng cho bệnh nhân suy gan.
Trẻ em: Sự an toàn và hiệu quả của hoạt chất pramipexole ở trẻ em dưới 18 tuổi chưa được thiết lập. Không có chỉ định sử dụng pramipexole cho trẻ em.
Điều trị hội chứng chân không yên:
- Khởi đầu 1⁄2 viên Mipaxol 0.18 x 1 lần/ngày, dùng 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ, sau đó có thể tăng liều mỗi 4 – 7 ngày đến tối đa 3 viên Mipaxol 0.18 hoặc 3⁄4 viên Mipaxol 0.7.
- Cần đánh giá đáp ứng của bệnh nhân sau mỗi ba tháng điều trị và cân nhắc việc có tiếp tục dùng thuốc hay không.
- Ngừng điều trị: Không cần phải giảm liều từ từ.
4. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Mipaxol
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Mipaxol bảo gồm:
- Rất thường gặp: Chóng mặt, rối loạn vận động, gây ra buồn ngủ, buồn nôn.
- Thường gặp: Có giấc mơ bất thường, lú lẫn, ảo giác, mất ngủ; nhức đầu; nguy cơ gây suy giảm thị lực kể cả chứng song thị, nhìn mờ và giảm thị lực; hạ huyết áp; táo bón, buồn nôn; mệt mỏi.
Khi dùng thuốc nếu bạn gặp phải những tác dụng phụ của thuốc, hãy nói với bác sĩ để được tư vấn và điều trị khi cần.
5. Lưu ý khi dùng thuốc Mipaxol
- Đây là thuốc kê đơn cần dùng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Không tự ý dùng thuốc hay thầy đổi liều dùng của thuốc.
- Bệnh nhân bị bệnh tim mạch nặng, có tình trạng rối loạn tâm thần (chỉ điều trị nếu như lợi ích cao hơn nguy cơ), bệnh Parkinson (nếu xảy ra rối loạn vận động khi bắt đầu chỉnh liều thì nên giảm liều điều trị;
- Khi dùng thuốc nếu có biểu hiện hưng cảm và mê sảng tiến triển, hoặc buồn ngủ, ngủ gật, tiến triển rối loạn kiểm soát xung lực nên giảm liều hay ngưng thuốc từ từ.
- Phụ nữ có thai bằng cho con bú: chỉ nên dùng nếu lợi ích cao hơn nguy cơ. Đối với phụ nữ cho con bú không nên dùng, nhưng nếu bắt buộc phải dùng thuốc, nên ngừng cho con bú.
- Kiểm tra mắt của người khi có bất thường thị lực.
- Khi sử dụng thuốc tránh dùng cùng các loại thuốc an thần, rượu và alcohol.
- Hội chứng an thần kinh ác tính đã được ghi nhận khi ngừng đột ngột liệu pháp. Nên chỉnh liều dùng từ từ giảm dần.
- Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc pramipexole có thể xuất hiện buồn ngủ hay ngủ gật bạn cần hạn chế lái xe hoặc vận hành máy móc.
- Bảo quản: Nên để thuốc ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh xa tầm tay trẻ em và những nơi vui chơi của trẻ. Không dùng khi quá hạn sử dụng và thuốc có dấu hiệu hư hỏng như thấy đổi màu sắc...
Hy vọng thông qua những thông tin trên về thuốc bạn có thể hiểu rõ hơn về thuốc Mipaxol 0.7 và Mipaxol 0.18 có công dụng, cách dùng và chú ý gì khi dùng thuốc. Đây là thuốc kê đơn nên được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ và nếu có bất thường bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.