Công dụng thuốc Metoxa

Thuốc Metoxa có tác dụng điều trị các vấn đề về tai, mũi, họng. Metoxa thuốc nhỏ tai có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Thuốc được sử dụng phổ biến ở nhiều đối tượng vì dễ sử dụng và ít tác dụng phụ.

1. Thuốc Metoxa là thuốc gì?

Thuốc Metoxa được điều chế ở dạng dung dịch nhỏ tai. Thành phần chính có trong thuốc là Rifamycin natri 2.6 %. Thuốc Metoxa có tác dụng điều trị nhiễm trùng ở tai (trong viêm tai mạn tính), thông khí màng nhĩ,... Quy cách đóng gói của thuốc gồm có 1 lọ/hộp, với thể tích 10 ml.

2. Công dụng của thuốc Metoxa sau khi dùng

3. Không sử dụng thuốc Metoxa cho các đối tượng nào?

Tuyệt đối không được chỉ định thuốc Metoxa cho người mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.

4. Cách dùng và liều lượng thuốc Metoxa nhỏ tai

  • Đối với người lớn: Nhỏ 5 giọt mỗi lần dùng thuốc, ngày dùng 2 lần (sáng, tối).
  • Đối với trẻ em: Nhỏ 3 giọt mỗi lần dùng thuốc, ngày dùng 2 lần (sáng, tối).

Khi dùng thuốc không nên bóp quá mạnh làm cho lượng thuốc vào tai quá nhiều. Trước khi nhỏ thuốc Metoxa nên để nhiệt độ của thuốc cân bằng với nhiệt độ cơ thể bằng cách giữ chai thuốc trong lòng bàn tay vài phút. Sau khi nhỏ thuốc nên kéo nhẹ vành tai để thuốc có thể chảy sâu vào trong ống tai. Giữ nguyên tư thế đứng đầu trong vòng 5 phút để thuốc không bị chảy ra ngoài. Khi sử dụng xong nên đậy nắp kín lọ thuốc. Sau khi kết thúc quá trình điều trị với thuốc Metoxa cần vứt bỏ lượng thuốc còn lại, không lưu trữ để sử dụng cho các lần tiếp theo. Thuốc có thể làm vấy màu vải, do đó nên hạn chế để thuốc tiếp xúc với quần áo.

5. Một số điều cần thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc Metoxa

  • Việc sử dụng thêm các thuốc kháng sinh tại chỗ sẽ làm cho cơ thể tăng khả năng mẫn cảm với các thành phần của thuốc này.
  • Nếu bệnh nhân xuất hiện các phản ứng dị ứng, phát ban trên cơ thể thì cần ngưng điều trị với thuốc, đồng thời liên hệ với bác sĩ để có biện pháp xử trí.
  • Nhiều bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng cùng lúc thuốc Metoxa với các loại thuốc nhỏ khác.
  • Khi tiến hành nhỏ thuốc vào trong tai cần hạn chế để đầu thuốc tiếp xúc với da tay hoặc lỗ tai.
  • Sau 10 ngày điều trị với Metoxa nhỏ tai mà tình trạng bệnh của bạn không có tiến triển hoặc trở nên nặng hơn cần liên hệ với bác sĩ để được đánh giá lại các triệu chứng và thay đổi liều lượng hoặc phương pháp.
  • Trong thành phần của thuốc có chứa nipagin, hoạt chất này có thể gây ra phản ứng dị ứng muộn.
  • Trong trường hợp bạn bỏ quên một liều Metoxa thuốc nhỏ tai, nên uống bổ sung thuốc ngay sau khi nhớ ra. Nếu thời điểm uống bù quá gần với thời điểm sử dụng liều tiếp theo, bạn cần bỏ liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc như bình thường.
  • Không được sử dụng thuốc Metoxa cho người đang mang thai hoặc đang trong quá trình cho con bú, do chưa có tài liệu nào chứng minh về mức độ an toàn của thuốc dành cho nhóm đối tượng này.
  • Cho tới hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu về sự tương tác của thuốc Metoxa với các thuốc khác. Tuy nhiên trước khi kê đơn thuốc người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ danh sách các loại thuốc và sản phẩm chức năng đang sử dụng để tránh xảy ra tình trạng tương tác thuốc.

6. Các tác dụng phụ của thuốc Metoxa

Thuốc Metoxa có thể làm nhuộm hồng khi soi tai.

7. Hướng dẫn bảo quản thuốc Metoxa

Nên bảo quản thuốc Metoxa ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không lưu trữ hoặc bảo quản ở trong nhà tắm, nhà vệ sinh do những nơi này có độ ẩm không khí rất cao, có thể ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Không để Metoxa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Thuốc Metoxa có tác dụng điều trị các vấn đề về tai, mũi, họng. Metoxa thuốc nhỏ tai có thể sử dụng cho nhiều đối tượng, ít tác dụng phụ, dễ sử dụng do đó thuốc được sử dụng rộng rãi. Bạn có thể tìm mua Metoxa ở bất kỳ cửa hàng thuốc nào trên toàn quốc. Tuy nhiên để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng trước khi dùng thuốc bạn nên nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin về thuốc cũng như trao đổi với bác sĩ về những lợi ích và tác hại mà Metoxa mang lại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe