Công dụng thuốc Maxxenvir 0.5

Thuốc Maxxenvir 0.5 là thuốc kê đơn, khi sử dụng cần có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Maxxenvir 0.5. Vậy thuốc Maxxenvir 0.5 là thuốc gì và có công dụng như thế nào?

1. Thuốc Maxxenvir 0.5 là thuốc gì?

Thuốc Maxxenvir 0.5 được biết đến là một trong những công trình nghiên cứu thành công nhất của Công ty Cổ phần Dược phẩm Ampharco U.S.A - Việt Nam. Thuốc Maxxenvir 0.5 có thành phần hoạt chất chính là Entecavir với hàm lượng 0,5mg, thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm.

2. Maxxenvir 0.5 công dụng là gì?

Thuốc Maxxenvir 0.5 được chỉ định sử dụng trong điều trị nhiễm virus viêm gan B mạn tính ở người lớn có bằng chứng về hoạt động sao chép của virus và/hoặc có sự tăng cao, kéo dài các aminotransferase trong huyết thanh (hay còn gọi là ALT, AST) hoặc bệnh nhân có bệnh dạng hoạt động về mô. Thuốc Maxxenvir 0.5 là thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

3. Chống chỉ định của thuốc Maxxenvir 0.5

Thuốc Maxxenvir 0.5 chống chỉ định sử dụng sử dụng trong trường hợp bệnh nhân quá mẫn với hoạt chất Entecavir hoặc quá mẫn với các thành phần tá dược khác có trong thuốc Maxxenvir 0.5.

4. Cách dùng - liều dùng của thuốc Maxxenvir 0.5

Thuốc Maxxenvir 0.5 được bào chế ở dạng viên nang mềm, thuốc được dùng theo đường uống với một lượng nước lọc (nước ấm) vừa đủ. Lưu ý bệnh nhân không cắn vỡ, nhai, nghiền nát mà phải uống nguyên cả viên thuốc Maxxenvir 0.5. Thuốc Maxxenvir 0.5 được dùng khi bụng đói (ít nhất là 2 giờ sau khi ăn và 2 giờ trước bữa ăn kế tiếp).

  • Liều khuyến cáo của thuốc Maxxenvir 0.5 cho người lớn và trẻ vị thành niên từ 16 tuổi trở lên bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính và chưa dùng nucleosid là: 0,5 mg x 1 lần/ngày.
  • Liều khuyến cáo của thuốc Maxxenvir 0.5 cho người lớn và trẻ vị thành niên (16 tuổi) có tiền sử nhiễm virus viêm gan B huyết khi dùng lamivudin hoặc có tình trạng đột biến kháng thuốc lamivudin dùng liều 1 mg x 1 lần/ngày;
  • Bệnh nhân thẩm tách máu: dùng thuốc Maxxenvir 0.5 sau lọc máu hoặc thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú (CAPD);
  • Suy gan: Không cần phải điều chỉnh liều thuốc Maxxenvir 0.5 với bệnh nhân bị suy gan.

Liều dùng thuốc Maxxenvir 0.5 trên chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân vẫn nên hỏi bác sĩ để đảm bảo liều dùng, không tự ý thay đổi liều dùng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Maxxenvir 0.5

  • Nhiễm acid lactic, gan to nhiễm mỡ trầm trọng, thậm chí tử vong đã được báo cáo khi sử dụng các chất tương tự nucleosid đơn lẻ hay phối hợp với các thuốc kháng retrovirus. Đã có báo cáo về trường hợp viêm gan B cấp tính trở nên trầm trọng ở bệnh nhân đã ngưng liệu pháp chống viêm gan B, kể cả bệnh nhân điều trị với Entecavir. Bệnh nhân nên tiếp tục theo dõi chặt chẽ chức năng gan trên cả lâm sàng và thử nghiệm trong ít nhất vài tháng ở những bệnh nhân đã ngừng liệu pháp chống viêm gan B.
  • Việc điều chỉnh liều thuốc Maxxenvir 0.5 được khuyến cáo đối với các bệnh nhân có độ thanh lọc creatinin < 50ml/phút, kể cả các bệnh nhân thẩm tách máu hoặc được thẩm tách phúc mạc liên tục ngoại trú (CAPD).
  • Thuốc Maxxenvir 0.5 có thể cho hiệu quả nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ thể, cơ địa của từng người bệnh.
  • Chú ý hạn sử dụng của thuốc Maxxenvir 0.5, không được sử dụng thuốc nếu chế phẩm đã đổi màu bất thường hay quá hạn sử dụng.
  • Người sử dụng thuốc Maxxenvir 0.5 cần biết đến một số tác dụng phụ hay tương tác sản phẩm nếu có.

6. Sử dụng thuốc Maxxenvir 0.5 cho phụ nữ có thai, cho con bú

  • Đối với phụ nữ mang thai chưa có nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng thuốc Maxxenvir 0.5 trên đối tượng này, vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi có mong muốn sử dụng.
  • Đối với phụ nữ cho con bú: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu để đảm bảo về mặt lợi ích của thuốc Maxxenvir 0.5 nhiều hơn là nguy cơ.

7. Tác dụng phụ của thuốc Maxxenvir 0.5

  • Nhiễm axit lactic với các triệu chứng nhận biết gồm: Tê liệt hoặc lạnh ở bàn tay và chân, khó thở, đau cơ, yếu cơ, chóng mặt, mệt mỏi hoặc cảm thấy yếu ớt, đau dạ dày, buồn nôn và nôn, nhịp tim chậm và không đều;
  • Sốt nhẹ: 37,5 - 38 độ C;
  • Chán ăn, mất ngủ, nhức đầu
  • Nước tiểu sẫm màu, phân có màu đất sét, tiêu chảy.
  • Vàng da, phát ban.
  • Rụng tóc tạm thời;
  • Tăng nồng độ enzym gan có thể xảy ra làm trầm trọng thêm bệnh viêm gan sau khi ngưng điều trị với thuốc Maxxenvir 0.5.

8. Tương tác của thuốc Maxxenvir 0.5 với thuốc khác

  • Thuốc Maxxenvir 0.5 được thải trừ chủ yếu qua thận, việc dùng chung thuốc Maxxenvir 0.5 với các thuốc làm suy giảm chức năng thận hoặc cạnh tranh bài tiết chủ động với Entecavir ở ống thận có thể làm gia tăng nồng độ thuốc Maxxenvir 0.5 trong huyết thanh hoặc của các thuốc được dùng chung.
  • Việc dùng đồng thời thuốc Maxxenvir 0.5 với Lamivudin, Adefovir Dipivoxil hoặc Tenofovir không gây tương tác thuốc đáng kể. Hậu quả của việc dùng chung thuốc Maxxenvir 0.5 với các thuốc được đào thải qua thận hoặc được biết là có ảnh hưởng đến chức năng thận hiện chưa được đánh giá, do đó bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ về các tác động có hại của thuốc Maxxenvir 0.5 khi dùng chung với các thuốc loại này.
  • Thuốc Maxxenvir 0.5 còn có thể gây ra một số các loại tương tác khác với nước ép hoa quả.

9. Quên liều - quá liều Maxxenvir 0.5 và cách xử lý

Nếu quên uống một liều thuốc Maxxenvir 0.5 thì nên bổ sung ngay sau khi bệnh nhân nhớ ra. Nếu quên một liều thuốc Maxxenvir 0.5 quá lâu nhưng đã gần đến thời gian sử dụng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên, không sử dụng 2 liều Maxxenvir 0.5 cùng một lúc để bù cho liều đã quên.

Hiện không có điều trị cụ thể cho quá liều thuốc Maxxenvir 0.5, nếu quá liều nên ngừng dùng thuốc ngay và điều trị triệu chứng.

Thuốc Maxxenvir 0.5 có thành phần hoạt chất chính là Entecavir với hàm lượng 0,5mg, thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm. Thuốc Maxxenvir 0.5 được chỉ định sử dụng trong điều trị nhiễm virus viêm gan B mạn tính ở người lớn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe