Thuốc Liproin có thành phần dược chất chính là Lidocain với hàm lượng 25mg, Prilocain với hàm lượng 25mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc thuộc nhóm gây tê, gây mê.
1. Thuốc Liproin là thuốc gì?
Thuốc Liproin là thuốc gì? Thuốc Liproin có thành phần dược chất chính là Lidocain với hàm lượng 25mg, Prilocain với hàm lượng 25mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ trong 1g thuốc. Đây là loại thuốc thuộc nhóm gây tê, gây mê.
Thuốc Liproin được bào chế dưới dạng kem bôi da, thích hợp sử dụng khi bôi trực tiếp lên da.
1.1. Dược lực học của hoạt chất Lidocain
Dược chất Lidocain hydrochloride là thuốc gây tê có cấu trúc amid.
1.2. Dược động học của hoạt chất Lidocain
- Khả năng hấp thu: Lidocain được hấp thu được qua đường tiêu hóa nhưng bị chuyển hoá qua gan lần đầu lớn. Tiêm gây giãn mạch nơi tiêm, vì vậy nếu sử dụng gây tê thì thường phối hợp với chất co mạch để giảm hấp thu thuốc.
- Khả năng chuyển hóa: Thuốc chuyển hoá ở gan khoảng 70% bằng phản ứng alkyl hóa và hydroxyl hoá tạo ra 2 chất chuyển hoá quan trọng vẫn còn hoạt tính điều trị rối loạn nhịp tim.
- Khả năng thải trừ chủ yếu ra ngoài qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hoá.
1.3. Tác dụng của hoạt chất Lidocain
- Gây tê: Hoạt chất Lidocain vừa có tác dụng gây tê bề mặt nguyên nhân do thuốc thấm tốt qua niêm mạc vừa có tác dụng của Lidocain mạnh hơn so với Procain 3 - 4 lần và ít độc tính hơn. Tác dụng xuất hiện nhanh chóng và kéo dài hơn. Nguyên nhân là do thuốc gây giãn mạch tại vị trí tiêm nên thường phải phối hợp với các chất gây co mạch như Noradrenalin, Adrenalin để kéo dài tác dụng gây tê và giảm tác dụng không mong muốn của loại thuốc này.
- Đối với thần kinh vận động: tác dụng tương tự như Procain.
- Điều trị rối loạn nhịp: Tương tự như Quinidin, thuốc có tác dụng ổn định màng tế bào làm giảm tính tự động và rút ngắn thời kỳ trơ của tim. Khác với Quinidin là Lidocain không gây ra ảnh hưởng tới khả năng dẫn truyền nội tại của cơ tim, ít gây ra ảnh hưởng tới sức co bóp của cơ tim và mạch ngoại vi.
- Cơ chế tác dụng của hoạt chất Lidocain: thuốc gây tê làm giảm tính thấm của màng tế bào với ion Na+ do gắn vào mặt trong của màng tế bào. Dược chất có công dụng ngăn cản sự khử cực màng tế bào (ổn định màng) nên ngăn cản dẫn truyền xung động thần kinh, vì vậy có tác dụng gây tê.
2. Thuốc Liproin công dụng gì?
Thuốc Liproin công dụng gì? Thuốc Liproin có công dụng trong điều trị các bệnh lý cụ thể như sau:
- Gây tê bề mặt da trong luồn kim và làm các thủ thuật ngoại khoa nông;
- Gây tê bề mặt vết loét ở chân trước khi vệ sinh và tiến hành thủ thuật ngoại khoa nông, cụ thể như loại bỏ sợi huyết (fibrin), mủ và chất hoại tử.
- Gây tê bề mặt niêm mạc ở đường sinh dục.
3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Liproin
3.1. Cách dùng của thuốc Liproin
Thuốc Liproin được bào chế dưới dạng kem bôi da, thích hợp sử dụng khi bôi trực tiếp lên da.
3.2. Liều dùng của thuốc Ligroin
- Vệ sinh vết loét ở chân với khoảng 1 - 2g thuốc trên 10cm2. Đắp lớp kem dày lên bề mặt vết loét, nhưng không quá 10g mỗi lần sử dụng để thực hiện thủ thuật điều trị bệnh. Tình trạng loét trên da cần được chú ý che phủ bề mặt vết loét bằng một lớp băng dán kín. Ống thuốc đã mở nắp chỉ được sử dụng một lần, do vậy vứt bỏ phần kem thừa sau mỗi lần thực hiện thủ thuật điều trị. Thời gian đắp thuốc tối thiểu trong 30 phút.
- Đối với các vết loét ở chân khó thấm thuốc thì thời gian đắp thuốc có thể kéo dài đến 60 phút. Người bệnh nên chú ý bắt đầu vệ sinh vết loét trong thời gian là 10 phút sau khi lau sạch phần kem bôi.
Cần lưu ý: Liều dùng thuốc Liproin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần tuân theo liều sử dụng của bác sĩ và nhân viên y tế thực hiện trước khi gây tê. Tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh gây ra những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe.
4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Liproin
Bên cạnh các tác dụng của thuốc, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:
- Da: Phản ứng thoáng qua tại chỗ bôi thuốc như xanh tái, ửng đỏ và phù, cảm giác hơi nóng, ngứa ngáy hoặc ấm lúc ban đầu tại chỗ bôi thuốc.
- Các rối loạn toàn thân và tại chỗ bôi.
- Phản ứng dị ứng, trường hợp nặng nhất là phản ứng phản vệ.
Những thông tin như đã trình bày ở không phải toàn bộ tất cả những tác dụng ngoài ý muốn có thể gặp phải đối với loại thuốc này. Người dùng thuốc cũng có thể có nguy cơ xảy ra những tác dụng phụ khác mà không được liệt kê ở trên. Vì vậy, bạn cần chú ý theo dõi và thông báo cho bác sĩ điều trị để nhận được những tư vấn y tế về những tác dụng bất lợi trong quá trình điều trị bệnh với thuốc Liproin.
5. Tương tác của thuốc Liproin
Tương tác của thuốc Liproin có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:
- Tương tác của thuốc Liproin có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho bác sĩ điều trị thông tin về những loại thảo dược, thảo mộc hoặc thực phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, những loại thuốc được bác sĩ kê đơn hoặc thuốc không kê đơn mà bạn đang sử dụng nhằm hạn chế tối đa những tương tác thuốc bất lợi có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe.
- Tương tác của thuốc Liproin với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng loại thuốc này với các loại thực phẩm hoặc thức uống có chứa cồn như rượu, bia hay thuốc lá... Bởi vì trong các thành phần của những loại thực phẩm, đồ uống cũng có chứa các hoạt chất khác nên có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đối kháng hoặc làm tăng tác dụng hiệp đồng đối với loại thuốc này. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Liproin hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Liproin đồng thời cùng với các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn hay hút thuốc lá.
6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Liproin
Trong quá trình sử dụng thuốc Liproin, người bệnh cần đặc biệt lưu ý:
6.1. Chống chỉ định của thuốc Liproin
Không sử dụng thuốc Liproin trong các trường hợp cụ thể như sau:
- Người có cơ địa nhạy cảm hay quá mẫn cảm với thành phần hoạt chất Lidocain.
- Người mắc bệnh nhược cơ.
- Rối loạn dẫn truyền trong thất, phân ly nhĩ thất.
Trên đây là chống chỉ định tuyệt đối vậy nên trong mọi trường hợp không thể linh động. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị đã đưa ra về cách sử dụng và liều dùng của loại thuốc này.
6.2. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Liproin:
Thận trọng sử dụng thuốc Liproin trong những trường hợp sau đây:
- Người bệnh bị thiếu hụt men chuyển hóa glucose-6-phosphate dehydrogenase hoặc những người mắc hội chứng methaemoglobin huyết bẩm sinh hoặc vô căn dễ bị methaemoglobin máu do sử dụng thuốc.
- Thận trọng khi đắp thuốc Liproin gần vùng mắt. Nguyên nhân là do thuốc có thể gây ra tình trạng kích ứng mắt. Ngoài ra, việc mất phản xạ bảo vệ có thể gây ra tình trạng kích ứng giác mạc và trầy xước mắt. Nếu để thuốc Liproin tiếp xúc vào mắt, người dùng cần chủ động lập tức rửa mắt lại với nước hoặc dung dịch Natri clorid và bảo vệ mắt cho đến khi mắt có cảm giác trở lại.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc Liproin trên bề mặt vùng da bị viêm da dị ứng; nên giảm thời gian bôi thuốc khoảng 15 đến 30 phút). Bôi thuốc dài hơn 30 phút cho những người bị viêm da dị ứng có thể làm tăng tỷ lệ xảy ra các phản ứng mạch máu tại chỗ, đặc biệt là đỏ tại vùng bôi thuốc và trong một số trường hợp có thể nổi mẩn đỏ và ban xuất huyết.
- Nên bôi kem 30 phút trước khi cắt bỏ u mềm biểu mô đối với trẻ em bị viêm da dị ứng.
- Ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi thì tính an toàn và hiệu quả chỉ được nghiên cứu với trường hợp dùng đơn liều. Đối với trẻ em trong độ tuổi này thì nồng độ methaemoglobin tăng thoáng qua thường được ghi nhận cho đến 13 giờ sau khi bôi thuốc.
- Không nên sử dụng thuốc Liproin với màng nhĩ đã bị tổn thương hoặc các tình trạng khác mà thuốc có thể thấm vào tai giữa.
- Không nên dùng thuốc Liproin trên các vết thương hở.
- Không nên sử dụng thuốc Liproin trên niêm mạc sinh dục của trẻ em vì thiếu dữ liệu về sự hấp thu.
- Hoạt chất Lidocain trong thuốc Liproin và Prilocain có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus ở các nồng độ lớn hơn 0,5 - 2%. Vì lý do này, nên theo dõi kết quả tiêm trong da đối với các loại vaccine chứa vi khuẩn sống (như BCG).
- Kem thuốc Liproin chứa thành phần Macrogolglycerol hydroxystearat có thể gây ra phản ứng trên da.
- Đối với phụ nữ có thai: Nên thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
- Đối với phụ nữ cho con bú: Hoạt chất Lidocain và Prilocain được bài tiết vào sữa mẹ, nhưng ở các liều điều trị dường như không có nguy cơ ảnh hưởng trên trẻ.
Thuốc Liproin có thành phần dược chất chính là Lidocain với hàm lượng 25mg, Prilocain với hàm lượng 25mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ trong 1g thuốc. Đây là loại thuốc nhóm gây tê, gây mê. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị và hạn chế tối đa các tác dụng bất lợi thì bạn cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị bệnh.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.