Thuốc Lidogel 2% có thành phần chính là Lidocain hydroclorid 2%. Đây là loại thuốc gây tê, gây mê tại chỗ niêm mạc trước khi thăm khám, nội soi, đặt thiết bị kỹ thuật, hoặc tiến hành các thủ thuật khác và tác dụng giảm triệu chứng đau trong nhiều bệnh. Loại thuốc này được bào chế dưới dạng gel bôi niêm mạc.
1. Thuốc Lidogel 2% là thuốc gì?
Thuốc Lidogel 2% có thành phần chính là Lidocain hydroclorid 2%. Đây là loại thuốc gây tê, gây mê tại chỗ niêm mạc trước khi thăm khám, nội soi, đặt thiết bị kỹ thuật, hoặc tiến hành các thủ thuật khác và tác dụng giảm triệu chứng đau trong nhiều bệnh. Loại thuốc này được bào chế dưới dạng gel bôi niêm mạc.
1.1. Dược lực học của hoạt chất Lidocain
Hoạt chất chính Lidocaine hydrochloride là thuốc gây tê có cấu trúc amid.
1.2. Tác dụng của hoạt chất Lidocain
- Gây tê: Dược chất Lidocain vừa có tác dụng gây tê bề mặt nguyên nhân do thuốc thấm tốt qua niêm mạc, vừa có tác dụng của lidocain mạnh hơn Procain 3 - 4 lần và ít gây độc hơn. Tác dụng gây tê xuất hiện nhanh chóng và kéo dài hơn.
- Đối với thần kinh vận động: tác dụng tương tự như hoạt chất Procain.
- Điều trị loạn nhịp: tương tự như Quinidin, thuốc có tác dụng ổn định màng tế bào làm giảm tính tự động và rút ngắn thời kỳ trơ của tim. Khác với Quinidin là Lidocain không ảnh hưởng tới dẫn truyền nội tại của cơ tim, ít gây ra những ảnh hưởng tới sức co bóp của cơ tim và mạch ngoại vi.
- Cơ chế tác dụng của Lidocain: thuốc gây tê làm giảm tính thấm của màng tế bào với ion Na+ nguyên nhân do gắn vào mặt trong của màng tế bào, ngăn cản sự khử cực màng tế bào (hay tác dụng ổn định màng) nên ngăn cản dẫn truyền xung động thần kinh, vì vậy có tác dụng gây tê.
2. Thuốc Lidogel 2% công dụng gì?
Thuốc Lidogel 2% công dụng gì? Thuốc Lidogel 2% có công dụng trong điều trị các bệnh lý cụ thể như sau:
Chỉ định điều trị trong gây tê bề mặt và bôi trơn:
- Niệu đạo nam giới và nữ giới trong soi bàng quang, đặt catheter, thăm dò bằng ống thông và các thủ thuật khác ở vị trí niệu đạo.
- Khoang mũi và họng trong các thủ thuật nội soi như soi phế quản hay nội soi dạ dày.
- Trong soi trực tràng và hậu môn.
- Đặt ống nội khí quản.
Điều trị triệu chứng đau nguyên nhân do viêm bàng quang và viêm niệu đạo. Giảm đau sau khi làm thủ thuật cắt bao quy đầu ở trẻ em.
3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Lidogel 2%
3.1. Cách dùng của thuốc Lidogel 2%
- Rửa sạch vùng cần bôi thuốc Lidogel 2% với nước sạch, làm khô, sau đó bôi một lượng nhỏ thuốc và xoa lên bề mặt da nhẹ nhàng, đảm bảo thuốc phủ đều vùng da cần điều trị.
- Gây tê tại chỗ vùng niêm mạc mũi, miệng, họng, khí phế quản, thực quản và đường niệu sinh dục
- Bôi trực tiếp gel thuốc Lidogel 2% lên vùng da, niêm mạc cần sử dụng thuốc.
3.2. Liều dùng thuốc Lidogel 2%
- Liều sử dụng tối đa an toàn để gây tê tại chỗ cho người lớn cân nặng 70 kg là 500 mg lidocain, không nhắc lại trong vòng 2 giờ.
- Nếu xuất hiện các triệu chứng kéo dài dai dẳng trên 2 ngày mà không rõ nguyên nhân thì người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị bệnh.
Đối với thanh thiếu niên và người lớn:
- Lấy một lượng gel bằng hạt đỗ (tương ứng 0,2g gel hoặc 4 mg lidocain hydroclorid), bôi trực tiếp lên vùng tổn thương từ 4 đến 8 lần một ngày và tối đa là 40 mg một ngày.
Đối với trẻ em trên 6 tuổi:
- Lấy một lượng gel bằng hạt đỗ (tương ứng 0,2 g gel hoặc 4 mg lidocain hydroclorid), bôi trực tiếp lên vùng tổn thương 4 lần một ngày.
Cần lưu ý: Liều dùng như thông tin ở trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng đã được chỉ định hay sử dụng nhiều hơn hay ít hơn so với quy định với mong muốn đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Lidogel 2%
Nhìn chung, khi sử dụng ngoài da thuốc Lidogel 2% ít được hấp thu hơn, nhưng vẫn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:
- Đối với hệ miễn dịch: phản ứng quá mẫn, phản ứng phản vệ.
- Đối với hệ thần kinh: Tê bì, rối loạn vị giác.
- Da: Ngứa ngáy, nổi mày đay, viêm da tiếp xúc, phát ban đỏ trên da.
- Toàn thân và tại vị trí đưa thuốc: Sưng tại chỗ, đau có thể kèm theo nổi ban đỏ, phản ứng tại chỗ.
- Hoạt chất Lidocain áp dụng tại chỗ nếu bị hấp thu, có thể gây tác dụng không mong muốn toàn thân, sự xuất hiện và mức độ tác dụng không mong muốn toàn thân phụ thuộc vào nơi vị trí sử dụng, liều dùng, tình trạng sức khỏe, chức năng gan, độ tuổi, khối lượng cơ thể và các bệnh lý kèm theo như bệnh tim mạch và cường giáp.
Những thông tin như đã trình bày ở không phải toàn bộ tất cả những tác dụng ngoài ý muốn có thể gặp phải đối với loại thuốc này. Người dùng thuốc cũng có thể có nguy cơ xảy ra những tác dụng phụ khác mà không được liệt kê ở trên. Bạn cần chú ý theo dõi và thông báo cho bác sĩ điều trị để nhận được những tư vấn y tế về những tác dụng bất lợi trong quá trình điều trị bệnh với thuốc Lidogel 2%.
5. Tương tác của thuốc Lidogel 2%
Tương tác của thuốc Lidogel 2% có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:
- Thuốc Lidogel 2% có liên quan về mặt cấu trúc với thuốc gây tê tại chỗ, thuốc chống loạn nhịp nhóm III (như Amiodarone), thuốc làm giảm độ thanh thải của hoạt chất Lidocain (Cimetidine hoặc thuốc chẹn beta) khi sử dụng các thuốc có chứa hoạt chất Lidocain liều cao lặp lại trong thời gian dài.
- Chưa có tương tác được ghi nhận do thuốc Lidogel 2% dùng tại chỗ và ít được hấp thu.
- Không ngoại trừ khả năng tương tác khi sử dụng kèm các thuốc khác hoặc tương tác do thuốc Lidogel 2% hấp thụ toàn thân.
- Adrenalin phối hợp với thuốc Lidogel 2% làm giảm tốc độ hấp thu và độc tính, do đó kéo dài thời gian tác dụng của hoạt chất chính Lidocain.
- Thuốc tê loại amid (Bupivacain, Levobuoi vacain, Lidocain, Ropivacain) phối hợp điều trị cùng với các thuốc điều trị bệnh rối loạn nhịp làm tăng nguy cơ ức chế cơ tim.
- Khi sử dụng đồng thời thuốc chẹn beta với Lidocain có thể làm chậm chuyển hóa của Lidocain. Nguyên nhân là do giảm lưu lượng máu ở gan, dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc.
- Succinylcholine: Sử dụng đồng thời với thuốc có chứa hoạt chất Lidocain, cụ thể là thuốc Lidogel 2% có thể làm tăng tác dụng của Succinylcholine.
- Lidocain trong thành phần của thuốc Lidogel 2% làm tăng tác dụng của Colchicin, Tamoxifen, Salmeterol, Tolvaptan.
- Thuốc Lidogel 2% được tăng tác dụng bởi các chất Amiodarone, thuốc chẹn Beta, Conivaptan;
- Thuốc Lidogel 2% bị giảm tác dụng bởi các thuốc Cyproterone, Etravirin, Peginterferon Alfa-2b, Tocilizumab.
- Tương tác của thuốc Lidogel 2% có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho bác sĩ điều trị thông tin về những loại thảo dược, thảo mộc hoặc thực phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, những loại thuốc được bác sĩ kê đơn hoặc thuốc không kê đơn mà bạn đang sử dụng nhằm hạn chế tối đa những tương tác thuốc bất lợi có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe.
- Tương tác của thuốc Lidogel 2% với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng loại thuốc này với các loại thực phẩm hoặc thức uống có chứa cồn như rượu, bia hay thuốc lá cần chú ý. Bởi vì trong các thành phần của những loại thực phẩm, đồ uống cũng có chứa các hoạt chất khác nên có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đối kháng hoặc làm tăng tác dụng hiệp đồng đối với loại thuốc này. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Lidogel 2% hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Lidogel 2% đồng thời cùng với các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn hay hút thuốc lá.
6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Lidogel 2%
Trong quá trình sử dụng thuốc Lidogel 2%, người bệnh cần đặc biệt lưu ý:
6.1. Chống chỉ định của thuốc Lidogel 2%
Không sử dụng thuốc Lidogel 2% trong các trường hợp cụ thể như sau:
- Người có cơ địa nhạy cảm hoặc quá mẫn cảm với thuốc các thành phần của thuốc.
- Người bệnh có Hội chứng Adams - Stokes - Morgagni là hội chứng rối loạn nặng sự dẫn truyền của hệ thống thần kinh tự động ở trong tim, hoặc có rối loạn xoang-nhĩ nặng, block nhĩ-thất ở tất cả các mức độ, suy cơ tim nặng, hoặc block trong thất (khi không có thiết bị tạo nhịp).
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Trên đây là chống chỉ định tuyệt đối vậy nên trong mọi trường hợp không thể linh động. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị đã đưa ra về cách sử dụng và liều dùng của loại thuốc này.
6.2. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Lidogel 2%
Thận trọng sử dụng thuốc Lidogel 2% trong những trường hợp sau đây:
- Mặc dù lượng thuốc hấp thu toàn thân khi bôi gel thuốc Lidogel 2% là thấp hơn so với gây tê tiêm ngấm hoặc gây tê dẫn truyền, nhưng thuốc có thể hấp thụ một lượng lớn khi bôi trên cả các vùng da bị tổn thương. Do vậy, bạn cần chú ý cần thận trọng không bôi lên mắt, vết thương hở, tổn thương lớn hoặc các niêm mạc khác.
- Không nên sử dụng lượng lớn thuốc Lidogel 2% đặc biệt với các vùng da thô, da bị phồng rộp.
- Cẩn thận khi sử dụng thuốc Lidogel 2% gần mắt, nếu vô tình để thuốc tiếp xúc với mắt, cắn rửa mắt bằng nước sạch
- Thận trọng khi sử dụng thuốc Lidogel 2% đối với những người mắc bệnh nặng đặc biệt các bệnh lý tim mạch như suy tim hoặc bệnh nhân có bệnh gan, thận nặng.
- Phụ nữ có thai: Lidocain đã được dùng nhiều trong phẫu thuật cho người mang thai mà không thấy thông báo về những tác dụng có hại đối với người mẹ và thai nhi.
- Phụ nữ cho con bú: Lidocain được phân bố trong sữa mẹ với lượng rất nhỏ, nên không có nguy cơ gây tác dụng có hại cho trẻ nhỏ bú mẹ,
- Người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc không có hoặc ít ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc.
Thuốc Lidogel 2% có thành phần chính là Lidocain hydroclorid 2%. Đây là loại thuốc gây tê, gây mê tại chỗ niêm mạc trước khi thăm khám, nội soi, đặt thiết bị kỹ thuật, hoặc tiến hành các thủ thuật khác và tác dụng giảm triệu chứng đau trong nhiều bệnh. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị và hạn chế tối đa các tác dụng bất lợi thì bạn cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị và nhân viên y tế có chuyên môn.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.