Thuốc Lastinem được chỉ định sử dụng để điều trị cho các trường hợp nhiễm khuẩn do chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân cần đảm bảo tuân thủ đúng cách sử dụng, liều dùng cũng như tần suất áp dụng Lastinem nhằm đảm bảo an toàn và sớm đạt hiệu quả.
1. Lastinem là thuốc gì?
Lastinem thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, được sử dụng cho các trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, viêm nhiễm phụ khoa,... Thuốc Lastinem được sản xuất bởi Venus Remedies., Ltd - Ấn Độ và hiện lưu hành tại Việt Nam dưới dạng bào chế bột pha tiêm.
Hoạt chất chính trong thuốc Lastinem, bao gồm Imipenem (500mg) và Cilastatin (500mg). Ngoài ra, bột thuốc còn được bổ sung thêm một số tá dược khác giúp nâng cao tác dụng kháng khuẩn của các thành phần chính.
2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Lastinem
Hiện nay, thuốc Lastinem được bác sĩ kê đơn sử dụng nhằm điều trị cho những trường hợp:
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
- Nhiễm trùng ổ bụng.
- Nhiễm trùng phụ khoa.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục.
- Nhiễm khuẩn xương khớp.
- Nhiễm khuẩn mô mềm và da.
- Nhiễm trùng huyết.
- Viêm nội tâm mạc.
Tuy nhiên, chống chỉ định sử dụng thuốc Lastinem cho những đối tượng sau:
- Người có tiền sử quá mẫn hoặc dị ứng với các hoạt chất Imipenem, Cilastatin hay bất kỳ tá dược nào có trong công thức thuốc.
- Bệnh nhân bị suy thận nghiêm trọng.
- Thai phụ và bà mẹ nuôi con bú.
3. Hướng dẫn cách sử dụng và liều dùng thuốc Lastinem
Thuốc Lastinem được bào chế dưới dạng bột pha dùng đường tiêm. Liều lượng sử dụng thuốc sẽ được tính dựa trên hàm lượng của hoạt chất Imipenem, cụ thể:
- Điều trị nhiễm khuẩn do chủng vi khuẩn nhạy cảm: Dùng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch cho người lớn liều 1 – 2g/ ngày, ngày chia làm 3 – 4 lần.
- Điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi chúng vi khuẩn giảm nhạy cảm: Dùng liều 50g/ kg thể trọng/ ngày cho người lớn, không vượt quá liều tối đa 4g/ ngày.
- Điều trị nhiễm khuẩn cho trẻ trên 3 tháng tuổi: Dùng liều 60mg/ kg thể trọng/ ngày, chia 4 lần và không dùng quá 2g/ ngày.
- Điều trị nhiễm khuẩn cho trẻ trên 40kg có thể dùng liều tương tự người lớn.
- Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn hậu phẫu thuật: Tiêm truyền tĩnh mạch liều 100mg khi bắt đầu gây mê và khoảng 3 giờ sau đó dùng tiếp liều 1000mg nữa.
- Liều cho bệnh nhân suy thận điều trị nhiễm khuẩn không vượt quá 2g/ ngày.
Trong suốt thời gian sử dụng thuốc Lastinem, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ mọi khuyến nghị về liều dùng và tần suất tiêm thuốc theo phác đồ của bác sĩ. Tránh tự ý điều chỉnh liều hoặc kéo dài thời gian điều trị khi chưa được chấp thuận.
4. Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Lastinem
Trong một số trường hợp, thuốc Lastinem có thể gây ra một số phản ứng bất lợi cho người dùng, chẳng hạn như đau cứng cơ, nhạy cảm tại chỗ tiêm, hồng ban hoặc viêm tĩnh mạch huyết khối. Nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ ngoại ý nào trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần báo cho bác sĩ sớm để có biện pháp khắc phục.
5. Lưu ý quan trọng khi điều trị nhiễm khuẩn với thuốc Lastinem
Nhằm phát huy tối ưu công dụng của thuốc Lastinem và đảm bảo an toàn khi dùng, bệnh nhân cần thận trọng một số điều sau:
- Nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng chéo một phần khi dùng chung với các thuốc kháng sinh họ Beta – lactam khác.
- Thận trọng khi điều trị Lastinem cho bệnh nhân có tiền sử rối loạn tiêu hóa.
- Trong trường hợp có triệu chứng bất thường trên hệ thần kinh trung ương, bệnh nhân cần giảm liều hoặc ngừng điều trị.
- Thận trọng khi sử dụng Lastinem cho trẻ dưới 3 tháng tuổi, thai phụ và bà mẹ nuôi nhũ nhi.
- Nếu bỏ lỡ liều thuốc Lastinem, bệnh nhân nên tiêm bù liều trong thời gian sớm nhất kể từ khi quên. Tránh dùng thuốc quá xa thời điểm cần sử dụng và không gấp đôi liều dùng cùng lúc.
- Trong trường hợp tiêm quá liều thuốc Lastinem và xuất hiện các biểu hiện cần cấp cứu, hãy đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp.
- Kiểm tra chất lượng của bột thuốc Lastinem trước khi dùng. Nếu có dấu hiệu vón cục, chảy nước, mốc hoặc chuyển màu, bạn nên ngừng sử dụng và vứt bỏ thuốc theo đúng hướng dẫn.
- Không dùng thuốc đã quá hạn vì nó có thể gây ra các nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe.
- Bảo quản thuốc Lastinem tại nơi khô thoáng, không tiếp xúc với ánh sáng và khu vực có độ ẩm cao.
- Báo cho bác sĩ biệt về danh sách những dược phẩm khác mà bạn đang sử dụng, trong đó bao gồm cả thực phẩm chức năng và thuốc không kê đơn. Điều này đặc biệt cần thiết nhằm ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tương tác bất lợi giữa các thuốc khi sử dụng.
Trên đây là các thông tin về thuốc Lastinem. Lưu ý, Lastinem là thuốc kê đơn, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng vì có thể gặp phải tác dụng không mong muốn.