Lamizido thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được chỉ định để điều trị viêm gan B mạn tính đang tiến triển. Hãy cùng tìm hiểu Lamizido có công dụng gì trong bài viết dưới đây.
1. Lamizido là thuốc gì?
Thuốc Lamizido chứa thành phần Lamivudin hàm lượng 150mg, Zidovudin hàm lượng 300mg và các tá dược khác vừa đủ 1 viên. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim, hộp 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.
2. Thuốc Lamizido công dụng gì?
Thuốc Lamizido được chỉ định trong các trường hợp:
- Điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính ở bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên có bằng chứng sao chép của virus viêm gan siêu vi B (HBV) và tình trạng viêm gan tiến triển kèm theo một hoặc nhiều điều kiện như: Alanine aminotransferase (ALT) huyết thanh tăng gấp 2 lần hay hơn so với bình thường, xơ gan, bệnh gan mất bù, bệnh gan dạng viêm hoại tử thể hiện trên sinh thiết, tổn thương hệ miễn dịch và ghép gan.
Ngoài ra, thuốc Lamizido chống chỉ định trong các trường hợp:
- Người bệnh dị ứng với hoạt chất Lamivudin hoặc Zidovudin và các tá dược khác có trong thành phần của thuốc.
3. Liều lượng và cách dùng thuốc Lamizido
Thuốc Lamizido bào chế ở dạng viên nén bao phim, dùng bằng đường uống. Thuốc có thể dùng trong bữa ăn hoặc cách bữa ăn.
Liều dùng thuốc Lamizido như sau:
Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên:
- Liều dùng khuyến cáo là 100mg, mỗi ngày 1 lần.
- Bệnh nhân có suy thận với độ thanh thải creatinin dưới 50ml/ phút cần giảm liều. Nên cân nhắc ngừng sử dụng thuốc trong các trường hợp như bệnh nhân có sự chuyển dạng HbeAg và/ hoặc HbsAg huyết thanh được khẳng định ở người có hệ miễn dịch bình thường, bệnh nhân nữ mang thai trong thời gian điều trị, bệnh nhân có dấu hiệu không dung nạp thuốc khi đang điều trị.
- Trường hợp phải ngừng sử dụng thuốc Lamizido, người bệnh cần được theo dõi định kỳ nhằm phát hiện viêm gan tái phát.
Đối với người bệnh suy gan: Dược động học của thuốc không bị ảnh hưởng đáng kể bởi rối loạn chức năng gan nên không cần điều chỉnh liều dùng ở bệnh nhân suy gan, trừ trường hợp có kèm theo suy thận.
Lưu ý: Liều dùng Lamizido trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Lamizido cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Lamizido phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
4. Tác dụng phụ của thuốc Lamizido
Bác sĩ luôn xem xét giữa lợi ích mà thuốc Lamizido đem lại cho bệnh nhân và nguy cơ có thể xảy ra các tác dụng phụ để chỉ định thích hợp.
Thuốc Lamizido nói chung được dung nạp tốt, tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua, thường sẽ hết khi ngưng điều trị.
- Thường gặp như mệt mỏi, khó chịu, nhiễm trùng hô hấp, đau đầu, đau và khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
- Một số khác có thể gặp các tác dụng như nhiễm acid lactic, gan to và gan nhiễm mỡ mức độ nặng, bệnh trầm trọng hơn sau điều trị, viêm tụy, sự xuất hiện của chủng virus đột biến đi kèm với việc giảm tính nhạy cảm đối với thuốc và giảm bớt tính đáp ứng với điều trị.
Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Lamizido và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
5. Tương tác thuốc Lamizido
Cần liệt kê các thuốc như thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược,...mà người bệnh đang sử dụng để bác sĩ biết và tư vấn cụ thể.
- Khả năng tương tác thuốc thấp do chuyển hóa và gắn với protein huyết tương hạn chế và hầu như thải trừ hoàn toàn qua thận dưới dạng không đổi. Thuốc được thải trừ chủ yếu theo cơ chế bài tiết chủ động cation hữu cơ. Hạn chế sử dụng phối hợp các thuốc có cùng cơ chế thải trừ như của thuốc Lamizido.
- Không nên sử dụng phối hợp thuốc Lamizido với các thuốc như Zalcitabin, Ganciclovir và Trimethoprim.
Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Lamizido thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Lamizido phù hợp.
6. Các lưu ý khi dùng thuốc Lamizido
Một số lưu ý khi người bệnh dùng thuốc Lamizido như sau:
- Thận trọng khi dùng thuốc cho các đối tượng như phụ nữ béo phì, bệnh gan, xơ gan do viêm gan B mạn và suy thận.
- Có thể có nguy cơ xảy ra tình trạng nhiễm acid lactic, gan to và gan nhiễm mỡ mức độ nặng.
- Một số trường hợp tiến triển bệnh ngày càng trầm trọng hơn khi ngưng dùng thuốc, có thể dẫn đến tử vong đã được báo cáo. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và được theo dõi định kỳ trên lâm sàng.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần được 1 bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính theo dõi, xem xét và đánh giá.
- Không có thông tin về sự lây truyền virus gây viêm gan B từ mẹ sang con trong trường hợp bệnh nhân đang mang thai được điều trị bằng thuốc Lamizido. Tuy nhiên, có thể làm lây nhiễm viêm gan B cho con trong quá trình sinh, vì vậy cần chủ động tiêm phòng virus viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh.
- Phụ nữ có thai: Không nên sử dụng thuốc Lamizido đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, trừ khi thực sự cần thiết cho lợi ích điều trị của người mẹ.
- Phụ nữ cho con bú: Thuốc Lamizido bài tiết qua sữa mẹ. Do đó để hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ bú mẹ, không nên dùng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp người bệnh phải dùng thuốc cho quá trình điều trị thì có thể ngưng cho con bú.
7. Làm gì khi quên liều, quá liều thuốc Lamizido?
- Khi quên 1 liều dùng thuốc Lamizido, người bệnh nên uống ngay khi nhớ ra. Thuốc có thể uống cách 1 – 2 giờ so với giờ thông thường. Tuy nhiên, người bệnh nên bỏ qua liều đã quên nếu đã gần đến thời điểm uống liều tiếp theo và không được uống gấp đôi liều khi người bệnh quên dùng thuốc.
- Khi quá liều thuốc Lamizido, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng như buồn ngủ, kích động, hung hãn, suy giảm ý thức, suy hô hấp, nhịp tim nhanh và hôn mê. Người bệnh nên ngừng dùng thuốc và thông báo cho bác sĩ điều trị. Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất khi tình trạng ngày càng nặng hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Lamizido, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Lamizido là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.