Fepinram là thuốc kê đơn, dùng theo đường tiêm/ truyền tĩnh mạch/ uống. Thuốc Fepinram thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần. Cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Fepinram, cách dùng Fepinram 800, liều dùng, thông tin an toàn về Fepinram,... ngay trong bài viết này.
1. Fepinram là thuốc gì?
Fepinram là thuốc gì? Fepinram là thuốc hướng tâm thần, danh mục thuốc thần kinh. Thuốc Fepinram được sản xuất bởi hãng dược phẩm PT Ferron Par Pharm – Indonesia, số đăng ký VN – 5059 – 07.
Fepinram có thành phần chính là Piracetam cùng các tá dược khác theo công bố của nhà sản xuất. Thuốc được bào chế 2 dạng là:
- Dung dịch truyền tĩnh mạch;
- Viên nén bao phim;
Thuốc đóng gói tuỳ theo dạng bào chế, với dạng tiêm Fepinram đóng gói hộp 1 chai 60ml. Với dạng viên, Fepinram 800 đóng gói hộp 5 vỉ x 6 viên.
2. Công dụng của thuốc Fepinram
Thuốc Fepinram có thành phần chính là Piracetam – thuốc cải thiện chuyển hoá của tế bào thần kinh. Piracetam thành phần chính có trong Fepinram 800 là một dẫn xuất vòng của axit gama aminobutyric, GABA.
Fepinram tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh như:
- Acetylcholin;
- Noradrenalin;
- Dopamin;
- ...
Fepinram có thể làm thay đổi dẫn truyền thần kinh, giúp cải thiện môi trường chuyển hoá nhằm giúp cho tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả.
Nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy, Fepinram 800 giúp bảo vệ sự chống lại các rối loạn chuyển hoá do tình trạng thiếu máu cục bộ. Để làm được điều này phải nhờ vào khả năng làm tăng đề kháng của não đối với tình trạng thiếu oxy.
Thuốc Fepinram còn làm gia tăng huy động và sử dụng đường mà không phụ thuộc vào việc cung cấp oxy. Việc làm này giúp tạo điều kiện cho con đường pentos, cũng như duy trì tổng hợp năng lượng ở não bộ.
Ngoài ra, thuốc Fepinram còn giúp giải phóng dopamin, có công dụng rất hiệu quả đến khả năng hình thành trí nhớ. Bản chất Fepinram 800 không gây buồn ngủ, an thần.
Piracetam có trong Fepinram cũng có công dụng kết tụ tiểu vào. Ở những trường hợp hồng cầu bị cứng bất thường thì Fepinram có công dụng giúp hồng cầu khôi phục khả năng biến dạng, đi qua các mao mạch.
Thuốc Fepinram hấp thu nhanh chóng sau khi uống/ tiêm/ truyền tĩnh mạch. Khả năng hấp thu không thay đổi ngay cả việc dùng trong thời gian dài và đào thải qua thận.
3. Chỉ định thuốc Fepinram
Thuốc Fepinram được chỉ định cho các đối tượng:
- Suy giảm chức năng nhận thức;
- Suy giảm thần kinh cảm giác mạn tính;
- Di chứng thiếu máu não;
- Rối loạn ngoại biên;
- Rối loạn trung khu não bộ;
- Các rối loạn não (hôn mê, rối loạn ý thức...);
- Chấn thương sọ não và di chứng;
- Chóng mặt;
- Khó học ở trẻ;
- Đột quỵ;
- Liệt nửa người;
- Thiếu máu cục bộ;
- Nghiện rượu;
- Rung giật cơ;
- ...
Thuốc Fepinram được chỉ định cho các nhóm đối tượng trên. Tuy nhiên, khi dùng phải có hướng dẫn, chỉ định, theo dõi bởi bác sĩ, dược sĩ.
4. Cách dùng – liều dùng Fepinram
Vì Fepinram có 2 cách bào chế khác nhau nên cách dùng và liều dùng cũng khác nhau.
Fepinram dạng dung dịch pha tiêm
Fepinram dùng tiêm/ truyền tĩnh mạch. Liều dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất là tiêm 30 – 160mg/ kg cân nặng/ ngày chia 2 – 4 lần. Với các trường hợp bệnh nhân nặng, có thể điều chỉnh liều dùng. Cụ thể:
- Hội chứng tâm thần – thực thể: Liều dùng khuyến cáo là 2,4 – 4,8g chia 2 – 3 lần/ ngày.
- Rung giật cơ xuất phát từ vỏ não: Dùng liều Fepinram 7,2g sau đó có thể điều chỉnh liều dùng lên 4,8g đến tối đa là 20g x 2 – 3 lần/ ngày. Nếu dùng với các thuốc chống rung giật cơ khác thì cần duy trì ở cùng liều dùng. Tùy theo khả năng đáp ứng mà điều chỉnh liều phù hợp. Khi đã bắt đầu thì cần tiếp tục điều trị bằng Fepinram cho đến khi bệnh não căn nguyên vẫn còn tồn tại. Ở đối tượng có cơn cấp tính, tình trạng có thể tiến triển tốt lên sau một thời gian. Do đó, cứ 6 tháng nên thử điều chỉnh giảm hoặc ngưng điều trị bằng Fepinram. Điều chỉnh giảm liều còn 1,2g/ 2 ngày hoặc mỗi 3 – 4 ngày với các đối tượng mắc hội chứng Lance Adams để tránh tình trạng tái phát đột ngột hoặc co giật do dừng thuốc đột ngột.
- Chóng mặt: Liều dùng Fepinram khuyến cáo của nhà sản xuất là 2,4 – 4,8 g x 2 – 3 lần.
- Phòng và giảm các đợt cấp nghẽn mạch trong bệnh hồng cầu hình liềm: Liều dùng Fepinram theo khuyến cáo là 360mg/kg cân nặng x 4 lần/ ngày.
Ngoài ra, đối với trẻ em, liều dùng Fepinram theo đường tiêm/ truyền tĩnh mạch cũng tuỳ thuộc từng tình trạng cụ thể gồm:
- Khó đọc: dùng liều 3,4g/ ngày x 2 lần trong suốt năm học cho trẻ từ 8 tuổi.
- Phòng và giảm các đợt cấp nghẽn mạch trong bệnh hồng cầu hình liềm: dùng liều 300mg/kg cân nặng/ ngày x 4 lần.
Cần thận trọng khi dùng liều Fepinram cho các đối tượng kể trên.
Liều dùng Fepinram 300mg đường uống
Fepinram 800mg được bào chế dạng viên nén theo đường uống. Liều dùng khuyến cáo cho người lớn là 800mg/ ngày x 3 lần. Trường hợp cải thiện, dùng Fepinram 800 theo đường uống liều 400mg/ ngày x 3 lần.
Ngoài ra, liều dùng thông thường Fepinram đường uống là 30 -160g/kg/ ngày x 2 – 4 lần. Với các trường hợp cụ thể dùng liều như sau:
- Liều dùng Fepinram 800 hội chứng tâm thần thực thể: Điều trị thời gian dài với bệnh nhân cao tuổi mắc hội chứng tâm thần thực thể thì liều dùng Fepinram 800mg là 1,2 – 2,4g/ ngày. Liều cao có thể tới 4,8g/ ngày trong tuần đầu sử dụng.
- Liều dùng Fepinram đường uống cho người nghiện rượu: Liều dùng 12g/ ngày trong thời gian đầu, liều duy trì dùng 2,4g/ ngày.
- Liều dùng cho bệnh nhân suy giảm nhận thức sau chấn thương não: Dùng Fepinram đường uống liều 9 – 12g / ngày, duy trì dùng liều 2,4g/ ngày trong khoảng 3 tuần
- Liều dùng cho đối tượng thiếu máu hồng cầu liềm: Liều Fepinram đường uống dùng 160mg/ ngày x 4 lần/
- Liều dùng cho bệnh nhân giật rung cơ: Liều dùng Fepinram đường uống là 7,2 g/ngày x 2 – 3 lần. Tuỳ vào khả năng đáp ứng để điều chỉnh liều từ 3 – 4 ngày/ lần. Có thể tăng Fepinram đường uống 4,8g/ ngày cho tới tối đa là 20g/ ngày.
5. Chống chỉ định sử dụng thuốc Fepinram
Không dùng thuốc Fepinram cho các đối tượng:
- Người bệnh quá mẫn hay dị ứng với thành phần có trong Fepinram;
- Suy thận nặng;
- Bệnh Huntington;
- Suy gan;
Chú ý an toàn khi dùng Fepinram, không dùng cho nhóm đối tượng chống chỉ định.
6. Tương tác thuốc Fepinram
Thuốc Fepinram có thể gây tương tác với nhóm thuốc:
- Kích thích thần kinh trung ương;
- Thuốc hướng thần kinh;
- Hormone giáp trạng;
- Acenocoumarol;
- Rượu;
Để đảm bảo an toàn, hãy cho bác sĩ biết các loại thuốc mà bạn đang dùng khi có chỉ định sử dụng thuốc Fepinram.
7. Tác dụng phụ Fepinram
Dùng Fepinram có thể gây ra các tác dụng phụ gồm:
- Bồn chồn;
- Bứt rứt;
- Kích thích;
- Lo âu;
- Rối loạn giấc ngủ;
- Mệt;
- Rối loạn tiêu hoá;
- Kích ứng;
- ...
Ngoài ra, với thuốc Fepinram dạng tiêm, bạn có thể gặp phải một số phản ứng tại chỗ ngay sau khi tiêm như kích ứng. Cần theo dõi và thông báo cho bác sĩ những biểu hiện này khi dùng Fepinram để xử trí hiệu quả.
8. Cảnh báo và thận trọng Fepinram
Fepinram được nhà sản xuất đưa ra một số cảnh báo và thận trọng ở các đối tượng suy thận, người cao tuổi và bị động kinh.
9. Bảo quản Fepinram
Fepinram được bảo quản trong nhiệt độ phòng.
Thuốc Fepinram thuộc nhóm thuốc thần kinh dùng theo đơn. Fepinram có 2 loại bào chế khác nhau, tùy theo tình trạng, hướng dẫn mà bác sĩ có thể chỉ định dùng dạng thuốc phù hợp. Nếu còn băn khoăn nào khác về thuốc Fepinram hãy hỏi bác sĩ/ dược sĩ để được giải đáp.