Công dụng thuốc Efava

Thuốc Efava được sản xuất và đăng ký bởi Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 – Pharbaco, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Vậy thuốc Efava có tác dụng gì và được sử dụng như thế nào?

1. Thuốc Efava là thuốc gì?

Thuốc Efava có thành phần chính chứa hoạt chất Emtricitabin với hàm lượng 200mg, được bào chế dưới dạng viên nang cứng, trình bày dạng hộp gồm 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nang.

2. Tác dụng của thuốc Efava

Sự lây nhiễm vẫn có thể xảy ra khi dùng thuốc mặc, mặc dù rủi ro là khá thấp do hiệu quả điều trị kháng virus. Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có các biện pháp phòng tránh lây nhiễm hiệu quả.

Thuốc Efava không phải là một cách có thể điều trị nhiễm HIV, trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân có thể vẫn phát triển nhiễm trùng hoặc các bệnh khác có liên quan đến tình trạng nhiễm HIV.

Thuốc Efava được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Hoạt chất Emtricitabin có trong thuốc Efava được chỉ định phối hợp với các thuốc kháng Retrivirus khác trong điều trị nhiễm Human immunodeficiency virus type 1 (HIV – 1) ở người lớn và trẻ em lớn hơn 4 tháng tuổi.
  • Thuốc Efava dùng thích hợp cho những bệnh nhân có cân nặng từ 33kg trở lên.

3. Cách sử dụng và liều dùng thuốc Efava

Cách dùng thuốc Efava:

  • Thuốc Efava được bào chế dưới dạng viên nang cứng, dùng bằng đường uống. Khi uống bệnh nhân cần nuốt nguyên viên, thời gian sử dụng thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn, có thể uống trước, trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Liều dùng thuốc Efava:

  • Ở người lớn: Dùng liều 200mg/ ngày.
  • Ở trẻ em > 4 tháng tuổi, thanh thiếu niên < 18 tuổi và cân nặng ít nhất là 33kg có thể nuốt được viên nang cứng: Dùng liều 200mg/ ngày.
  • Cần giảm liều ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận, dựa vào độ thanh thải Creatinine (ml/phút):
    • Độ thanh thải Creatinine từ 30 – 49: Dùng 200mg trong mỗi 48 giờ.
    • Độ thanh thải Creatinine từ 15 - 29: Dùng 200mg trong mỗi 72 giờ.
    • Độ thanh thải Creatinine < 15: Dùng 200mg trong mỗi 96 giờ.

Khuyến cáo bệnh nhân luôn tuân thủ liều điều trị mà bác sĩ chỉ định, điều này giúp đảm bảo đạt hiệu quả cao, giảm nguy cơ đề kháng với điều trị. Người bệnh không được tự ý thay đổi, điều chỉnh liều dùng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Quên liều và cách xử trí:

  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu người bệnh quên dùng 1 liều thì có thể uống bổ sung liều đã quên trong vòng 12 giờ, sau đó tiếp tục sử dụng liều tiếp theo như chỉ định. Còn thời gian quên với liều tiếp theo dưới 12 giờ thì bỏ qua liều quên và tiếp tục sử dụng liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không dùng liều gấp đôi liều đã quên.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Efava

Giống như các thuốc khác, trong quá trình sử dụng thuốc Efava, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như sau:

  • Tác dụng phụ rất thường gặp như: Tiêu chảy, đau đầu, cảm giác buồn nôn, yếu cơ và đau cơ.
  • Tác dụng phụ thường gặp như: Yếu, khó ngủ, chóng mặt, giấc mơ bất thường, khó chịu sau khi ăn, buồn nôn, đau dạ dày, ngứa, phát ban, thay đổi màu da, phản ứng dị ứng, cảm giác đau đớn, số lượng tế bào máu trắng thấp, tăng đường huyếtTriglyceride (acid béo), có các vấn đề về tụy, gan.
  • Tác dụng phụ ít gặp như: Sưng mặt/ lưỡi/ môi/ họng, thiếu máu.
  • Khuyến cáo bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc Efava nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần phải ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử lý kịp thời và hiệu quả.

5. Tương tác thuốc Efava

  • Không nên phối hợp thuốc Efava với Zalcitabin hoặc Lamivudin trong điều trị nhiễm HIV.
  • Sự phối hợp Efava với các thuốc được bài tiết ở dạng còn hoạt tính qua ống thận có thể làm tăng lên nồng độ của Emtricitabin trong huyết tương.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Efava

Chống chỉ định của thuốc Efava:

  • Không chỉ định sử dụng thuốc Efava trên đối tượng bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Emtricitabine hay bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng trong các trường hợp:

  • Cần phải có sự giám sát chặt chẽ trong điều trị bệnh nhân nhiễm HIV có các bệnh mắc kèm, vì khi điều trị với thuốc Efava vẫn có thể tiếp tục khởi phát biến chứng của nhiễm HIV và nhiễm trùng cơ hội.
  • Theo dõi chức năng thận và đáp ứng điều trị trên lâm sàng của bệnh nhân khi được điều trị kéo dài với thuốc Efava.
  • Cần phải ngưng điều trị khi có xuất hiện các triệu chứng nhiễm acid chuyển hóa hoặc acid lactic, tăng acid lactic máu, lượng aminotransferase tăng nhanh hoặc phì đại gan tiến triển.
  • Thận trọng khi sử dụng Efava cho các đối tượng bệnh nhân có viêm gan, phì đại gan hoặc các yếu tố nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ và bệnh gan.
  • Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và bà mẹ cho con bú, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ và so sánh giữa lợi ích, nguy cơ khi sử dụng thuốc Efava cho các đối tượng này.
  • Đối với bệnh nhân trên 65 tuổi và trẻ < 4 tháng tuổi, chưa có các báo cáo hoặc nghiên cứu hiệu quả và độ an toàn trên các đối tượng này, thận trọng khi chỉ định sử dụng thuốc Efava.
  • Thuốc Efava có thể gây ra tình trạng chóng mặt, ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, đối với các bệnh nhân có nghề nghiệp liên quan, cần thận trọng khi sử dụng thuốc này.

7. Bảo quản thuốc Efava

  • Bảo quản Efava ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao, vì các tác nhân này có thể làm biến đổi các hoạt chất có trong thuốc. Nhiệt độ bảo quản thuốc Efava thích hợp là dưới 30 độ C.
  • Cần xem hạn sử dụng trước khi dùng, quan sát các yếu tố về màu sắc, tính chất của viên thuốc. Tránh sử dụng thuốc đã bị biến đổi hoặc hết hạn sử dụng. Để xa tầm tay của trẻ em nhằm hạn chế tình trạng sử dụng nhầm thuốc.

Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Efava. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Efava theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

tags:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe