Công dụng thuốc Duspatalin Retard

Thuốc Duspatalin Retard là sản phẩm thường được chỉ định sử dụng trong điều trị hội chứng ruột kích thích, táo bón do co thắt. Vậy thuốc Duspatalin Retard là thuốc gì và có công dụng cụ thể là gì?

1. Thuốc Duspatalin Retard là thuốc gì?

Thuốc Duspatalin Retard 200mg là một sản phẩm của Công ty Abbott - Pháp. Thuốc có thành phần chính là Mebeverine hydrochloride, hàm lượng 200g, được bào chế dưới dạng viên nang mềm.

Mebeverine là hoạt chất chống co thắt hướng cơ, hoạt chất này có tác dụng trực tiếp trên cơ trơn dạ dày - ruột nhưng lại không gây ảnh hưởng đến nhu động bình thường của ruột. Cho đến nay các chuyên gia vẫn chưa được biết cơ chế tác động chính xác của thuốc, nhưng Mebeverine có khả năng tác dụng theo hướng đa cơ chế bao gồm: thuốc có thể làm giảm tính thẩm thấu của các kênh ion, ngăn chặn sự tái hấp thu noradrenalin, giúp giảm đau tại chỗ, thay đổi sự hấp thu nước của cơ thể. Những tác động này có thể đã góp phần gây ra tác dụng tại chỗ của Mebeverine trên đường tiêu hóa. Thông qua các cơ chế này, hoạt chất Mebeverine có tác dụng chống co thắt, làm bình thường hóa nhu động ruột mà không gây giảm trương lực ở đường tiêu hóa, không xuất hiện các tác dụng phụ hệ thống theo kiểu phó giao cảm.

2. Thuốc Duspatalin Retard công dụng là gì?

Thuốc Duspatalin Retard được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Điều trị chứng đau bụng và co cứng cơ, tình trạng rối loạn đại tràng và khó chịu ở ruột non do mắc phải hội chứng ruột kích thích.
  • Điều trị chứng co thắt dạng dạ dày - ruột thứ phát do các bệnh lý thực thể gây ra như viêm ruột tại chỗ, do các bệnh túi mật, bệnh ống dẫn mật, bệnh loét dạ dày tá tràng, bệnh lỵ, một số bệnh lý khác.

3. Liều dùng của thuốc Duspatalin Retard

Thuốc Duspatalin Retard được uống cùng với nước, ít nhất là 100ml nước. Không nên nhai viên thuốc Duspatalin Retard, vì lớp bao ngoài của thuốc có mục đích để đảm bảo cơ chế phóng thích hoạt chất kéo dài.

Thuốc Duspatalin Retard được dùng với liều như sau:

  • Người lớn và trẻ em > 10 tuổi: Mỗi lần uống một viên nang thuốc Duspatalin Retard, 2 lần mỗi ngày, một viên buổi sáng và một viên vào buổi tối. Bác sĩ sẽ thông báo với mỗi bệnh nhân về việc cần phải uống thuốc Duspatalin Retard bao lâu, tuy nhiên nhìn chung thời gian dùng thuốc là không giới hạn. Nếu bệnh nhân quên uống thuốc Duspatalin Retard 1 hoặc nhiều liều, hãy tiếp tục uống liều tiếp theo như đã được kê đơn, không uống các liều đã quên đồng thời vào liều định kỳ.
  • Không nên dùng thuốc Duspatalin Retard cho trẻ em dưới 3 tuổi do không có các dữ liệu lâm sàng chứng minh hiệu quả và độ an toàn cho nhóm tuổi này.
  • Đối với trẻ em từ 3 - 10 tuổi, thuốc Duspatalin Retard không nên dùng vì thuốc có chứa hàm lượng hoạt chất khá cao;
  • Không có các nghiên cứu nào về liều lượng thuốc Duspatalin Retard ở người già, bệnh nhân suy gan và/hoặc suy thận do đó không có nguy cơ cụ thể đối với người già, bệnh suy gan và/hoặc bệnh suy thận. Vì vậy hiện nay không cần điều chỉnh liều thuốc Duspatalin Retard trên đối tượng người già, bệnh nhân suy gan và/hoặc suy thận.

Lưu ý: Liều dùng thuốc Duspatalin Retard trên chỉ mang tính chất tham khảo, liều dùng thuốc Duspatalin Retard cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để có được liều dùng thuốc Duspatalin Retard chính xác nhất.

4. Quá liều thuốc Duspatalin Retard

Nếu bệnh nhân uống quá nhiều viên nang thuốc Duspatalin Retard, hãy liên hệ với bác sĩ ngay. Triệu chứng quá liều thuốc Duspatalin Retard thường không xuất hiện hay nhẹ và sẽ sớm trở lại bình thường nhanh chóng. Hệ thần kinh trung ương có thể bị kích thích (về mặt lý thuyết) gây ra các triệu chứng trên trạng thái thần kinh và tim mạch.

Khi bệnh nhân uống quá liều thuốc Duspatalin Retard, không có thuốc giải độc đặc hiệu nào được biết, do đó điều trị triệu chứng là phương pháp được khuyến cáo. Rửa dạ dày chỉ được cân nhắc trong trường hợp triệu chứng quá liều thuốc Duspatalin Retard nghiêm trọng được phát hiện trong vòng khoảng 1 giờ. Các biện pháp giảm hấp thụ thuốc Duspatalin Retard khác là không cần thiết.

5. Tác dụng phụ của thuốc Duspatalin Retard

Cũng như các thuốc khác, thuốc Duspatalin Retard có thể có các tác dụng phụ, các tác dụng phụ này được báo cáo tự phát từ quá trình sử dụng thuốc Duspatalin Retard, chủ yếu là các phản ứng dị ứng.

  • Thuốc Duspatalin Retard có thể gây rối loạn da và mô dưới da:
  • Phát ban (mày đay), sưng tấy mặt đột ngột, phù, sưng ở cổ hoặc chân (phù mạch), các ban da/nổi mụn (ngoại ban);
  • Rối loạn hệ miễn dịch: phản ứng dị ứng (quá mẫn cảm) (phản ứng phản vệ).

6. Chống chỉ định của thuốc Duspatalin Retard

Thuốc Duspatalin Retard chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị dị ứng (quá mẫn) với bất kì thành phần nào của thuốc.

7. Phụ nữ có thai, cho con bú có thể sử dụng thuốc Duspatalin Retard?

  • Cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc nào trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, trong đó có thuốc Duspatalin Retard. Chỉ có một lượng thông tin rất hạn chế về việc sử dụng hoạt chất Mebeverine ở phụ nữ có thai. Do đó, tốt nhất không dùng thuốc Duspatalin Retard trong thời gian thai kỳ.
  • Thời kỳ cho con bú: hiện nay chưa được biết là thuốc Duspatalin Retard hay các chất chuyển hóa của nó có tiết qua sữa mẹ hay không. Do đó, tốt nhất không dùng thuốc Duspatalin Retard trong thời gian cho con bú.
  • Khả năng sinh sản: Không có dữ liệu lâm sàng cho thấy tác động của thuốc Duspatalin Retard trên khả năng sinh sản của nam hoặc nữ. Cho đến nay các nghiên cứu sẵn có trên động vật không cho thấy thuốc Duspatalin Retard có ảnh hưởng có hại.

Thuốc Duspatalin Retard là sản phẩm thường được chỉ định sử dụng trong điều trị hội chứng ruột kích thích, táo bón do co thắt có thành phần chính là Mebeverine hydrochloride, hàm lượng 200g, được bào chế dưới dạng viên nang mềm. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe