Việc điều trị các loại ung thư với hóa trị có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, trong đó có tình trạng nôn. Lúc này, Cinvanti có thể được chỉ định kèm trong liệu trình của bạn để giúp ngăn ngừa buồn nôn, nôn.
1. Thuốc Cinvanti có tác dụng gì?
Cinvanti là một thuốc tiêm tĩnh mạch dạng nhũ tương, chứa thành phần chính là Aprepitant, thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể NK1 (Neurokinin-1 Receptor Antagonist).
Thuốc tiêm Cinvanti được sử dụng cùng với các loại thuốc khác (ví dụ, Dexamethasone, Granisetron, Ondansetron) để ngăn ngừa tình trạng buồn nôn và nôn cấp tính, nôn chậm do thuốc điều trị ung thư bằng hóa trị liệu.
Thuốc là một chất đối kháng thụ thể P/neurokinin 1 (NK1) hoạt động bằng cách ngăn chặn các tín hiệu đến não gây buồn nôn/ nôn.
2. Sử dụng thuốc Cinvanti như thế nào?
2.1. Chống chỉ định thuốc Cinvanti
Chống chỉ định các đối tượng sau:
- Không dùng Cinvanti cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng với các trường hợp sau:
- Bệnh nhân cao tuổi có nhiều khả năng mắc các vấn đề về tim, gan, thận vì vậy cần thận trọng khi sử dụng và điều chỉnh lại liều lượng thuốc.
- Chưa xác định được nguy cơ khi sử dụng thuốc này trong thời kỳ cho con bú, vì vậy thận trọng khi dùng cho nhóm đối tượng này.
- Việc sử dụng thuốc này ở người bị bệnh gan nặng có thể vì làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
2.2. Sử dụng thuốc Cinvanti đúng cách
- Những người có chuyên môn về y tế sẽ cung cấp thuốc này tại cơ sở y tế qua một cây kim được đặt vào một trong các tĩnh mạch của bạn.
- Thuốc này có thể được tiêm trong ít nhất 2 phút hay cũng có thể được truyền chậm trong ít nhất 30 phút. Cinvanti sẽ được tiêm vào ngày đầu tiên của đợt hóa trị liệu cùng với các loại thuốc khác (ví dụ: Dexamethasone, Ondansetron, Granisetron) khoảng 30 phút trước khi bắt đầu điều trị.
2.3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Cinvanti
Báo với bác sĩ nếu bạn vẫn buồn nôn và nôn sau khi rời cơ sở y tế.
Không tiêm thuốc này nếu cũng đang dùng Pimozide. Sử dụng đồng thời các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Thuốc ngừa thai có chứa nội tiết tố (ví dụ: thuốc viên, vòng, các thiết bị khác) có thể mất tác dụng ngừa thai khi được dùng cùng với thuốc này. Thử một hình thức ngừa thai khác (gồm bao cao su hoặc chất diệt tinh trùng) cùng với thuốc viên trong khi điều trị bằng Cinvanti và 1 tháng sau liều cuối cùng. Nếu nghĩ rằng bạn đã mang thai trong thời gian sử dụng thuốc, hãy nói với bác sĩ ngay lập tức.
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng, được gọi là sốc phản vệ có thể xảy ra khi dùng thuốc này và đe dọa tính mạng, trong trường hợp này bạn cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Báo cho bác sĩ nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu như ngứa, phát ban, khàn giọng, khó thở/ nuốt hoặc bất kỳ vết sưng ở tay, mặt, miệng nào sau khi dùng thuốc.
Thuốc Cinvanti có thể làm giảm thời gian prothrombin (thời gian cần để máu đông) khi được sử dụng cùng với Warfarin ở những bệnh nhân có vấn đề về đông máu.
3. Tương tác thuốc của Cinvanti
Không khuyến khích sử dụng Cinvanti với bất kỳ loại thuốc nào được nêu dưới đây:
- Eliglustat;
- Flibanserin;
- Lomitapide;
- Pimozide;
- Carbamazepine;
- Clarithromycin;
- Codeine;
- Colchicine;
- Domperidone;
- Erythromycin;
- Estradiol;
- Etonogestrel;
- Hydrocodone;
- Ketoconazole;
- Lopinavir;
- Lorlatinib;
- Mitotane;
- Norgestrel;
- Olaparib;
- Oxycodone;
- Phenytoin;
- Rifampin;
- Ritonavir;
- Saquinavir;
- Tacrolimus;
- Amlodipine;
- Dexamethasone;
- Methylprednisolone;
- Midazolam;
- Quetiapine;
- Sirolimus;
- Suvorexant;
- Warfarin.
Sử dụng Cinvanti với bất kỳ loại thuốc nào dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc một số tác dụng phụ, nhưng việc dùng cả 2 loại thuốc này có thể là cách điều trị tốt nhất. Vì vậy khi kê đơn chúng cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất sử dụng các thuốc.
4. Cinvanti tác dụng phụ là gì?
Ngoài những tác dụng cần thiết, thuốc Cinvanti có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn. Báo bác sĩ ngay lập tức nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào dưới đây:
- Phân có máu, đen hoặc hắc ín;
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu;
- Đau ngực hoặc khó chịu;
- Ớn lạnh;
- Ho;
- Khiếm khuyết về trí thông minh, trí nhớ, sự chú ý, khả năng học tập;
- Đi tiểu khó hoặc đau;
- Nhịp tim hoặc mạch đập nhanh, không đều hoặc loạn nhịp;
- Sốt;
- Đi tiểu thường xuyên;
- Ợ nóng;
- Da tăng nhạy cảm với ánh nắng;
- Khó tiêu;
- Choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu;
- Đau lưng dưới hoặc đau một bên;
- Da nhợt nhạt;
- Da đổi màu;
- Buồn nôn nghiêm trọng và liên tục;
- Đau bụng dữ dội, co thắt, nóng rát;
- Nhịp tim chậm;
- Viêm họng;
- Sưng nhiều;
- Khó thở, khó thở khi gắng sức;
- Vết loét hoặc đốm trắng trong miệng;
- Chảy máu hoặc bầm tím bất thường;
- Buồn ngủ, mệt mỏi, đờ đẫn, suy nhược;
- Nôn ra chất có màu như bã cà phê;
- Da phồng rộp/ bong tróc;
- Tiêu chảy;
- Khó nuốt;
- Da phát ban, ngứa;
- Đau khớp hoặc cơ;
- Sưng mi mắt, xung quanh mắt, mặt, lưỡi, môi;
- Mắt đỏ, khó chịu;
- Tức ngực.
Cinvanti là thuốc kê đơn, được sử dụng tại cơ sở y tế dưới sự theo dõi của nhân viên y tế, vì vậy bạn chỉ cần tuân thủ điều trị, cho bác sĩ biết về tình trạng trong và sau dùng thuốc để có tư vấn hợp lý nhất.