Thuốc Cetiam Inj. 1g có công dụng trong điều trị các trường hợp nhiễm trùng máu, vết mổ, da, hô hấp, thận - tiết niệu,... Để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Cetiam Inj. 1g theo đúng chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ.
1. Cetiam là thuốc gì?
Cetiam là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, quy cách đóng gói: Hộp 10 lọ 1g.
Thành phần trong thuốc Cetiam:
- Cefotiam dihydrochlorid;
- Tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc.
2. Chỉ định dùng thuốc Cetiam Inj. 1g
Thuốc Cetiam Inj. 1g được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
- Nhiễm trùng máu;
- Nhiễm trùng vết bỏng hoặc vết mổ;
- Áp xe dưới da, mụn nhọt;
- Viêm tủy xương;
- Viêm khớp có mủ;
- Viêm amidan;
- Viêm phế quản;
- Giãn phế quản có dấu hiệu nhiễm trùng;
- Viêm phổi;
- Nhiễm trùng phổi;
- Viêm màng phổi có mủ;
- Viêm đường mật;
- Viêm túi mật;
- Viêm phúc mạc;
- Viêm thận bể thận;
- Viêm bàng quang;
- Viêm niệu đạo;
- Viêm tuyến tiền liệt;
- Viêm màng não;
- Nhiễm trùng bên trong tử cung;
- Viêm khung chậu;
- Viêm dây chằng;
- Viêm tuyến Bartholin;
- Viêm tai giữa;
- Viêm xoang.
3. Liều dùng thuốc Cetiam Inj. 1g
Liều thuốc Cetiam Inj. 1g khuyến cáo như sau:
- Người lớn: Tiêm tĩnh mạch liều Cetiam Inj 0,5 - 2g/ ngày, chia 2 - 4 lần;
- Trẻ em: Tiêm tĩnh mạch liều Cetiam Inj 40 – 80mg/ kg thể trọng/ ngày chia 3 - 4 lần;
- Liều Cetiam Inj điều trị nhiễm trùng máu ở người lớn có thể lên đến 4g/ ngày;
- Liều Cetiam Inj điều trị nhiễm trùng nặng hoặc kéo dài ở trẻ em có thể tăng đến 160mg/ kg/ ngày;
- Bệnh nhân suy thận: Người bị suy thận có độ thanh thải creatinine > 16,6ml/ phút thì có thể dùng liều Cetiam Inj như những bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Nếu độ thanh thải creatinine < 16,6ml/ phút, cần phải giảm liều Cetiam Inj xuống còn 75% so với liều dùng cho bệnh nhân có chức năng thận bình thường, khoảng cách mỗi liều là 6 hoặc 8 giờ.
Liều thuốc Cetiam Inj. 1g trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều Cetiam Inj. 1g cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Cetiam Inj. 1g phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.
4. Chống chỉ định dùng thuốc Cetiam Inj. 1g
Không dùng thuốc Cetiam Inj. 1g cho các đối tượng sau:
- Người bệnh có tiền sử sốc hay quá mẫn khi dùng Cefotiam;
- Chống chỉ định ở người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Beta lactam.
5. Tác dụng phụ của thuốc Cetiam Inj. 1g
Trong quá trình sử dụng thuốc Cetiam Inj. 1g, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:
- Sốc, mẫn cảm với thuốc như phát ban, nổi mề đay, ngứa hoặc sốt;
- Hội chứng Steven – Johnson’s;
- Hoại tử biểu bì.
- Thiếu máu, giảm bạch cầu hạt/ tiểu cầu;
- Tăng tế bào ưa Eozin;
- Tăng chỉ số GOT, GPT, LDH, alkaline phophatase và γ-GTP.
- Suy thận cấp tính;
- Viêm kết mạc ruột;
- Đau bụng;
- Tiêu chảy;
- Buồn nôn và nôn hiếm gặp;
- Biếng ăn;
- Hội chứng PIE;
- Viêm miệng hoặc nhiễm nấm candida;
- Thiếu vitamin K khiến máu khó đông;
- Thiếu vitamin nhóm B;
- Viêm dây thần kinh;
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Cetiam Inj. 1g thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.
Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Cetiam Inj. 1g. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Cetiam Inj. 1g theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.