Thuốc Belatacept có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp đáp ứng quá trình cấy ghép cơ quan vào cơ thể, chẳng hạn như ghép thận. Ngoài ra, thuốc Belatacept còn chỉ định sử dụng cho những trường hợp tiếp xúc với virus Epstein-Barr.
1. Cơ chế tác dụng của thuốc Belatacept
Thuốc Belatacept được liên kết CD86 với áp lực cao gấp 4 lần so với abatacept và cũng có thể liên kết CD80 với áp lực cao gấp 2 lần so với abatacept. Thuốc Belatacept đã được quan sát thấy ở loài linh trưởng không phải người, nhưng thuốc Belatacept kéo dài sự sống sót của các mảnh ghép do giảm sản xuất kháng thể chống lại cơ quan mới được ghép vào cơ thể.
Ngoài ra, thuốc Belatacept cũng ức chế đáp ứng miễn dịch thể dịch nguyên phát được chỉ định bằng cách giảm nồng độ sau ghép của IgG, IgM, IgA. Vai trò của hiệu ứng này có ý nghĩa hơn ở Belatacept so với cyclosporine.
Thuốc Belatacept là protein tổng hợp glycosyl hóa có trọng lượng phân tử lớn và cũng là homodimer của 2 chuỗi polypeptide tương đồng với 35 acid amin. Những thành phần này được sản xuất thông qua quá trình ADN tái tổ hợp trong tế bào. Thuốc Belatacept có hoạt tính như một bộ điều khiển chọn lọc với hoạt tính ức chế tế bào lympho T.
2. Chỉ định sử dụng thuốc Belatacept
Thuốc Belatacept được chỉ định trong dự phòng thải ghép nội tạng. Ngoài ra, thuốc Belatacept còn được sử dụng đồng thời với basiliximab trong điều trị cảm ứng, mycophenolate và corticosteroid ở những người ghép thận có khả năng xét nghiệm huyết thanh dương tính với virus Epstein-Barr.
3. Cách sử dụng thuốc Belatacept
Thuốc Belatacept được sử dụng bằng cách truyền qua đường tĩnh mạch và được thực hiện bởi cán bộ y tế. Thuốc Belatacept phải được truyền chậm và có thể mất khoảng 30 phút. Thuốc sẽ thường được sử dụng ngay trước khi người bệnh thực hiện ghép thận và 5 ngày sau tiêm. Tiếp sau đó cứ 2 đến 4 tuần sẽ thực hiện 1 lần.
Tuy nhiên thuốc Belatacept có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của cơ thể bằng cách thay đổi hoạt động của hệ thống miễn dịch. Vì vậy, khi sử dụng thuốc Belatacept người bệnh cần được kiểm tra thường xuyên các chỉ số xét nghiệm để có thể phát hiện dấu hiệu bất thường sớm nhất có thể.
4. Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc Belatacept
Nếu người bệnh bị dị ứng với thuốc hoặc chưa bao giờ tiếp xúc với virus Epstein -BArr thì người bệnh không nên sử dụng thuốc Belatacept trong điều trị.
Trước khi sử dụng thuốc Belatacept người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị về lợi ích và rủi ro khi sử dụng thuốc Belatacept. Bởi vì thuốc Belatacept có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể và từ đó tăng nguy mắc ung thư, nhiễm trùng não nghiêm trọng. Thậm chí có thể khiến người bệnh bị tàn tật, tử vong hoặc nhiễm virus sau khi ghép thận
Thuốc Belatacept có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, nếu đang mang thai hoặc có ý định mang thai thì không nên sử dụng thuốc Belatacept.
5. Tác dụng phụ không mong muốn và một số lưu ý khi sử dụng thuốc Belatacept
Thuốc Belatacept có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tùy theo từng trường hợp thì mức độ phản ứng phụ sẽ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Belatacept: Kali cao hoặc thấp, tăng huyết áp, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, táo bón, nhiễm trùng thận hoặc bàng quang, nhức đầu, ốm hoặc sưng ở chân và tay...
Tuy nhiên, với một số trường hợp có thể gặp phản ứng phụ ở mức độ nguy hiểm như tế bào hồng cầu thấp với các dấu hiệu da xanh xao, mệt mỏi, người bệnh cảm thấy choáng váng khó thở. Hoặc kali tăng cao hoặc giảm thấp gây ra các triệu chứng buồn nôn, suy nhược, có cảm giác ngứa ran, đau ngực, nhịp tim không đều, mất khả năng vận động yếu cơ, ...
Ngoài ra, thuốc Belatacept còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch khiến cho tế bào bạch cầu phát triển ngoài tầm kiểm soát. Thường người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu như:
- Sốt cao, sưng hạch, đổ mồ hôi vào ban đêm, có các triệu chứng của cúm.
- Đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Suy nhược cơ thể, giảm thị lực, đôi khi còn gặp các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ.
- Thay đổi trạng thái tinh thần và gặp nhiều vấn đề về trí nhớ.
- Đi tiểu ra máu, nóng rát khi đi tiểu hoặc không đi tiểu.
Các loại thuốc khác có thể tương tác với thuốc Belatacept bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin hoặc các sản phẩm thảo dược. Những tương tác thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy trước khi sử dụng thuốc Belatacept người bệnh cần cung cấp đầy đủ các thông tin về tiền sử sử dụng thuốc để bác sĩ chỉ định điều trị phù hợp và hiệu quả.
Người bệnh nên lưu ý khi sử dụng thuốc Belatacept nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bởi vì thuốc Belatacept có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Thêm vào đó, người bệnh cần chuẩn bị quần áo chống nắng cũng như kem chống nắng trước khi đi ra ngoài.
Người bệnh trong quá trình điều trị với thuốc Belatacept không nên nhận thêm vắc xin sống. Vì có thể chủng ngừa sẽ không hoạt động tốt và có thể sẽ không bảo vệ người bệnh hoàn toàn với các bệnh tật xung quanh. Những vắc xin sống có thể bao gồm bệnh sởi, quai bị, bại liệt, thương hàn...
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Tài liệu tham khảo: drugs.com