Beelevotal là thuốc hướng tâm thần kê đơn. Trước khi sử dụng Beelevotal, bạn nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa để dùng thuốc an toàn và hiệu quả.
1. Beelevotal là thuốc gì?
Beelevotal thuộc danh mục thuốc hướng tâm thần dùng theo toa. Thuốc Beelevotal được sản xuất bởi hãng dược phẩm Kukje Pharm Ind Co., Ltd - HÀN QUỐC, theo số đăng ký VN – 15503 – 12.
Thành phần chính có trong Beelevotal là hoạt chất Levosulpiride 25mg. Ngoài ra, trong thuốc Beelevotal còn có các tá dược khác như:
- Lactose;
- Magnesium stearate;
- Microcrystalline Cellulose;
- Sodium Starch Glycolate;
- Gelatin.
Beelevotal đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên nén. Vỏ hộp thuốc màu trắng với sọc màu nâu, tên thuốc in màu đỏ, thành phần và hàm lượng in màu đen.
2. Công dụng thuốc Beelevotal
Beelevotal là thuốc dùng theo đơn. Thuốc Beelevotal có chứa hoạt chất Levosulpirid thuộc nhóm Benzamid - một đồng phân tả truyền của Sulpirid. Beelevotal có công dụng chống rối loạn tâm thần thông qua phong bế chọn lọc các thụ thể dopamin D2 ở não. Có thể coi Levosulpirid – thành phần có trong Beelevotal như một thuốc trung gian giữa các thuốc an thần kinh (neuroleptic) và thuốc chống trầm cảm. Bởi lẽ, xét về công dụng thì hoạt chất Levosulpirid có trong thuốc Beelevotal có cả tác dụng chống trầm cảm và an thần.
Thuốc Beelevotal hấp thụ qua đường tiêu hoá, nồng độ Levosulpirid đạt đỉnh sau từ 3 – 6h uống. Beelevotal phân bổ vào các mô, liên kết với huyết tương thấp, thải trừ qua nước tiểu, phân ở dạng chưa chuyển hoá. Thời gian thải trừ Beelevotal dao động từ 8 -9h.
3. Chỉ định dùng thuốc Beelevotal
Beelevotal là thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Tâm thần phân liệt cấp tính;
- Tâm thần phân liệt mạn tính;
Ngoài ra, thuốc Beelevotal còn được chỉ định cho các trường hợp khó tiêu chức năng gồm:
- Chướng bụng;
- Đầy hơi;
- Ợ nóng;
- Buồn nôn;
- Nôn;
- Khó chịu ở thượng vị;
- Ợ hơi.
Để dùng Beelevotal an toàn, bạn cần có chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ.
4. Chống chỉ định Beelevotal
Beelevotal không dùng cho các đối tượng:
- Dị ứng và quá mẫn với các thành phần có trong Beelevotal;
- Có thai – nghi ngờ mang thai;
- Chảy máu dạ dày;
- Tắc nghẽn cơ học;
- Thủng ruột;
- U tuỷ thượng thận;
- Động kinh;
- Hưng cảm;
- Tâm thần phân liệt;
- Ung thư vú;
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.
- Phụ nữ cho con bú.
5. Liều dùng - Cách sử dụng Beelevotal
Dùng Beelevotal an toàn cần thực hiện đúng cách, đùng liều.
Cách dùng Beelevotal:
- Beelevotal được bào chế dạng viên nén nên cách dùng thuốc là uống trực tiếp với nước.
Liều dùng Beelevotal theo khuyến cáo:
Với người lớn, liều dùng Beelevotal tuỳ thuộc vào mục đích, tình trạng bệnh. Cụ thể:
- Các triệu chứng khó tiêu: Liều dùng Beelevotal là 75mg/ ngày x 3 lần.
- Tâm thần phân liệt: Đối với tình trạng này, liều dùng Beelevotal theo khuyến cáo là 200 – 300mg/ ngày x 3 lần theo hướng dẫn;
Trẻ em:
- Liều dùng thuốc Beelevotal cho trẻ em trên 14 tuổi cần điều chỉnh giảm liều. Với trẻ dưới 14 thì không được dùng Beelevotal.
Với các đối tượng đặc biệt như suy thận, khi dùng Beelevotal cần chú ý điều chỉnh liều. Dùng liều Beelevotal tuỳ theo độ thanh thải creatinin:
- Từ 30 - 30 - 60ml/ phút: Dùng liều Beelevotal bằng 2/3 liều thông thường;
- Từ 10 - 30ml/ phút: Dùng liều Beelevotal bằng 1/2 liều thông thường;
- Dưới 10ml/ phút: Dùng liều Beelevotal bằng 1/3 liều thông thường.
Ngoài ra, có thể tăng khoảng cách giữa các liều Beelevotal bằng 1,5 – 2 hoặc 3 lần so với liều dùng thông thường.
Lưu ý: Suy thận vừa/ nặng không nên dùng Beelevotal
6. Quá liều Beelevotal và cách xử trí
Quá liều Beelevotal thường là dùng từ 1 – 16gr. Các triệu chứng quá liều khi uống Beelevotal tuỳ vào mức độ quá liều. Cụ thể:
- 1 – 3gr: Buồn chồn
- 3 – 7gr: Kích động, ngoại tháp;
- Trên 7gr: Hôn mê, hạ huyết áp.
Các biểu hiện quá liều Beelevotal thường tự biến mất trong vài giờ sau khi uống. Nhưng với biểu hiện hôn mê khi quá liều Beelevotal có thể kéo dài tới 4 ngày.
Xử trí khi quá liều Beelevotal gồm:
- Rửa dạ dày;
- Uống than hoạt tính;
- Kiềm hoá nước tiểu.
Tuỳ thuộc vào mức độ quá liều khi uống Beelevotal mà lựa chọn các phương án xử trí phù hợp.
7. Tương tác Beelevotal với các thuốc khác
Khi dùng Beelevotal bạn cũng có thể gặp tương tác thuốc. Cụ thể:
- Sucralfat;
- Thuốc kháng axit có chứa nhôm - magnesi hydroxyd;
- Lithi;
- Levodopa;
- Rượu;
- Với thuốc hạ huyết áp;
- Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác.
Các tương tác này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả khi dùng Beelevotal. Do đó, khi uống Beelevotal nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào hãy cho bác sĩ biết.
8. Tác dụng phụ của thuốc Beelevotal
Khi uống Beelevotal bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ gồm:
- Mất ngủ;
- Buồn ngủ;
- Tăng prolactin máu;
- Rối loạn kinh nguyệt;
- Vô kinh;
- Kích thích quá mức;
- Hội chứng ngoại tháp;
- Hội chứng Parkinson;
- Loạn nhịp tim;
- Loạn vận động muộn;
- Hội chứng sốt cao ác tính;
- Vàng da ứ mật;
- Nhạy cảm với ánh sáng;
- Hạ thân nhiệt.
Thông báo cho bác sĩ/ dược sĩ các tác dụng gặp phải khi uống thuốc Beelevotal.
9. Thận trọng khi dùng thuốc Beelevotal
Nhà sản xuất cũng đưa ra một số cảnh báo, thận trọng khi uống Beelevotal gồm:
- Suy thận cần giảm liều Beelevotal và theo dõi;
- Động kinh;
- Người cao tuổi;
- Người nghiện rượu;
- Sốt cao không rõ nguyên nhân;
- Lái xe và vận hành máy móc.
Những cảnh báo này nhằm đảm bảo an toàn khi uống thuốc Beelevotal.
Beelevotal là thuốc dùng theo chỉ định trong các trường hợp tâm thần phân liệt, trầm cảm... Vì Beelevotal là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ hay người có chuyên môn để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.