Thuốc Atmotap thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu được bào chế ở dạng viên nang mềm. Thành phần chính của thuốc là isotretinoin được chỉ định trong điều trị bệnh trứng cá nặng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc Atmotap người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin của thuốc.
1. Cơ chế tác dụng của thuốc Atmotap
Thuốc Atmotap có thành phần chính là isotretinoin - đồng phân lập thể của tretinoin. Cơ chế tác dụng của isotretinoin mặc dù chưa được làm sáng tỏ, nhưng theo kết quả của các nghiên cứu lâm sàng với bệnh trứng cá cho thấy isotretinoin có thể làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn đồng thời tác động kháng viêm cho da.
Khi thành phần isotretinoin của thuốc hấp thu vào cơ thể bằng đường uống thì sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng cùng bữa ăn hay không. Nếu dùng bữa ăn cùng với thành phần isotretinoin của thuốc Atmotap có thể làm tăng khả sinh dục của hợp chất thuốc Atmotap so với không sử dụng chung với bữa ăn.
Thuốc Atmotap có khả năng gắn kết rộng với protein huyết tương, đặc biệt là albumin. Nồng độ của Atmotap ở da bằng một nửa nồng độ trong huyết thanh.
Thời gian bán thải trung bình của thuốc với những người bệnh bị trứng cá thường là 19 giờ. Thành phần của thuốc Atmotap là một retinoid sinh lý có nồng độ nội sinh đạt được trong vòng 2 tuần sau khi chấm dứt điều trị bằng thuốc này.
2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Atmotap
Thuốc Atmotap công dụng điều trị mụn trứng cá. Thành phần chính của thuốc Atmotap được chỉ định làm giảm bài tiết và kích tuyến bã nhờn giúp làm mờ sẹo. Trường hợp người bệnh mắc trứng cá nặng gây ra sẹo thì thuốc Atmotap sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Hơn nữa thuốc Atmotap cũng làm giảm tiết dịch từ tuyến bã nhờn - yếu tố gây kích ứng và sẹo.
Thêm vào đó thuốc Atmotap cũng được chỉ định điều trị bệnh trứng cá nặng đã kháng các liệu trình chuẩn bằng kháng sinh uống và thuốc bôi da.
Tuy nhiên thuốc Atmotap cũng chống chỉ định với một số trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. Hoặc một số trường hợp mắc bệnh lý khác như suy gan, lipid máu cao, dư hàm lượng vitamin A trong cơ thể, và không sử dụng đồng thời với thuốc kháng sinh có nhóm tetracyclin.
3. Liều dùng và cách thức sử dụng thuốc Atmotap
Thuốc Atmotap được sử dụng bằng đường uống, thường dùng cùng với bữa ăn và chia ra từ 1 đến 2 lần/ngày. Thuốc được khuyến nghị sử dụng và liều lượng cho các đối tượng với độ tuổi và tình trạng bệnh là khác nhau
Đối với người lớn, người cao tuổi nên bắt đầu sử dụng thuốc Atmotap với liều lượng 0.5mg/kg/ngày. Thuốc Atmotap có thể được điều chỉnh tùy vào thời gian sử dụng cũng như từng trường hợp người bệnh. Tuy nhiên, đa số người bệnh dùng thuốc Atmotap với liều trong khoảng từ 0.5mg/kg/ngày đến 1.0mg/kg/ngày.
Điều trị cho bệnh nhân suy thận nặng nên thực hiện với liều khuyến nghị ban đầu ở mức thấp nhất khoảng 10mg/kg/ngày. Và sau đó, có thể tăng liều lên dần dần đến 1mg/kg/ngày hoặc sử dụng đến liều tối đa mà cơ thể có thể dung nạp được.
Đối với trẻ em thì không nên sử dụng thuốc Atmotap đặc biệt trẻ em dưới 12 tuổi.
Những trường hợp bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc Atmotap mà không có khả năng dung nạp thuốc ở liều dùng khuyến nghị, thì nên điều chỉnh cho bệnh nhân sử dụng thuốc Atmotap ở liều thấp nhất và thời gian điều trị kéo dài.
Một số lưu ý: Liều điều trị với thuốc Atmotap theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Atmotap, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Atmotap
Thuốc Atmotap có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp tác dụng phụ của thuốc Atmotap có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Một số tác dụng phụ thường gặp do Atmotap gây ra bao gồm: khô niêm mạc môi, viêm môi, niêm mạc mũi, chảy máu cam, khô da, viêm kết mạc mắt... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Atmotap. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Atmotap có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Atmotap:
- Thuốc Atmotap có thể gây quái thai nên không được sử dụng cho phụ nữ đang có ý định mang thai hoặc đang có thai.
- Người bệnh không nên hiến máu trong khi điều trị hoặc sau khi mới chấm dứt điều trị với thuốc Atmotap. Vì thành phần của thuốc có thể gây nguy hiểm cho thai phụ nhận máu.
- Mụn trứng cá có thể tăng lên khi mới bắt đầu giai đoạn điều trị với thuốc Atmotap nhưng triệu chứng này sẽ giảm dần khi tiếp tục điều trị và thường trong vòng 7 đến 10 ngày.
- Khi sử dụng thuốc Atmotap cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì những tia UV có thể gây kích ứng da.
- Nên tránh điều trị da bằng laser hoặc bằng hoá chất có thể làm mòn da trong thời gian từ 5 đến 6 tháng sau khi điều trị bằng thuốc Atmotap. Đồng thời tăng nguy cơ gây sẹo lồi trên da.
- Người bệnh nên sử dụng kem hoặc thuốc mỡ giữ ẩm cho da và môi. Bởi lúc bắt đầu sử dụng thuốc Atmotap có thể gây ra các triệu chứng khô da.
Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Atmotap. Người bệnh trước khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ để đạt kết quả điều trị tốt nhất.