Asparagus được nghiên cứu về tác dụng lợi tiểu, hạ đường huyết, hạ huyết áp, hạ cholesterol và chống oxy hóa. Vậy thuốc Asparagus có công dụng gì và nên sử dụng như thế nào?
1. Asparagus là gì?
Asparagus (măng tây) có tên khoa học là Asparagus officinalis, là một loại thảo mộc lâu năm, đơn tính, có nguồn gốc từ Châu Âu và Châu Á hiện nay được trồng rộng rãi. Lá cây hình vảy và thân mọc thẳng, nhiều nhánh, cao tới 3m. Thân cây trên không hoặc ngọn giáo phát sinh từ thân rễ được dùng như một loại rau. Rễ có vị bùi và ở mức độ thấp hơn, thường dùng cho mục đích y học.
Asparagus có thể cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, chất xơ, sắt, kẽm, riboflavin và vitamin K, đặc biệt chứa nhiều chất chống oxy hóa đặc biệt như Flavonoid quercetin, Isorhamnetin và Kaempferol.
Rễ Asparagus chứa insulin và một số fructo-oligosaccharide. Các thành phần khác của rễ là beta-sitosterol, glycosid steroid và saponin steroid.
Hạt giống Asparagus chứa một lượng lớn polysaccharide hòa tan natri hydroxit, bao gồm các chuỗi mạch thẳng của beta-glucose và beta-mannose. Hạt cũng chứa 3 protein bất hoạt ribosome với nồng độ từ 8 đến 400 mg trong 100g nguyên liệu ban đầu. Những protein này với trọng lượng phân tử khoảng 30.000, có điểm đẳng điện kiềm và ức chế sự tổng hợp protein trong các xét nghiệm ly giải hồng cầu lưới ở thỏ.
2. Công dụng của Asparagus
2.1 Chống ung thư
Tác dụng chống ung thư của Asparagus officinalis chủ yếu được ghi nhận trên các dòng tế bào ung thư biểu mô tế bào gan. Ngoài ra, phần dưới cùng của măng tây không ăn được gây ra sự ức chế khả năng sống của tế bào ung thư ở vú, ruột và tuyến tụy.
2.2 Tác dụng hạ huyết áp
Mặc dù dữ liệu còn yếu về tác dụng hạ huyết áp của Asparagus, nhưng được cho là có thể làm giảm huyết áp thông qua tác dụng lợi tiểu và ức chế men chuyển (ACE).
2.3 Hoạt động chống viêm
Tác dụng chống viêm chống lại cyclooxygenase 2 của Asparagus đã được nghiên cứu trong ống nghiệm (in vitro) và mô tả năm 2004.
2.4 ác dụng chống oxy hóa
Hoạt động chống oxy hóa loại bỏ gốc tự do được cho là do hàm lượng phenolic của Asparagus được mô tả ở nhiều nghiên cứu.
2.5 Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương
Trong một mô hình nghiên cứu trên chuột, Asparagus đã cải thiện tình trạng suy giảm nhận thức do scopolamine gây ra. Chúng cũng gây ra sự gia tăng acetylcholine và ức chế enzyme acetylcholinesterase.
Asparagus giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng, cải thiện tình trạng trầm cảm, lo âu
2.6 Tác dụng hạ cholesterol trong máu
Trong một nghiên cứu trên chuột bị tăng cholesterol máu, 5 tuần điều trị với Asparagus, phần chất xơ và phần flavonoid của Asparagus tạo ra tác dụng giảm cholesterol.
2.7 Tác dụng hạ đường huyết
Trong một nghiên cứu về bệnh tiểu đường do streptozotocin gây ra ở chuột, chiết xuất nước phần rễ không ăn được của Asparagus được sử dụng trong 21 ngày cho thấy khả năng làm giảm mức đường huyết lúc đói. Tuy nhiên cũng có liên quan đến sự gia tăng đáng kể trọng lượng cơ thể và mức glycogen trong gan.
3. Cách sử dụng có hiệu quả Asparagus
Chưa có đủ bằng chứng lâm sàng để cung cấp các khuyến nghị về liều lượng Asparagus. Liều lượng tối đa 2.400 mg mỗi ngày rễ Asparagus khô (chia làm nhiều lần) kết hợp với mùi tây (Asparagus-P) đã được đánh giá về tác dụng hạ huyết áp.
Đối với các loại thuốc chiết xuất từ Asparagus, sử dụng theo hướng dẫn sẽ không xuất hiện nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu, nếu mỗi ngày dùng hơn 6g măng tây kết hợp với mùi tây sẽ xuất hiện các bệnh về dạ dày hoặc phù chân. Nếu bạn bị dị ứng với Asparagus (măng tây) thì không nên sử dụng.
4. Lưu ý khi dùng Asparagus
Asparagus được công nhận là an toàn khi dùng làm thực phẩm. Tránh dùng liều cao hơn liều lượng có trong thực phẩm, vì chưa xác định được tính an toàn và hiệu quả.
Phụ nữ có thai cần chú ý khi sử dụng Asparagus, vì có thể gây rối loạn nội tiết trong cơ thể mẹ. Mặc dù chất chiết xuất trong Asparagus có tác dụng hỗ trợ sinh sản nhưng thực chất lại là nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ mang thai.
Hiện chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng điều trị bệnh của Asparagus trên người. Vì vậy khi sử dụng Asparagus ngoài mục đích thực phẩm cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.