Vị thuốc bạch biển đậu hay đậu ván là một nguyên liệu được sử dụng để trị bệnh từ rất lâu trong nền y học cổ đại. Dưới sự phát triển của Y Học Hiện Đại, những tác dụng bạch biển đậu mang lại đã được chứng minh và công nhận. Hãy cùng phân tích để hiểu hơn bạch biển đậu là gì?
1. Nét nổi bật của cây bạch biển đậu
Bạch biển đậu có thể là cái tên khiến nhiều người khi nghe cảm thấy còn xa lạ. Tuy nhiên, vị thuốc này còn có tên gọi khác là đậu ván trắng, biển đậu hay bạch đậu. Với cách đặt tên vậy cũng có thể hiểu đây là một cây đậu có màu trắng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm trong sách chuyên ngành loại cây này với cái tên như Dolichsos albus Lour.
Bạch biển đậu thuộc họ cánh bướm Fabaceae là hạt được thu hoạch từ cây đậu ván. Sở dĩ gọi tên như vậy vì khi chín và được phơi khô lớp vỏ ngoài có màu trắng. Một số vùng còn gọi loại đậu này là nga mi đậu hay bạch mai đậu.
Đậu ván là một loại cây dạng thân leo có vòng đời dao động 1 - 3 năm. Một số cây có khả năng leo cao thì sẽ leo dài đến 5m. Lá của cây mọc thành chét còn hoa lại mọc thành chùm. Khi ra quả, quả của cây có màu xanh nhạt ngả dần vàng khi chín .
Đậu ván ngoài làm thuốc cũng là một thực phẩm được sử dụng cho các bữa ăn. Chính vì thế, không khó để tìm thấy vị thuốc này. Hiện tay, quả cây đậu ván còn non sẽ được lấy ăn còn những quả già thì tách phần hạt đem phơi khô và chế làm thuốc. Phần hạt đó chính là vị thuốc bạch biển đậu.
Cây đậu ván sinh trưởng và chín già vào khoảng mùa thu hàng năm. Vì vậy, từ tháng 9 đến tháng 10 có thể lấy hạt từ quả già để làm thuốc. Quả đậu ván sau khi già được thu hoạch đập dập lấy hạt ra và phơi khô là được.
2. Thành phần hóa học và dược tính của cây bạch biển đậu
Thành phần hóa học của bạch biển đậu có chứa khá nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong một số phân tích thống kê, các chuyên gia đã cho được kết quả thành phần hóa học trong bạch biển đậu như sau:
- 22,7% thành phần là protein
- 1,8% thành phần là chất béo
- 57% là cacbonhydrat
- 0.046% là canxi
- 0,052% là phốt pho
- 0,001% là sắt
Đây là những thành phần chiếm tỷ lệ lớn được tìm thấy khi nghiên cứu phân tích bạch biển đậu. Ngoài ra, vị thuốc bạch biển đậu còn chứa men tyrosinaza,acid xyanhydric và một số vitamin A,B,C. Trong số các loại vitamin có trong hạt đậu ván thì B1 chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
Ngoài ra, khi phân tích sâu hơn về chuỗi protein của bạch biển đậu, các chuyên gia đã tìm ra nhiều acid amin bổ sung cho cơ thể như: lyzin, acginin, tyrozin và trytophan. Thêm vào đó, biển đậu còn có protit, vitamin B1 và C1, đường sacaroza, glucoza, caroten, maltoza, stachyoza, acid pipecolic, phytoagglutinin.
Trong đông y, bạch biển là vị thuốc có vị ngọt, hơi ôn, không độc .... Bạch biển đậu có thể dùng điều trị đau bụng, giải độc. Theo một số danh y đời Đường, ăn bạch biển đậu bổ ngũ tạng, trị chứng nôn mửa, trị tóc bạc. Với thuốc này, mỗi lần dùng sắc hoặc bột cần 8 -16 gam là đủ.
3. Một số vị thuốc bạch biển đậu được tìm thấy
3.1. Bạch biển đậu có tác dụng trị lở ngửa
Hạt bạch biển đậu phơi khô sẽ được giã nát sau đó đem đắp lên vùng da ngứa ngáy. Khi thực hiện bài thuốc này, bạn nên tham khảo tài liệu và tư vấn từ bác sĩ. Tuy rằng bạch biển đậu không có dược tính phụ nhiều nhưng nên chú ý khi dùng để đạt hiệu quả tốt hơn.
3.2. Chữa trị chứng đau bụng, đi ngoài
Để chữa đau bụng đi ngoài hay thổ tả bạn cần chuẩn bị 12 gam bạch biển đậu, 12 gam hương nhu, 8 gam hậu phác. Các nguyên liệu sau khi cân đong đủ thì đem sắc lấy nước uống.
3.3. Ngăn ngừa tiêu chảy do tỳ vị hư hàn
Điều trị bệnh tiêu chảy do tỳ hư cần phải chuẩn bị khá nhiều nguyên liệu. Các nguyên liệu như cam thảo, bạch truật, phục linh và đẳng sâm được lấy bằng nhau và nhiều gấp đôi các nguyên liệu sau: ý dĩ nhân, sa nhân, liên nhục, cát cánh.
Với bạch biển đậu thì lấy gấp rưỡi và tán nhuyễn chúng thành bột mịn. Phần bột mịn hỗn hợp các nguyên liệu kể trên sẽ được đem sắc uống. Mỗi lần sắc sẽ cân lấy 12 gam bột và sắc cùng nước đại táo.
3.4. Dành cho người mắc tiểu đường
Bạch biển đậu đem ngâm trong nước tách lấy vỏ rồi nghiền trộn cùng mật ong và nước sắc của thiên hoa phấn. Hỗn hợp tạo ra đem viên lại thành hạt rồi bọc lớp kim bạc bên ngoài làm áo tránh không khí tiếp xúc.
Khi sử dụng chỉ cần chi 2 lần mỗi lần 20 - 30 viên hoàn uống cùng nước sắc thiên hoa phấn. Trong gian dùng thuốc, nên kiêng kỵ các món có tính nóng, đồ nhiều dầu mỡ, thức uống chứa cồn và việc sinh hoạt vợ chồng. Sau khi dùng đủ liều có thể dùng thêm thuốc bổ thận.
3.5. Giải độc hiệu quả với bạch biển đậu
Khi cơ thể bị nhiễm độc của nhân ngôn hay thích tín có thể dẫn đến mất mạng. Thời xa xưa, những chất độc này chủ yếu được dùng để hại người. Nếu không may trúng phải, bạn có thể trộn bột bạch biển đậu cùng nước uống để điều trị.
3.6. Điều trị sinh non
Phụ nữ sinh non sẽ ảnh hưởng sức khỏe, đồng thời em bé không nhận đủ dinh dưỡng để thích nghi kịp với môi trường mới. Do vậy dùng bạch biển đậu có thể hạn chế nguy cơ này.
Cân lấy 30 gam bạch mao căn, 20 gam sinh khương, 20 gam bạch biển đậu, 8 gam bạch truật, 8 gam bán hạ, 8 gam nhân sâm, 8 gam lá tỳ bà. Các nguyên liệu sau khi cân đủ đem tán thành bột mịn dùng dần. Mỗi lần dùng sẽ lấy ra 8 gam.
3.7. Giảm buồn nôn
Nôn có thể ảnh hưởng đến vị giác tinh thần và trực tiếp làm suy giảm sức khỏe. Nếu bị nôn mửa bạn có thể tham khảo bác sĩ sử dụng bạch biển đậu để cải thiện. Sau khi mọi vấn đề được xác nhận an toàn hãy chuẩn bị 16 gam bạch biển đậu cùng 8 gam hoắc hương sắc lấy nước uống. Nếu bạn không thể kiếm được hoắc hương hãy đếm lấy 30 hạt bạch biển đậu đem giã lấy nước uống.
3.8. Bạch biển đậu có thể giải trừ độc cá nóc, hải sản và chứng đau bụng tiêu chảy khi dùng đồ uống có cồn
Với những trường hợp trúng độc từ thực phẩm hay đồ uống có thể điều trị bằng bạch biển đậu. Nhưng bạn không nên tự ý thực hiện hãy nói cho bác sĩ để được hướng dẫn. Nếu bác sĩ cho phép thì lấy 30 hạt giã nát lấy nước uống.
3.9 Điều trị bệnh thiếu máu và vàng da
Với bệnh nhân da dẻ nhợt nhạt và thiếu máu cần cân lấy 12 gam bạch biển đậu, 12 gam bố chính sâm, 12 gam hoài sơn, 6 gam hạt keo đậu, 6 gam mẫu lệ, 6 gam ô tặc cốt, 6 gam ý dĩ. Các nguyên liệu đó tác nhuyễn và lấy 8 - 12 gam mỗi lần sắc lên uống
3.10 Điều trị chứng nổi ban
Nguyên liệu sử dụng gầm 50 gam đường phèn, 20 trái hồng táo, 100 gam bạch biển đậu. Đem tất cả sắc lấy nước và chia làm 2 lần sử dụng.
3.11 Giảm đau và tê bì tay chân
Lấy 30 gam rễ của cây đậu ván sắc với nước uống. Mỗi ngày đều sử dụng đều đặn cá triệu chứng đau nhức hay tê bì chân tay sẽ giảm dần.
4. Lưu ý để tránh gặp tác dụng phụ khi dùng bạch biển đậu
Bạch biển đậu là vị thuốc dân gian được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, nếu tự ý sử dụng không tham khảo qua bác sĩ thì có thể khiến cơ thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Hiện nay, bạch biển đậu kiêng kỵ sử dụng trong các trường hợp sau:
- Người mắc chứng tỳ vị hư hàn, hay chướng bụng nên chú ý khi sử dụng bạch biển đậu
- Khi cơ thể có biểu hiện thương hàn, trường vị có trệ thì không được sử dụng
- Bạch biển đậu khô có thể là chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế phải sao vàng để loại bỏ độc tố mới dùng được.
5. Một số tác dụng bạch biển đậu được sưu tầm
Ngoài là vị thuốc, tác dụng bạch biển đậu còn có thể kết hợp làm một số món ăn ngon miệng.
5.1 Nấu chè đậu ván
Chè đậu ván là một thức ăn thanh mát ngoài giải nhiệt còn nâng cao sức khỏe cho người sử dụng. Bạn cần chuẩn bị 500 gam đậu ván trắng, 200 gam đường vàng, 5 chiếc lá dứa, 5 gam muối, nước cốt dừa và 75 gam bột năng.
Sau khi đã có đầy đủ những nguyên liệu cần thiết thì tiến hành rửa sạch bạch biển đậu và ngâm trong nước ấm 10 giờ. Sau khi ngâm những hạt đậu lép bị hỏng sẽ dễ dàng được loại bỏ. Những hạt còn nguyên có thể dùng sẽ được tách vỏ và vớt ra chờ đến khi hoàn toàn ráo nước.
Sau đó hầm đậu cùng 5 gam đến khi chín. Đem bột năng đã chuẩn bị hòa vào nước theo tỉ lệ 1 : 1 để sang 1 bên. Đường và lá dứa để lên nồi cùng 2 lít nước đun lửa nhỏ kết hợp khuấy đều tay đến khi tan. Cuối cùng, đổ bột năng vào nguấy lên và đổ đậu vào. Khi ăn có thể bỏ thêm đá hoặc nước cốt dừa để chè thêm thơm ngon hơn.
5.2 Bao tử heo hầm
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Tỳ giải 25 gam, 80 gam bạch biển đậu đã sao khô, 2 chiếc lá sen tươi, 120 gam đậu đỏ, 500 gam bí đao, 8 gam trần bì và bao tử heo. Các nguyên liệu sau khi có đủ và cân đúng với lượng trên thì đem sơ chế làm sạch.
Bí đao nên gọt vỏ thái miếng. Lá sen thì rửa sạch thái nhỏ và để ráo nước. Các vị thuốc còn lại đem nấu cùng bao tử heo trong 1,5 lít nước. Điều chỉnh lửa vừa rồi hạ nhỏ và ninh trong 1 giờ để bao tử được mềm. Sau đó cho lá sen và muối vào nêm đến khi vừa ăn.
5.3 Canh bí đao nấu cùng bạch biển đậu
Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 50 gam xích tiểu đậu, 30 gam bạch biển đậu 250 bí đao, 25 gam trạch tả cùng trư linh và 100 gam thịt heo. Các nguyên liệu sau khi sơ chế sẽ cắt nhỏ vừa ăn. Sau đó đem tất cả vào nồi hầm nhừ bằng 1,5 lít nước. Sau khi các nguyên liệu đã chín nhừ thì có thể sử dụng.
5.4 Chữa bệnh đại tràng bằng bạch biển đậu
Với người mắc bệnh đại tràng cần chuẩn bị 20 gam dược liệu, 20 gam bạch truật, 20 gam hoài sơn, 16 gam lá khổ sâm, 12 gam cao lương khương, 12 gam sơn thù, 10 gam trần bì, 10 gam cam thảo.
Bạch truật và hoài sơn sẽ được đem đi sao vàng. Sau đó kết hợp các vị thuốc được chuẩn bị sắc cùng 1,5 lít nước. Sắc đến khi nước cô lại còn khoảng 350 ml thì chia làm 2. Phần nước sắc đó sẽ chỉ dùng trong ngày là có hiệu quả.
Bạch biển đậu ngoài là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh thì còn có thể dùng chế biến nhiều món ăn ngon. Bên cạnh những công dụng chữa bệnh hay bồi bổ sức khỏe được tìm thấy, bạch biển đậu cũng có những điều kiêng kỵ cần lưu ý. Để đảm bảo tránh cơ thể gặp phải tác dụng không tốt nên lưu ý cách sơ chế cũng như những trường hợp không được sử dụng.
Trên đây là một số kết quả nghiên cứu về công dụng của bạch biển đậu. Đồng thời bạn cũng có thể tham khảo các bài thuốc dân gian kể trên để áp dụng khi cần. Tuy nhiên hãy luôn chú ý những điều kiêng kỵ và không quên hỏi ý kiến của bác sĩ để nắm rõ những tác dụng của vị thuốc bạch biển đậu.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.