Cơ thể ra sao nếu thừa - thiếu kali trong máu?

Kali trong máu giúp duy trì cân bằng nội môi của cơ thể. Thiếu (hạ) Kali máu hay tăng Kali máu đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy cơ thể sẽ ra sao nếu thừa- thiếu kali trong máu?

1. Vai trò của kali trong cơ thể

Kali là một chất điện giải cực kỳ quan trọng của cơ thể giúp duy trì hoạt động bình thường, đặc biệt là của hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu, đặc biệt có vai trò không thể thiếu trong các hoạt động thần kinh - cơ. Thiếu - thừa kali tong máu luôn là một mối đe dọa tiềm tàng cho tính mạng bệnh nhân thường gây triệu chứng rối loạn nhịp tim nguy hiểm. Mặt khác, kali cũng giúp ích cho cơ thể sản xuất ra protein từ các amino acid và biến đổi glucose thành glucogen (polysaccharide dự trữ chính của cơ thể) một nguồn năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.

Tổng lượng kali trong toàn cơ thể (bao gồm trong tế bào, khoảng kẽ và trong máu vào khoảng 50mEq/kg cân nặng với 98% lượng kali ở trong tế bào. Nồng độ kali trong máu bình thường từ khoảng 3,5 - 5,5mEq/L. Khi kali trong máu trên 5,5mEq/L được gọi là tăng kali máu và khi lượng kali tăng dưới 3,5 mEq/L là hạ kali máu có thể gây những rối loạn nhịp nguy hiểm cho bệnh nhân.

Lượng kali trong máu thay đổi phụ thuộc vào nồng độ kali trong, ngoài tế bào và lượng kali mất qua thận, qua mồ hôi, qua phân. Một chế độ ăn bình thường đảm bảo tương đối đầy đủ cho việc bổ sung lượng kali mất hàng ngày.

Kali có chủ yếu ở bên trong tế bào và giữ vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa, tham gia hệ thống đệm điều hòa pH của tế bào. Trong cơ thể lượng kali thường khá ổn định, vì nếu quá thừa hoặc quá thiếu đều có thể dẫn tới những biểu hiện bệnh lý. Khẩu phần ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm thường cung cấp đủ kali cho cơ thể.


Kali trong máu là một chất điện giải cực kỳ quan trọng của cơ thể.
Kali trong máu là một chất điện giải cực kỳ quan trọng của cơ thể.

2. Tăng Kali máu

2.1 Biểu hiện của tăng kali máu

Tăng Kali máu khi Kali máu lớn hơn 5mmol/l. Khi tỷ lệ này lớn hơn 7mmol/l sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng phát hiện: vô cảm, tê các đầu ngón, giảm phản xạ gân xương (xuất hiện muộn).

Biểu hiện của tăng kali máu nói chung là nghèo nàn, bệnh nhân chỉ thấy cảm giác yếu cơ, liệt cơ, đau mỏi các bắp chân, bắp tay, dị cảm, chuột rút, buồn nôn, nôn. Các triệu chứng tim mạch luôn có và là biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có cảm giác đánh trống ngực, nhịp tim bị bỏ nhịp (ngoại tâm thu), nặng hơn sẽ có tụt huyết áp, ngừng tim và bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Làm điện tâm đồ để xác định những dấu hiệu của tăng kali máu cũng như những loạn nhịp đặc trưng của tăng kali máu: sóng T cao, nhọn, đối xứng; muộn hơn có phức bộ QRS giãn rộng, hình lưỡi mác... nhịp nhanh thất, rung thất... và xét nghiệm nhanh cho thấy nồng độ kali máu tăng rất cao.

2.2 Làm gì khi có biểu hiện tăng kali máu?

  • Khi bệnh nhân có các biểu hiện nghi ngờ do tăng kali máu, lập tức dừng tất cả các nguồn đang đưa kali vào cơ thể như các loại thuốc hoặc dịch truyền có chứa kali.
  • Sau đó nhanh chóng xác định xem bệnh nhân có tăng kali máu thực sự hay không. Nếu có tăng kali máu, nhanh chóng làm giảm nồng độ kali trong máu tại các cơ sở điều trị. Thừa Kali huyết được điều trị bằng tiêm nhỏ giọt mạch máu dung dịch Bicarbonate Na, dung dịch Glucose ưu trương - nếu đi tiểu ít hay vô niệu phải lọc máu ngoại thận, đồng thời loại bỏ thức ăn giàu Kali.

2.3 Nguyên nhân tăng Kali máu

Nguyên nhân phổ biến nhất của tăng kali máu như:

Các nguyên nhân tăng kali máu khác bao gồm:

  • Bệnh Addison (suy tuyến thượng thận)
  • Thuốc ức chế men chuyển đổi angiotensin (ACE)
  • Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II
  • Thuốc ức chế Beta
  • Mất nước
  • Tiêu hủy các tế bào hồng cầu do chấn thương nghiêm trọng hoặc bỏng nặng
  • Sử dụng quá nhiều chất bổ sung có kali
  • Tiểu đường tuýp 1.

3. Hạ kali máu


Bổ sung các thức ăn giàu Kali để hỗ trợ tăng kali trong máu.
Bổ sung các thức ăn giàu Kali để hỗ trợ tăng kali trong máu.

3.1 Hạ kali máu ảnh hưởng như thế nào?

Kali ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh cơ giải phóng năng lượng (khử cực) và sau đó tái tạo năng lượng (phân cực) để tiếp tục giải phóng năng lượng. Khi nồng độ kali thấp, các tế bào không thể phân cực và giải phóng năng lượng liên tục, làm cơ bắp và dây thần kinh không thể hoạt động bình thường.

Hạ Kali huyết khi Kali huyết nhỏ hơn 3,5 mmol/l, có thể gây ra triệu chứng: mệt mỏi rã rời cơ thần kinh, táo bón dai dẳng và chướng bụng. Nặng hơn có thể gây rối loạn nhịp tim: cơn nhịp nhanh thất, rung thất, đưa tới tử vong. Phát hiện bằng định lượng Kali trong máu, bằng điện tâm đồ (là dấu hiệu sớm: xuất hiện sóng U có khi rất to, sóng T giảm biên độ, 2 pha hoặc âm tính, đoạn ST chênh dần xuống dưới đẳng điện).

Điều trị hạ Kali máu nhẹ có thể điều chỉnh bằng dung dịch uống. Bổ sung các thức ăn giàu Kali: thịt, cá, rau quả tươi, nước quả ép,chocolate, rau, quả khô, chè búp, chuối, mơ...

Nếu thiếu Kali huyết nặng, thì cần truyền nhỏ giọt KCL vào mạch máu.

3.2 Nguyên nhân hạ kali máu

Kali thấp có thể xảy ra vì nhiều lý do, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là sử dụng thuốc lợi tiểu, bị tiêu chảy và lạm dụng thuốc nhuận tràng lâu dài. Một số bệnh lý và thuốc có thể làm giảm nồng độ kali máu.

Các nguyên nhân gây hạ kali máu bao gồm:

Tổn thương thận:

Mất kali qua dạ dày và ruột do:

  • Ói mửa
  • Thụt tháo quá mức do sử dụng thuốc nhuận tràng
  • Tiêu chảy
  • Sau phẫu thuật cắt bỏ ruột non.

Ảnh hưởng của thuốc:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Aminoglycosides (một loại kháng sinh).

Vận chuyển kali vào và ra khỏi tế bào có thể làm giảm nồng độ kali trong máu:

  • Sử dụng insulin
  • Một số tình trạng trao đổi chất (như nhiễm kiềm).

Giảm lượng thức ăn hoặc suy dinh dưỡng

  • Biếng ăn
  • Chứng cuồng ăn vô độ
  • Phẫu thuật giảm béo
  • Nghiện rượu.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về tăng - hạ kali máu. Ngay khi thấy xuất hiện những dấu hiệu trên bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám ngay để được chẩn đoán và xử trí kịp thời tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe