Lượng máu trong cơ thể người thường tương đương với 7% trọng lượng cơ thể. Lượng máu trung bình trong cơ thể của bạn chỉ là một sự ước tính vì nó còn phụ thuộc vào cân nặng, giới tính của bạn và thậm chí cả nơi bạn sống.
1. Cơ thể người có bao nhiêu lít máu?
Ước tính có khoảng 5 lít máu trong cơ thể người trưởng thành trung bình nhưng con số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau. Khi mang thai, người phụ nữ có thể có lượng máu nhiều hơn tới 50%.
Đôi khi, lượng máu trong cơ thể con người có thể khác nhau tùy thuộc vào nơi bạn sống. Ví dụ, những người sống ở nơi cao lớn có nhiều máu hơn vì ở trên cao có ít oxy hơn.
Lượng máu trong cơ thể của một người sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và kích thước của họ. Mất một lượng máu nhất định sẽ không gây hại gì cho cơ thể. Lượng máu trong cơ thể so với trọng lượng cơ thể:
- Xấp xỉ 7 - 8% trọng lượng cơ thể của một người trưởng thành.
- Xấp xỉ 8 - 9% trọng lượng cơ thể của trẻ.
- Xấp xỉ 9 - 10% trọng lượng cơ thể trẻ sơ sinh.
Số lượng máu trung bình của một người như sau:
- Trẻ sơ sinh: Trẻ sinh đủ tháng có khoảng 75 mililít (mL) máu trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Nếu một đứa trẻ nặng khoảng 3.6kg, chúng sẽ có khoảng 270 ml máu trong cơ thể.
- Trẻ em: Một đứa trẻ nặng 36kg trung bình sẽ có khoảng 2.650 mL máu trong cơ thể.
- Người lớn: Người lớn trung bình nặng từ 65 đến 80kg nên có khoảng khoảng 4.5 đến 5.7 lít máu.
- Phụ nữ mang thai: Để hỗ trợ thai nhi phát triển, phụ nữ mang thai thường có lượng máu nhiều hơn từ 30 đến 50% so với phụ nữ không mang thai.
2. Làm sao để đo được lượng máu trong cơ thể bạn?
Bác sĩ của bạn thường sẽ không trực tiếp đo lượng máu mà bạn có vì họ có thể ước tính nó dựa trên các xét nghiệm khác. Ví dụ, một xét nghiệm máu được gọi là xét nghiệm hemoglobin và hematocrit có thể ước tính lượng máu trong cơ thể bạn so với lượng chất lỏng trong cơ thể. Sau đó, bác sĩ có thể xem xét cân nặng của bạn và mức độ giữ nước của bạn. Tất cả những yếu tố này có thể gián tiếp đo lường lượng máu bạn có.
Nếu bạn gặp phải một chấn thương lớn gây mất máu, các bác sĩ thường sẽ lấy cân nặng của bạn làm điểm khởi đầu để dự đoán bạn có bao nhiêu máu. Sau đó, họ sẽ sử dụng các yếu tố như nhịp tim, huyết áp và nhịp thở của bạn để ước tính lượng máu có thể đã mất. Họ cũng sẽ cố gắng theo dõi lượng máu mất thêm (nếu có) để có thể nhanh chóng thay thế bằng biện pháp truyền máu.
Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm này để đánh giá nhiều tình trạng khác nhau, chẳng hạn như:
Có nhiều cách kiểm tra khác nhau nhưng kiểm tra thể tích máu thường bao gồm việc tiêm một lượng nhỏ chất đánh dấu vào cơ thể. Sau đó, chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ sử dụng công nghệ hình ảnh để theo dõi máu di chuyển khắp cơ thể.
3. Bạn có thể mất bao nhiêu máu?
Theo Tổ chức Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, lượng máu tiêu chuẩn mà một người sẽ cho trong một lần hiến máu là 450ml. Đây là khoảng 10% lượng máu trong cơ thể và bạn vẫn sẽ an toàn nếu mất ngần đó máu.
Một người có thể cảm thấy hơi choáng sau khi hiến máu. Vì vậy, các trung tâm hiến máu yêu cầu người hiến máu nghỉ ngơi trong 10 - 15 phút và uống nước trước khi rời đi.
Nếu một người bị bệnh hoặc tai nạn, họ có thể mất nhiều máu hơn. Điều này có thể dẫn đến sốc và đe dọa tính mạng của họ.
3.1. Sốc mất máu
Chảy máu nhiều có thể nguy hiểm. Theo thuật ngữ y tế, sốc có nghĩa là không có đủ oxy đến các mô trong cơ thể. Nồng độ oxy thấp có thể gây tổn thương não và các cơ quan khác.
Nếu ai đó bị mất máu, cơ thể sẽ bắt đầu hướng máu đến các cơ quan quan trọng và không còn cung cấp máu cho da, ngón tay hay ngón chân. Một người mất máu có thể sẽ bắt đầu trở nên nhợt nhạt hoặc cảm thấy tê ở tứ chi. Khi một người mất khoảng 15% thể tích máu, họ có thể bắt đầu bị sốc, mặc dù huyết áp và các dấu hiệu khác của họ lúc đó có thể vẫn bình thường.
Sau khi mất từ 20 - 40% máu, huyết áp của người đó sẽ bắt đầu giảm và họ bắt đầu cảm thấy lo lắng. Nếu mất nhiều máu hơn, họ sẽ bắt đầu cảm thấy bối rối. Nhịp tim của họ có thể tăng lên khoảng 120 nhịp mỗi phút do cơ thể cố gắng duy trì cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng.
Khi mất từ 40% máu trở lên, người bệnh sẽ bị sốc nặng. Nhịp tim của họ sẽ tăng lên trên 120 nhịp/phút. Họ có thể bị hôn mê và có thể mất ý thức.
3.2. Nguyên nhân chảy máu gây sốc
Chảy máu có thể xảy ra ở bên ngoài hoặc bên trong nhưng cả hai loại đều có thể dẫn đến sốc.
- Chảy máu bên ngoài: Vết thương ở đầu hay vết thương sâu hoặc vết cắt trên/gần tĩnh mạch; chẳng hạn như trên cổ tay hoặc cổ, có thể dẫn đến mất máu nghiêm trọng.
- Chảy máu bên trong: Một chấn thương bên trong, chẳng hạn như một cú đánh vào bụng, có thể dẫn đến mất máu đột ngột và đáng kể. Tuy nhiên, nó có thể không nhìn thấy từ bên ngoài. Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể giúp tìm ra nguyên nhân, vị trí chảy máu bên trong. Ví dụ như một vết loét đục, ung thư phổi hoặc vỡ u nang buồng trứng, cũng có thể gây ra chảy máu bên trong. Tùy thuộc vào vị trí xuất huyết bên trong, vết bầm tím có thể bắt đầu xuất hiện. Bạn có thể bị mất máu qua miệng, mũi hoặc các lỗ thông khác.
3.3. Tìm sự giúp đỡ
Một người bị chảy máu nghiêm trọng sẽ cần được chăm sóc y tế.
Đối với chảy máu bên ngoài, người bệnh nên:
- Ngồi hoặc nằm xuống.
- Nâng cao phần bị thương, nếu có thể.
- Ấn lên vết thương để làm máu chảy chậm lại hoặc nhờ người khác làm điều này.
Gọi cấp cứu 115 ngay, nếu:
- Chảy máu nghiêm trọng.
- Chảy máu không ngừng hoặc không chậm lại khi áp dụng áp lực.
- Bầm tím nghiêm trọng xuất hiện trên cơ thể hoặc đầu.
- Có sự thay đổi về ý thức hoặc khó thở.
3.4. Truyền máu
Truyền máu là một thủ tục y tế để bổ sung máu cho người mất máu. Các lý do cần truyền máu có thể bao gồm:
- Mất nhiều máu.
- Bị bệnh ảnh hưởng đến lượng máu trong cơ thể, chẳng hạn như ung thư hoặc thiếu máu.
Truyền máu có thể là một thủ thuật cứu sống người bị mất máu. Mọi người cũng có thể nhận các phần khác của máu, chẳng hạn như huyết tương và tiểu cầu, cho các mục đích điều trị khác nhau.
4. Cơ thể chúng ta sản xuất bao nhiêu máu một ngày?
Cơ thể bạn tạo ra khoảng 2 triệu tế bào hồng cầu mỗi giây. Tế bào máu được tạo ra từ tế bào gốc trong tủy xương. Tế bào gốc là loại tế bào có thể tạo ra các loại tế bào khác. Quá trình này diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời của một người.
Máu bao gồm các phần khác nhau:
- Các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy và carbon dioxide.
- Tế bào bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.
- Tiểu cầu giúp cầm máu.
- Huyết tương giúp vận chuyển các chất hòa tan qua máu và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Cơ thể mất khoảng 24 giờ để thay thế lượng huyết tương bị mất nhưng mất tới 4 - 6 tuần để thay thế các tế bào máu đỏ bị mất.
Các tế bào hồng cầu có màu sắc từ hemoglobin, có chứa sắt. Có thể mất vài tháng để nồng độ sắt trở lại bình thường sau khi mất máu hoặc hiến máu. Những người đã bị mất máu do hiến tặng hoặc vì lý do khác có thể được bù đắp bằng việc:
- Uống nhiều nước.
- Tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như gan bò và thực phẩm tăng cường.
5. Cách cơ thể duy trì nồng độ máu
Hệ thống tuần hoàn hoặc tim mạch chịu trách nhiệm vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Trong hệ thống này, tim bơm máu đến các mạch máu, đưa máu đến các cơ quan của cơ thể. Ở đó, máu cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng khác.
Các hệ thống và cơ quan khác đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ máu trong cơ thể đó là:
- Thận: Điều chỉnh sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
- Hệ thống xương: Vì tủy xương tạo ra các tế bào máu.
- Hệ thống thần kinh: Cho phép các hệ thống khác hoàn thành nhiệm vụ của chúng.
Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra với các hệ thống/cơ quan trên, lượng máu trong cơ thể có thể bị thay đổi, việc cung cấp oxy và khả năng sống sót của một người cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khoảng 7 - 8% trọng lượng cơ thể của một người trưởng thành là máu. Cơ thể có thể dễ dàng thay thế một lượng nhỏ máu đã mất, giúp cho việc hiến máu trở nên dễ dàng. Nhưng nếu một người mất khoảng 15% lượng máu trở lên, có thể có nguy cơ bị sốc. Bởi vậy, nếu bạn có dấu hiệu chảy một lượng đáng kể máu bên trong hoặc bên ngoài thì nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng. Với xét nghiệm máu cơ bản, có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện sớm các bệnh lý về máu. Bạn luôn cần nâng cao nhận thức về các triệu chứng bất thường xảy ra để có thể được thăm khám sớm.
Đơn nguyên Huyết học và Điều trị Tế bào - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý về máu uy tín. Được thành lập ngày 03/09/2019, Đơn nguyên có vai trò cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chuyên sâu cho những bệnh nhân mắc bệnh huyết học lành tính hay ác tính, bằng phương pháp hoá trị liệu, miễn dịch tế bào, ghép tế bào gốc tạo máu, liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân,...
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com, livescience.com, healthline.com