Có nên kích thích ăn cho bé?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Trẻ em luôn thích sử dụng đa dạng các giác quan để khám phá và tìm hiểu thức ăn. Đó là một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mọi đứa trẻ đều có thể mắc phải giai đoạn biếng ăn nhất định do bệnh lý hay sinh lý. Đây là lúc cha mẹ gặp băn khoăn có nên kích thích ăn cho bé cũng như làm thế nào giúp trẻ đầy đủ dinh dưỡng?

1. Có nên kích thích ăn cho bé?

Áp lực về mục tiêu phát triển thể chất của trẻ, những quảng cáo trên tivi về đồ ăn vặt hay giai đoạn biếng ăn sinh lý có thể khiến trẻ trở nên kén ăn. Lúc này, làm sao để trẻ ăn ngon miệng và đầy đủ các chất dinh dưỡng trở thành một cuộc đấu tranh khó khăn. Theo đó, một chế độ ăn uống lành mạnh luôn có vai trò quan trọng đến sức khỏe của trẻ, giúp chúng phát triển và đạt thể trạng hợp lý theo tuổi, phát triển tinh thần, khả năng hiểu biết, hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cũng như tránh được nhiều vấn đề về sức khỏe.

Một điều quan trọng cần nhớ là thói quen ăn uống trẻ hoàn toàn là do người lớn quyết định. Bởi lẽ trẻ không sinh ra đã thích ăn khoai tây chiên và pizza cũng như không thích bông cải xanh và cà rốt. Điều này xảy ra theo thời gian khi trẻ được cho tiếp xúc với ngày càng nhiều lựa chọn thực phẩm không lành mạnh. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn hoàn toàn có thể lập trình lại sở thích ăn uống của con mình, kích thích ăn cho bé những thức ăn lành mạnh hơn.

Như vậy, khi cha mẹ càng sớm kích thích ăn cho bé bằng cách đưa các lựa chọn lành mạnh, bổ dưỡng vào chế độ ăn của trẻ thì trẻ càng dễ dàng phát triển mối quan hệ lành mạnh với thực phẩm này và thói quen như vậy có thể tồn tại suốt đời, cho đến khi trẻ trưởng thành và hoàn toàn độc lập về vấn đề dinh dưỡng của chính bản thân thân mình. Đây chính là nền tảng phát triển vững chắc cho trẻ mà cha mẹ có thể tạo dựng được, kích thích ăn uống cho trẻ một cách khoa học và là cơ hội tốt nhất để định hướng phát triển trẻ trở thành những người trưởng thành khỏe mạnh, cân đối.


Nên kích thích ăn cho bé lành mạnh càng sớm càng tốt
Nên kích thích ăn cho bé lành mạnh càng sớm càng tốt

2. Các biện pháp kích thích trẻ biếng ăn như thế nào?

2.1 Ăn nhiều loại thực phẩm khi mang thai

Có một sự thật là cảm nhận vị giác của trẻ sơ sinh được đánh thức trước khi trẻ được sinh ra, tức là bắt đầu vào khoảng ba tháng sau khi mang thai. Đến khi trẻ được bốn tháng, thai nhi hoàn toàn có thể phân biệt được các mùi vị khác nhau như ngọt, mặn, chua và đắng. Bất cứ thứ gì sản phụ ăn khi mang thai, thai nhi đều có thể nếm được mùi vị thông qua việc hút và nuốt nước ối.

Do đó, để kích thích ăn uống cho trẻ ngay từ giai đoạn bào thai, người mẹ cần có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng với đa dạng các hương vị khác nhau. Thậm chí, khi càng nhiều loại thực phẩm người mẹ tiêu thụ trong thời kỳ mang thai, trẻ sinh ra sẽ càng ít kén ăn hơn.

2.2 Nên nuôi con bằng sữa mẹ

Không giống như sữa công thức, hương vị của sữa mẹ thay đổi tùy theo loại thức ăn này sang thức ăn khác, hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ ăn của người mẹ. Vì vậy, nếu phụ nữ nuôi con bú ăn một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các hương vị khác nhau như cá nhiều dầu, cà ri cay, trái cây họ cam quýt, rau và thảo mộc, v.v., trẻ sẽ có thể nếm được chúng từ trong sữa mẹ.

Đây chính là nền tảng về mặt lý thuyết, giúp người mẹ cởi mở hơn với những khẩu vị khác nhau cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm tự chỉ huy, kích thích ăn uống cho trẻ với nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng.

2.3 Bắt đầu kiên trì một cách đơn giản

Sữa mẹ có vị ngọt nên trẻ sơ sinh tự nhiên thích các loại bột ngọt. Tuy vậy, việc kích thích ăn cho bé cần nhớ làm quen với việc cho bé ăn rau từ sớm.

Đừng quá lo lắng nếu trẻ không ăn nhiều hơn một vài thìa khi bắt đầu ăn dặm nhưng cần kiên trì vì tất cả là do khẩu vị ngay từ đầu. Thay vào đó, hãy thử sang khoai tây hoặc khoai lang nghiền trộn với cà rốt, bông cải xanh hoặc bí đỏ, chuối chín và lê nghiền.

2.4 Giới thiệu gia vị sớm

Gia vị là một thành phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của tất cả các dân tộc. Vai trò của gia vị là khơi dậy hương vị hấp dẫn, kích thích ăn ngon miệng hơn và ăn nhiều hơn.

Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ không muốn cho trẻ ăn, nhất là các món cay, cà ri hay rau mùi vì lầm tưởng rằng chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong khi đó, một số quốc gia cho trẻ ăn cay là hoàn toàn bình thường ngay từ khi trẻ 7 hoặc 8 tháng tuổi. Đồng thời, cho trẻ ăn các loại gia vị như thì là và rau mùi với một lượng nhỏ thực sự là có thể kích thích vị giác trẻ, hi vọng khuyến khích trẻ khám phá nhiều loại thức ăn hơn trong cuộc sống sau này. Ngoài ra, một số loại gia vị như gừng, nghệ hay hành, tỏi cũng có những lợi ích sức khỏe tuyệt vời.

Chỉ có hai loại gia vị hạn chế ăn tối đa là muối và đường tinh luyện. Việc nêm muối vào thức ăn cho trẻ từ quá sớm có thể gây ảnh hưởng đến thận của trẻ cũng như tiềm ẩn các bệnh lý tim mạch về sau. Bên cạnh đó, thói quen ăn thức ăn có đường từ sớm như bánh kẹo ngọt có thể dẫn đến sâu răng cũng như các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác bao gồm bệnh tiểu đường và béo phì.

2.5 Khuyến khích trẻ khám phá nhiều loại thức ăn

Nếu thấy trẻ ăn ngấu nghiến một củ khoai lang nghiền trong lần đầu tiên trẻ được cho ăn thì điều này không có nghĩa là cha mẹ chỉ nên cho bé ăn món này. Thay vào đó, cha mẹ hãy trao cho trẻ cơ hội thử ăn quả bơ và chuối nghiền.

Như vậy, sự đa dạng là chìa khóa kích thích trẻ biếng ăn. Do đó, hãy cố gắng cung cấp nhiều loại hương vị và kết cấu thức ăn khác nhau trong mỗi bữa ăn vì điều này cũng có thể giúp bé thích thú khám phá để thưởng thức nhiều loại thức ăn hơn.


Nên kích thích ăn cho bé bằng những thực phẩm lành mạnh
Nên kích thích ăn cho bé bằng những thực phẩm lành mạnh

2.6 Cho trẻ được chơi với thức ăn

Trẻ có thể làm đĩa thức ăn trở nên lộn xộn, rơi vãi hay vấy bẩn nhưng học cách tự ăn là một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ, giúp điều chỉnh tốt cảm giác phối hợp tay và mắt cũng như thao tác cầm nắm thức ăn cho vào miệng.

Theo đó, việc chơi với thức ăn như các món đồ chơi thực thụ, ngậm que cà rốt hoặc bẻ vụn bánh quy mềm trên lưỡi là một trải nghiệm vô cùng thỏa mãn, góp phần xây dựng phản xạ kích thích ăn uống cho trẻ. Việc dọn dẹp và vệ sinh cho trẻ có thể vất vả nhưng tất cả đều là một phần của quá trình học tập và hoàn toàn an toàn miễn là cha mẹ luôn có mặt để giám sát, giúp đỡ cho trẻ trải nghiệm bữa ăn của mình.

2.7 Thử nghiệm với các kết cấu khác nhau của thức ăn

Kết cấu của những gì cha mẹ cho bé đưa vào miệng cũng quan trọng như mùi vị hay màu sắc của nó. Đồng thời, bé hoàn toàn chưa cần đến răng để có thể ăn thức ăn dạng rắn. Vì vậy, cha mẹ không cần trì hoãn việc cho bé ăn thức ăn có kết cấu rắn cho đến khi chúng mọc răng sữa.

Ngoài ra, kết cấu thức ăn cũng rất quan trọng cho sự phát triển của cơ mặt, cơ miệng, góp phần giúp trẻ biết nói nhanh hơn. Được tiếp xúc mới nhiều dạng kết cấu thức ăn khác nhau, như dạng lỏng, sệt, que, viên, dây, xoắn, sẽ giúp trẻ mong chờ đến bữa ăn, kích thích trẻ biếng ăn.

2.8 Làm gương cho trẻ trước mỗi loại thức ăn mới

Trẻ con là bậc thầy về việc bắt chước. Vì vậy, nếu trẻ thấy cha mẹ tỏ ra không thích một loại thực phẩm hoặc không bao giờ thấy cha mẹ ăn trái cây hoặc rau quả, trẻ cũng sẽ có phản xạ không thích thử ăn chúng.

Do đó, khi muốn kích thích ăn cho bé với nhiều loại thức ăn khác nhau, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là thể hiện sự thích thú trước món ăn đó, ví dụ bằng cách xoa bụng và nói ‘Mmm yummy’. Điều này sẽ khuyến khích bé thử các món ăn mới với mong muốn bắt chước người lớn.

Tóm lại, kích thích ăn uống cho trẻ có thể là một nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng thú vị như một trò chơi. Để làm việc này một cách hiệu quả, cha mẹ cần có tính kiên nhẫn, không có gì vội vàng để giới thiệu tất cả mọi thứ cùng một lúc hay ép buộc trẻ phải ăn khi trẻ không hợp tác. Đồng thời, cần tập cho trẻ làm quen với các thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng trước khi trẻ biết được các món ăn hấp dẫn nhưng kém an toàn cho sức khỏe, tạo nền tảng cho sự hình thành thói quen ăn uống khoa học cho trẻ về lâu dài.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Nguồn tham khảo: bounty.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe