Có nên giới hạn tối đa số lần sinh mổ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Hiện nay, đẻ mổ là phương pháp được rất nhiều bà bầu lựa chọn vì ưu điểm giảm đau đớn so với sinh thường. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể đẻ mổ bởi phương pháp này có những hệ lụy không nhỏ đến lần mang thai sau.

1. Ưu nhược điểm của phương pháp sinh mổ

1.1. Ưu điểm

  • Sinh mổ là biện pháp dùng một lượng thuốc tê tiêm vào tủy sống, hoặc ngoài màng cứng của tủy sống làm các mẹ bầu không có cảm giác đau đớn khi sinh. Vì vậy mà mẹ bầu thường không mất nhiều thời gian hay phải chịu những cơn đau chuyển dạ. Nếu như sinh thường có thể kéo dài đến hàng giờ đồng hồ thì một cuộc sinh mổ chỉ mất khoảng 30-45 phút.
  • Về phương diện sản khoa thì sinh mổ chính là phương pháp tối ưu để làm giảm nguy cơ tai biến, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi nếu mẹ bầu gặp phải các vấn đề bất thường như bệnh lý tim mạch, biến chứng thai kỳ, thai nhi quá lớn hoặc thai suy trong chuyển dạ.
  • Trong trường hợp mẹ mắc phải một số bệnh trong thời gian mang thai như u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung... thì khi mổ lấy thai tùy theo điều kiện sẽ loại bỏ được hoặc để lại xử trí lần sau.

Trắc nghiệm: Đau lưng sau sinh mổ và những điều cần biết

Sau sinh mổ, bà mẹ không chỉ đau đớn với vết khâu bụng dưới mà còn đối mặt với những cơn đau lưng. Mức độ đau lưng sau sinh mổ theo thống kê chiếm đến hơn 70% các trường hợp. Trả lời nhanh 5 câu hỏi trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để hạn chế tình trạng này.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Tạ Quốc Bản , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Tạ Quốc Bản
Tạ Quốc Bản
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Sản phụ khoa
Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

1.2. Nhược điểm

  • Gây mất thẩm mỹ do có vết sẹo lớn ở vùng bụng.
  • Thuốc gây mê sử dụng trong ca phẫu thuật có thể gây tác dụng phụ như ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ hay tụt huyết áp, gây dị ứng.
  • Sau khi sinh, mức độ phục hồi của người mẹ sẽ lâu hơn và đau đớn hơn so với sinh thường.
  • Những vết mổ sau khi sinh nếu không được vệ sinh, chăm sóc kỹ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, viêm bàng quang, rau cài răng lược vào sẹo mổ cũ nếu mẹ mang thai lần hai. Đặc biệt, nếu mang thai lần tiếp theo cách thời điểm mổ trước đó chưa tới 2 năm sẽ có nguy cơ bị nứt vết mổ. Sinh mổ càng nhiều lần thì tỷ lệ biến chứng càng cao, đặc biệt là thai làm tổ tại vết mổ, sẹo sẽ dính xấu, mổ khó khăn.
  • Nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ trong lần mang thai sau hơn những mẹ sinh thường.
  • Trong sinh mổ, em bé không tiếp xúc được với hệ vi khuẩn trong môi trường âm đạo của người mẹ nên hệ miễn dịch của em bé cũng kém hơn.
  • Nếu mới sinh mổ xong chưa được 2 năm đã mang thai tiếp thì rất có khả năng sẽ bị nứt vết mổ.

2. Trường hợp nào nên sinh mổ

Do những nhược điểm của sinh mổ như trên nên mẹ chỉ nên sinh mổ trong các trường hợp bắt buộc như:


Sinh mổ trong trường hợp người mẹ sinh đôi hoặc đa thai
Sinh mổ trong trường hợp người mẹ sinh đôi hoặc đa thai

  • Gặp biến chứng thai kỳ như nhau tiền đạo, nhau bong non, tiền sản giật, suy thai, sa dây rốn...
  • Mẹ đã từng sinh mổ trong lần sinh trước
  • Mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh thận, cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng
  • Thai nhi quá to không thể sinh thường
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
  • Ngôi thai không thuận hoặc ngôi thai quá cao
  • Sinh non
  • Mẹ có khung xương chậu nhỏ, hẹp.

3. Sinh mổ được mấy lần?

Sinh mổ lại có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt, nếu mẹ đã sinh mổ ở lần trước thì đa phần sẽ phải sinh mổ ở những lần sau. Vì vậy những mẹ thực hiện sinh mổ nhiều lần cần cẩn trọng về khoảng cách giữa các lần sinh cũng như số lượng lần mang thai và sinh nở. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì mỗi mẹ chỉ nên sử dụng biện pháp sinh mổ tối đa 3 lần. Trên thực tế, số lần sinh mổ càng nhiều thì nguy cơ xảy ra biến chứng trong những lần mang thai và sinh nở tiếp theo càng lớn.

Ngoài ra, việc sinh mổ có thể sinh được mấy lần còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, vết mổ của mẹ. Do đó, khoảng cách giữa các lần mang thai và sinh mổ cũng cần được đặc biệt chú ý. Thời gian phù hợp nhất giữa hai lần sinh mổ cần cách nhau ít nhất 2 năm để đảm bảo tử cung và vết sẹo mổ của mẹ được hồi phục hoàn toàn.

Nếu mẹ bầu sinh mổ quá gần thì sẽ có nguy cơ cao xảy ra những biến chứng như: nhau tiền đạo, nhau bong non, rau cài răng lược, vỡ tử cung ...hay các bất thường sau sinh như: viêm dính tử cung, đau nhức vết mổ, sẹo mổ cũ dính các tạng vào vết mổ thành bụng, đặc biệt là bàng quang. Những ảnh hưởng này có thể trực tiếp gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của mẹ và bé.


Bộ Y tế khuyến cáo chỉ nên sử dụng biện pháp sinh mổ tối đa 3 lần
Bộ Y tế khuyến cáo chỉ nên sử dụng biện pháp sinh mổ tối đa 3 lần

4. Sinh mổ 2 lần có nên sinh con thứ 3?

Nếu thai phụ đã 2 lần sinh mổ, có ý định mang thai lần 3 thì nên cách lần sinh trước ít nhất 3 năm để vết sẹo phục hồi tốt. Do đã mổ đẻ ở hai lần trước nên nên lần thứ 3 cũng chắc chắn sẽ được chỉ định sinh mổ. Để có một thai kỳ ổn định và tránh những nguy cơ khi sinh, ngay khi có ý định mang thai, thai phụ nên khám siêu âm để kiểm tra vết mổ cũ, cung cấp cho bác sĩ thông tin lần sinh trước như thời gian mổ, lý do mổ, thời gian phục hồi, biến chứng sau sinh nếu xảy ra... để bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm phù hợp để sinh lần 3. Trong khi mang thai, nếu thấy có cơn đau bất thường ở vết mổ cũ, cần nhập viện để được kiểm tra và theo dõi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe