Việc có nên cho trẻ mút núm giả không sẽ cân nhắc những lợi ích mang lại và nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Nếu quyết định sử dụng núm ngậm cho trẻ sơ sinh thì cha mẹ phải biết sử dụng đúng cách, hạn chế thời gian dùng kéo dài, thường xuyên kiểm tra và thay thế núm giả cho bé sau thời gian sử dụng.
1. Những lợi ích và nguy cơ khi cho trẻ mút núm giả
Khi dùng núm ngậm cho trẻ sơ sinh có thể mang tới một số lợi ích, nhưng bên cạnh đó nó cũng mang lại nhiều mặt tiêu cực đối với bé.
1.1. Lợi ích của núm giả đối với trẻ
- Do núm vú giả được làm bằng chất liệu mềm tương đối giống ti mẹ, nên việc ngậm núm vú giả có thể làm giảm bớt thời gian trẻ ngậm ti mẹ khi mà không có nhu cầu bú sữa, đặc biệt là ở những trẻ có thói quen vừa ngậm ti mẹ vừa ngủ.
- Núm vú giả là một biện pháp được nhiều mẹ sử dụng giúp bé tự ngủ, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Vì nhiều trẻ khó có thể tự nằm ngủ mà không cần ti mẹ hay bế ru ngủ nên nhiều mẹ lựa chọn việc tập cho bé tự ngủ bằng cách dùng đến núm giả.
- Nếu bé đang quấy khóc do đói bụng mà vẫn chưa thể đáp ứng được trẻ ngay thì việc dùng núm giả có thể giúp trẻ đỡ quấy khóc và bạn có thời gian hoàn thành nốt công việc cần làm. Đôi khi, trẻ quấy khóc hay cảm thấy lo lắng thì việc dùng núm giả thay cho ty mẹ cũng giúp trấn an trẻ.
- Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và nhận thấy rằng ngậm núm vú giả trong khi ngủ giúp bé giảm được nguy cơ chứng đột tử.
1.2 Những rủi ro khi sử dụng núm ngậm cho trẻ sơ sinh
Bên cạnh một số lợi ích của việc sử dụng núm giả cho bé thì cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có gây hại như:
- Ảnh hưởng tới khả năng phân biệt ti mẹ hay núm vú giả: Khi cho trẻ dùng núm vú giả sớm quá có thể gây ảnh hưởng đến quá trình bú mẹ, do trẻ bị nhầm lẫn giữa núm giảm và ti mẹ.
- Dùng núm vú giả làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa: Các minh chứng đã chỉ ra rằng khi dùng núm vú giả có liên quan đến biệm viêm tai giữa của trẻ nói chung, đặc biệt nhóm trẻ từ trên 6 tháng tuổi.
- Gây nên các vấn đề về răng miệng: Nếu dùng trong thời gian dài thì răng cửa của bé sẽ có nguy cơ bị mọc xiên hay có khi còn ảnh hưởng đến cấu tạo hàm trên, từ đó gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng. Nguy cơ gây vẩu răng cửa và làm lệch khớp cắn, làm cho hàm răng không khít. Bên cạnh đó, khi ngậm núm giả sẽ làm tăng tiết nước bọt nên hình thành nhiều cao răng hơn, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn răng miệng.
- Lưỡi trẻ khi mút núm vú giả sẽ ở tư thế thấp xu hướng đưa ra phía trước làm miệng hở và hàm dưới đưa ra.
- Trẻ thường nuốt phải không khí vào dạ dày khi dùng núm ngậm. Quá nhiều không khí trong dạ dày sẽ khiến trẻ đầy bụng.
- Khi đã cho bé ngậm vú giả thì bé sẽ phụ thuộc vào núm, nếu không có núm vú bé sẽ không chịu ngủ hay rất khó chịu. Đặc biệt, khi cần dừng thì sẽ phải cai núm giả, việc cai núm giả có thể không dễ dàng đối với trẻ.
- Nếu núm giả không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách thì dễ làm bé bị viêm họng hay tiêu chảy.
- Nhiều trẻ mới mọc răng có xu hướng cắn núm giả, nếu trong lúc ngủ dễ bị nuốt phải mảnh cắn gây hóc.
2. Có nên cho trẻ mút núm giả không?
Theo khuyến cáo chung thì cha mẹ không nên cho trẻ ngậm ti giả vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Nhưng thực tế thì nhiều bố mẹ vẫn quyết định sử dụng núm giả cho trẻ. Nếu quyết định sử dụng núm ngậm cho trẻ sơ sinh thì cha mẹ phải biết sử dụng đúng cách, hạn chế thời gian dùng kéo dài, thường xuyên kiểm tra và thay thế núm giả sau thời gian sử dụng, vệ sinh sạch sẽ núm giả để tránh vi sinh vật gây bệnh và luôn hiểu những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới trẻ để có lưu ý khi dùng.
3. Một số biện pháp giúp hạn chế sử dụng núm ngậm cho trẻ sơ sinh
Để hạn chế sử dụng núm ngậm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Hiểu được nguyên nhân việc bạn sử dụng núm giả cho bé để giải quyết bằng các biện pháp khác trước khi cho trẻ dùng núm giả. Ví dụ: Thay vì dùng núm giả để bé ngủ thì bạn có thể dùng các biện pháp khác như vỗ về trẻ, hát ru, xoa lưng... Quan trọng bạn nên hiểu được tính cách của trẻ khi ngủ để tìm biện pháp phù hợp mà không ảnh hưởng tới bé.
- Nếu bé từ chối núm giả thì bạn không nên ép buộc trẻ. Tôn trọng lựa chọn của trẻ là một điều tốt, vì thực tế việc dùng núm giả mang lại nhiều nguy cơ gây bệnh.
- Điều quan trọng nhất để bố mẹ hạn chế sử dụng núm giả cho trẻ đó là hiểu và luôn ghi nhớ những tác động tiêu cực do núm giả gây ra đối với trẻ.
Tóm lại, khuyến cáo chung là không nên cho trẻ ngậm ti giả vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Thực tế thì nhiều bố mẹ vẫn quyết định sử dụng núm giả cho trẻ. Do vậy, nếu đã quyết định sử dụng núm ngậm cho trẻ sơ sinh thì cha mẹ phải biết sử dụng đúng cách, hạn chế thời gian dùng kéo dài, thường xuyên kiểm tra và thay thế núm giả cho bé sau thời gian sử dụng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong