Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu - Chuyên viên Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Với mỗi trẻ tự kỷ, việc thực hiện các biện pháp can thiệp điều trị là rất quan trọng. Trong đó, cha mẹ tham gia vào quá trình dạy tại nhà đóng vai trò quyết định bởi cha mẹ là người hiểu con và có thời gian bên con nhiều nhất.
1. Thế nào là rối loạn tự kỷ?
Rối loạn tự kỷ là một rối loạn phát triển hệ thần kinh, được đặc trưng bởi những khiếm khuyết về giao tiếp tương tác xã hội, đồng thời kèm theo các mẫu hình hành vi, có những sở thích rập khuôn và bị giới hạn.
Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị nào có thể làm cho tự kỷ biến mất hoàn toàn được. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp được phát triển và nghiên cứu để cải thiện các chức năng ở người mắc hội chứng tự kỷ.
Việc chữa tự kỷ được coi là thành công khi giúp trẻ giảm thiểu các khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội, giảm các hành vi giới hạn, lặp lại, đồng thời nâng cao khả năng độc lập trong mọi lĩnh vực. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và giúp trẻ đạt được các kỹ năng để thích ứng tốt hơn trong cuộc sống.
2. Cách dạy trẻ tự kỷ tại nhà như thế nào?
Nếu chẳng may con bạn mắc phải hội chứng tự kỷ, thì ngoài việc cho trẻ được học tập tại các trung tâm trị liệu tâm lý, giáo dục, các trường giáo dục đặc biệt, giáo dục hòa nhập... thì các bậc cha mẹ cần hiểu được vai trò, vị trí của của bản thân trong quá trình hỗ trợ can thiệp cho con. Có thể nói, gia đình là môi trường tốt nhất đối với trẻ tự kỷ vì nó là môi trường quen thuộc và có nhiều cơ hội được thực hành, luyện tập các kĩ năng. Và cha mẹ là người thầy dạy tuyệt vời nhất, tốt nhất dưới sự hỗ trợ của các giáo viên và các nhà chuyên môn.
Do đó, cha mẹ khi đã nắm vững được các kỹ năng dạy trẻ tự kỷ tại nhà, sẽ giúp tăng tiến độ của việc điều trị, tiết kiệm được thời gian và chi phí kinh tế trong quá trình can thiệp.
Một số cách can thiệp tự kỷ tại nhà cho bé bao gồm:
2.1. Hãy thường xuyên gọi tên của trẻ
Thường xuyên gọi tên trẻ giúp lôi kéo sự chú ý và khiến cho con nhận ra đó là tên của bản thân, tăng khả năng đáp ứng khi bố mẹ gọi. Bố mẹ nên gọi tên trẻ trước mỗi sở thích của con, sau đó hãy thưởng cho con những gì mà con thích, để con dần hiểu: mỗi lần bố mẹ gọi tên là con sẽ được một cái gì đó rất thú vị. Điều này lặp lại hàng ngày sẽ dần hình thành thói quen để các lần sau trẻ dễ dàng có phản xạ quay lại nhanh hơn.
2.2. Giúp trẻ tự kỷ tăng tương tác với thế giới bên ngoài
Trẻ em thường có xu hướng học hỏi và luôn cố gắng thích nghi với môi trường xung quanh. Do đó, bạn không để trẻ cảm thấy mình khác biệt so với những trẻ em khác, mà hãy dẫn bé đến công viên hoặc các khu vui chơi để tăng sự tương tác của bé với xã hội bên ngoài. Khi thấy những người xung quanh nói chuyện, cha mẹ sẽ giúp trẻ giao tiếp tùy thuộc vào mức độ phát triển của trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên giúp trẻ tương tác với sự vật, sự việc xung quanh. Ví dụ, với những trẻ đang trong quá trình học các con vật, các phương tiện giao thông, cha mẹ sẽ hỏi trẻ các sự vật đó trên đường, để trẻ trả lời. Hay khi dạy kỹ năng thể hiện nhu cầu, khi trẻ muốn đồ chơi trong siêu thị, cha mẹ hãy dạy trẻ chỉ tay về phía siêu thị/ cửa hàng, đồng thời diễn đạt nhu cầu của bản thân: “Mẹ ơi, con muốn mua ô tô”. Thông qua các hoạt động ngoại khóa này, cha mẹ có thể giúp trẻ tránh việc xem tivi và thu mình quá mức.
2.3. Tập cách giao tiếp bằng mắt với trẻ
Trẻ tự kỷ thường ít giao tiếp bằng mắt, do đó, khi luyện tập được thói quen này sẽ giúp trẻ tương tác với người xung quanh hay mở rộng quan hệ xã hội hơn.
Trước tiên hãy sử dụng những đồ chơi, đồ ăn, vật hoặc những hoạt động mà con thích để trẻ chủ động dùng nhìn mắt nhiều hơn. Đưa những vật đó gần với mắt bạn hoặc có thể dán hình ngộ nghĩnh lên trán mình để thu hút sự chú ý của bé, hoặc có thể di chuyển chúng qua lại một cách thích thú và hấp dẫn. Khi giao tiếp với trẻ bạn nên ngồi vị trí ngang tầm mắt với trẻ để việc giao tiếp bằng mắt hiệu quả hơn.
2.4. Quan sát và tham gia các hoạt động cùng trẻ
Phương pháp này giúp bố mẹ hiểu rõ trẻ muốn gì và sở thích chơi như thế nào. Sau đó hãy tham gia hoạt động đó cùng với con. Trẻ sẽ là người dẫn dắt cha mẹ vào hoạt động. Cha mẹ cùng chơi với trẻ sẽ giúp tạo sự gắn kết, giúp mối quan hệ gần gũi hơn. Từ đó, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ dần dần biết cách chơi đa dạng hơn, đúng chức năng hơn.
2.6. Tập cho trẻ ngồi yên tại một vị trí
Trẻ tự kỷ thường có xu hướng: hoặc là vận động nhiều, hoặc là thích nằm để ngắm đồ vật xoay tròn, hay ngồi chơi với đồ chơi một cách lặp đi lặp lại... nhưng tựu chung lại thì là dù trong lúc vận động hay ngồi một chỗ, trẻ tự kỷ của chúng ta đều ít chú ý tới lời nói của người khác. Vì vậy, việc rèn sự tập trung chú ý để hoàn thành được nhiệm vụ được giao, biết chờ đợi và biết cách chơi theo thứ lượt...là một kỹ năng thiết yếu cần dạy trẻ mọi lúc mọi nơi. Khi dạy trẻ kỹ năng này, cha mẹ cần loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng, gây mất tập trung như: tiếng ti vi, báo đài, tiếng nói chuyện của người lớn, âm thanh bước chân đi lại liên tục của người khác từ phòng này qua phòng khác.
Ban đầu, cha mẹ nên dạy trẻ tập trung từ các hoạt động yêu thích, và nên đưa từng trò chơi ra một để hướng dẫn và chơi cùng trẻ. Cha mẹ cũng nên chọn phòng học không quá rộng (trên 20m2), không có quá nhiều tranh ảnh, đồ vật trong tầm với của trẻ. Cha mẹ nên chọn không gian học yên tĩnh, trò chơi duy nhất đang hiện diện giữa cha mẹ và trẻ chính là trò con thích nhất lúc này. Khi trẻ đã tập trung được rồi, cha mẹ có thể kết hợp cho trẻ ngồi bàn gấp, hoặc ngồi bàn vòng cung, những lúc này cha mẹ nên đưa ra một nguyên tắc rõ ràng: khi chơi trò này hay khi học bài này – con sẽ ngồi vào chỗ, khi hoàn thành xong – con sẽ ra khỏi chỗ.
Sau khi cha mẹ dạy trẻ tập trung chú ý được trong môi trường không có yếu tố gây nhiễu đó, cha mẹ có thể tăng thêm kích thích từ những tiếng ồn, tiếng cười nói bên ngoài, hoặc người khác đi lại trong phòng mà con vẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình, để con thích ứng tốt hơn và phù hợp hơn với môi trường xã hội bên ngoài.
2.7. Tăng các tương tác cơ thể
Bố mẹ nên dạy trẻ nhận biết: gật đầu là đồng ý hay lắc đầu là không đồng ý. Bố mẹ cũng có thể dạy trẻ nhận biết được các cung bậc và trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận, bất ngờ, nghi ngờ... đồng thời dạy trẻ biểu đạt được các cảm xúc đó trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Qua đó, giúp trẻ nhận thức được cảm xúc của bản thân mình và những người xung quanh, nâng cao chất lượng giao tiếp và giúp cho trẻ điều chỉnh được cách ứng xử phù hợp trong các bối cảnh và tình huống xã hội khác nhau.
2.8. Hỗ trợ trẻ tự kỷ bằng lời nói
Khi nói chuyện với trẻ, bạn nên sử dụng lời nói đơn giản, nói những từ chính và phù hợp với tình huống, kèm theo những cử chỉ, điệu bộ và cường điệu hóa cảm xúc khi cần thiết. Có thể thay đổi giọng nói của bạn để giúp trẻ chú ý hơn.
2.9. Hỗ trợ bằng hình ảnh
Trẻ mắc hội chứng tự kỷ thường chậm nói hơn so với trẻ không mắc hội chứng này. Với trẻ tự kỷ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hỗ trợ bằng hình ảnh trực quan là công cụ hữu ích giúp trẻ giao tiếp dễ dàng hơn. Thông qua các thẻ tranh (Flash cards) về các chủ đề khác nhau, các ký hiệu cử chỉ để biểu đạt thêm cho ngôn ngữ, các mô hình được thiết kế dựa trên các con vật, các phương tiện giao thông... trẻ có thể quan sát và học nhanh hơn.
2.10. Tạo nhu cầu cho trẻ tự kỷ
Trẻ đặc biệt của chúng ta thường ít khi thể hiện nhu cầu tương tác với người khác, trừ khi trẻ có nhu cầu cần sự giúp đỡ. Vì vậy, để giúp trẻ giao tiếp tốt hơn, cha mẹ nên sắp đặt môi trường, tạo ra các tình huống để khuyến khích trẻ thể hiện nhu cầu càng nhiều càng tốt với ba mẹ. Một số chiến lược sau cha mẹ có thể tham khảo:
- Để những đồ vật trẻ yêu thích “trong tầm nhìn – ngoài tầm với” nghĩa là chúng ta đặt lên cao, khiến trẻ khó có thể với tới được, nhưng lại để trong tầm mắt trẻ, khiến trẻ dễ bị thu hút. Hoặc cũng có thể để các đồ chơi này trong hộp đựng trong suốt, nhưng khó mở nắp, vì điều này sẽ kích thích trẻ nói ra nhu cầu muốn lấy đồ vật đó.
- Cho trẻ lựa chọn bằng cách đưa những thứ mà con không thích hoặc cho trẻ lựa chọn giữa đồ vật thích và không thích.
- Không nên đưa ngay tất cả đồ chơi hoặc đồ ăn cho trẻ, nên đưa từng đồ một để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp hơn.
2.11. Cho con không gian riêng
Không gian riêng để trẻ tự học cũng rất quan trọng vì điều này giúp con phân tích và hiểu rõ các tình huống hơn. Vì vậy, bố mẹ nên dành cho trẻ những không gian riêng trong nhà để tự tìm hiểu về những điều xung quanh nó. Bạn đừng thúc ép mà hãy để con học theo tốc độ của riêng chúng. Dạy trẻ tự kỷ tập các kỹ năng trong cuộc sống đòi hỏi cha mẹ phải có sự kiên nhẫn rất lớn.
2.12. Nhắc trẻ những việc mà trẻ không tự học được trong những lần đầu tiên
Trẻ tự kỷ rất khó để học bằng cách bắt chước, do đó con cần được dạy chính xác về việc nên làm.
Đầu tiên cha mẹ cần làm mẫu các kỹ năng hoặc cách chơi để trẻ tự quan sát và bắt chước làm theo. Nếu không thể bắt chước, thì bạn cần dạy trẻ từng bước một đến khi hoàn thành nhiệm vụ.
Khi đó bạn hãy nhắc nhở và dùng hành động để hỗ trợ để trẻ biết mình cần làm gì. Liên tục nhắc nhở về hành động và lời nói, ánh mắt để giúp trẻ hoàn thành việc mà bạn muốn dạy con.
Ngoài ra, khi hoàn thành bạn cũng cần thường xuyên hướng dẫn trẻ làm lại các bước để ghi nhớ.
2.13. Khen thưởng cho trẻ
Khen ngợi bằng lời nói, hành động khi trẻ làm đúng bằng cách ôm và tặng cho con những vật hữu hình yêu thích... Điều này giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ tăng động lực và biết điều mình làm đúng.
3. Bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ
Ngoài những biện pháp tập nói, dạy trẻ cách chơi... đã được nêu trên thì việc bổ sung vi chất dinh dưỡng rất quan trọng. Việc bổ sung vi chất giúp hoạt hóa các vùng não hoạt động kém gia tăng kết nối thần kinh.
Năm 2015 các bác sĩ khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung Ương đã nghiên cứu lâm sàng với đề tài “sử dụng sản phẩm thảo dược trong hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ”. Theo đó, 100 trẻ tự kỷ dưới 6 tuổi được chẩn đoán tại khoa Tâm bệnh thuộc bệnh viện được chia làm 2 nhóm ngẫu nhiên: một nhóm được can thiệp và sử dụng sản phẩm thảo dược bổ sung vi chất dinh dưỡng, nhóm còn lại chỉ can thiệp đơn thuần.
Sau 9 tháng triển khai, các kết quả thu được từ nghiên cứu đã khẳng định:
- Nhóm kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược bổ sung vi chất dinh dưỡng có sự thay đổi về khả năng ngôn ngữ tiếp nhận đạt 71,4% - cao gấp 2 lần so với nhóm còn lại chỉ đạt 31,6%.
- 71,4% trẻ dùng sản phẩm thảo dược bổ sung vi chất dinh dưỡng giảm các biểu hiện tăng động so với nhóm can thiệp đơn thuần là 31,6%.
- 80,9% trẻ dùng sản phẩm thảo dược bổ sung vi chất dinh dưỡng đã cải thiện đáng kể các biểu hiện rối loạn giấc ngủ so với trước.
- 88% cha mẹ đã ghi nhận hiệu quả tích cực sau khi dùng sản phẩm thảo dược bổ sung vi chất dinh dưỡng trong hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ.
Những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hoạt hóa các vùng não bộ hoạt động kém đồng thời gia tăng kết nối thần kinh của trẻ như:
- Acid folic: Cần thiết cho sự phát triển, phân chia tế bào, giúp não bộ và tủy sống của bé phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, acid folic còn có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu và điều hòa hoạt động thần kinh.
- Vitamin B6: Đây là chất cần thiết để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh điều hoà cảm xúc, bao gồm các chất như serotonin, dopamine và axit gamma-aminobutyric. Vitamin B6 giúp tăng cường chức năng não bộ và cũng tham gia vào quá trình tạo hồng cầu.
- Taurine: Đây là một thành phần acid amin thiết yếu của cơ thể. Tham gia vào quá trình phát triển của hệ thần kinh, điều hòa lượng nước và khoáng chất bên trong máu.
4. Những lưu ý khi dạy trẻ tự kỷ tại nhà
Cách dạy trẻ tự kỷ tại nhà chủ yếu tập trung vào việc thực hiện các kỹ năng xã hội để giúp trẻ hoàn thiện bản thân. Để thực hiện được những điều này cha mẹ lưu ý một số yêu cầu sau:
- Tin tưởng, động viên và cho con biết rằng bạn sẽ luôn luôn ở bên cạnh chúng. Đừng gây ra những áp lực vì như thế sẽ làm bé cảm thấy căng thẳng và sẽ không tìm thấy hứng thú trong việc học tập.
- Kiên trì thực hiện bởi vì trẻ không chú ý và tương tác ngay từ lần đầu tiên. Có thể mất nhiều thời gian bạn mới có thể tiếp cần và thực sự hiểu trẻ.
- Luôn luôn tạo ra không khí vui vẻ để cho trẻ cảm thấy thoải mái và hứng thú tham gia các hoạt động hơn.
- Dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi, trong bất kì một tình huống nào, trong mọi hoạt động của gia đình để tăng hiệu quả.
- Bạn nên tham gia các câu lạc bộ dành cho bố mẹ của trẻ tự kỷ để được gặp gỡ các cặp bố mẹ có cùng hoàn cảnh và trao đổi với nhau về những cách để dạy trẻ tự kỷ hiệu quả. Một số câu lạc bộ cũng tổ chức các buổi tập huấn về kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ tự kỷ, giúp mẹ có nhiều kiến thức chăm trẻ hơn.
- Việc lựa chọn các sản phẩm thảo dược bổ sung vi chất đã được nghiên cứu lâm sàng đầy đủ tại các bệnh viện lớn cũng là điều bố mẹ nên quan tâm. Đây là giải pháp đã được chứng minh hiệu quả về các tác dụng hỗ trợ cải thiện các biểu hiện của trẻ tự kỷ.
Có thể có nhiều cách dạy cho trẻ tự kỷ tại nhà, nhưng bạn hãy thực hiện những điều mà phù hợp nhất với con bạn để tăng hiệu quả. Ngoài ra, việc bạn kiên trì thực hiện những cách thức dạy trẻ ở bất kỳ hoàn cảnh nào sẽ nâng cao hiệu quả của việc điều trị. Chúc các bậc cha mẹ hiểu con mình và đồng hành cùng con một cách thành công hơn nữa!
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe VƯƠNG NÃO KHANG
Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giảm tăng động, tự kỷ
Bệnh viện Nhi Trung ương chứng minh Vương Não Khang giúp hỗ trợ cải thiện các biểu hiện của trẻ tự kỷ: Tăng khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, ghi nhớ, giảm hành vi tăng động, rối loạn giấc ngủ của trẻ. Sản phẩm không có tác dụng phụ khi sử dụng.
Vương Não Khang hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não.
Thành phần: Đinh lăng, thăng ma, ginkgo biloba, natri succinate, coenzyme Q10, acid folic, vitamin B6, taurine.
Đối tượng sử dụng: Trẻ tự kỷ, tăng động dẫn tới rối loạn giấc ngủ. Trẻ em cần tăng cường hoạt chất cho não bộ.
Tiếp thị bởi: Công ty CP KD DV & TM Nam Phương.
Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY
(XNQC: 2211/2020/XNQC -ATTP)
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.