Rối loạn tăng động giảm chú ý là một bệnh mạn tính ở trẻ. Bệnh có thể khiến trẻ mất ngủ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy có cách chữa mất ngủ ở trẻ em bị rối loạn tăng động không?
1. Rối loạn tăng động và mất ngủ ở trẻ
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention-deficit hyperactivity disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh thường xuất hiện ở trẻ vào thời thơ ấu, làm giảm phát triển các kỹ năng cá nhân, xã hội, học tập, nghề nghiệp. Trẻ bị rối loạn tăng động gặp khó khăn trong việc thu nhận, duy trì, hay áp dụng các kỹ năng, thông tin cụ thể do rối loạn chức năng: Chú ý, nhận thức, trí nhớ, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tương tác xã hội.
Khó ngủ là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ bị rối loạn tăng động. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ khó đi vào giấc ngủ hoặc trằn trọc suốt đêm. Một số trẻ trải qua cảm giác lo lắng, hoảng sợ về đêm. Theo chiều ngược lại, thiếu ngủ cũng có thể khiến cho các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ trở nên tồi tệ hơn.
Trải qua một đêm mất ngủ, trẻ thường cáu kỉnh và giảm chú ý ở trong lớp vào buổi sáng. Thiếu ngủ khiến trẻ dễ nổi cơn thịnh nộ. Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe của trẻ.
2. Cách cách chữa mất ngủ ở trẻ em bị rối loạn tăng động
Bệnh mất ngủ ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau và rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong số đó. Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ ở trẻ em bị rối loạn tăng động:
2.1. Vấn đề sử dụng thuốc
Khó ngủ là tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị rối loạn tăng động (tính kích thích). Để đảm bảo trẻ được thư giãn, thoải mái trước khi đi ngủ, bác sĩ có thể thay đổi loại thuốc hay điều chỉnh liều lượng, thời gian sử dụng loại thuốc mà trẻ đang sử dụng.
Hầu hết các bác sĩ đều tránh dùng thuốc ngủ vì chúng có khả năng “nhờn thuốc”, khiến cho liều dùng thuốc ngày càng tăng lên. Các loại thuốc được lựa chọn thường là những thuốc ít gây “nhờn thuốc”.
Melatonin là thuốc có tác dụng điều trị chứng mất ngủ ở trẻ em. Melatonin được cho rằng an toàn khi sử dụng ở trẻ em, tuy nhiên các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu tác động lâu dài của nó. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định dùng Melatonin như một loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ cho trẻ.
2.2. Tắt các thiết bị phát sáng
Tắt đèn trong phòng ngủ của trẻ vào giờ đi ngủ. Sử dụng rèm cản sáng có thể giúp ngăn bớt ánh sáng từ bên ngoài. Có thể cho trẻ đeo mặt nạ khi ngủ nếu trẻ đồng ý đeo nó.
Ngoài việc tắt đèn, cần tắt tất cả các thiết bị điện tử phát sáng. Ánh sáng xanh từ màn hình máy tính, máy tính bảng và điện thoại có thể “đánh lừa” não bộ của trẻ phải thức. Sau bữa tối nên cho trẻ đọc sách, chơi yên tĩnh như các trò chơi trên bàn thay vì sử dụng các thiết bị điện tử phát sáng.
2.3. Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh
Giờ đi ngủ của trẻ có thể trước giờ đi ngủ của các thành viên khác trong gia đình. Tiếng ồn xung quanh có thể khiến cho trẻ khó đi vào giấc ngủ và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Vì vậy, cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ được yên tĩnh, ngăn chặn những tiếng ồn xung quanh. Có thể cân nhắc nút tai đối với những trẻ nhạy cảm hơn với tiếng ồn.
2.4. Hình thành thói quen đi ngủ và thức dậy
Tập cho trẻ thói quen vào buổi tối với các sự kiện theo thứ tự trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp rèn luyện trí não và hình thành thói quen đi ngủ của trẻ.
Dưới đây là một số gợi ý về thời gian ngủ theo độ tuổi của trẻ để giúp trẻ ngủ ngon:
- Trẻ từ 2 tuổi trở xuống: cần hơn 14 giờ ngủ.
- Trẻ mẫu giáo: cần ngủ 10-13 giờ.
- Trẻ dưới 13 tuổi: cần ngủ 9-11 giờ.
- Thanh thiếu niên: cần ngủ 8 - 10 giờ.
Bên cạnh việc tập thói quen đi ngủ, cũng cần tập cho trẻ thói quen thức dậy vào cùng một thời điểm, kể cả cuối tuần. Đánh thức trẻ dường như dễ dàng hơn so với việc khiến chúng đi vào giấc ngủ, tuy nhiên điều này là cần thiết để giúp cơ thể trẻ bắt nhịp cùng giờ ngủ.
2.5. Lựa chọn thực phẩm
Thời điểm bữa ăn và loại thức ăn mà trẻ ăn có thể ảnh hưởng đến lịch trình ngủ của trẻ bị rối loạn tăng động. Tình trạng quá no hoặc quá đói có thể khiến trẻ khó ngủ. Tránh sử dụng các thức ăn hay nước uống chứa caffein, soda, trà, socola vào buổi chiều hay buổi tối.
2.6. Tăng cường vận động ban ngày
Tập thể dục ban ngày có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Cần lưu ý rằng không cho trẻ tập luyện gần giờ đi ngủ, vì điều này sẽ khiến trẻ tăng cường vận động và ảnh hưởng giấc ngủ.
2.7. Giải quyết sự lo lắng của trẻ
Khoảng 25% trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý cũng bị rối loạn lo âu. Điều này ảnh hưởng đến tâm trí và khiến trẻ khó ngủ. Cần trao đổi với bác sĩ để đánh giá liệu đó có phải là yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở trẻ hay không.
2.8. Hoàn thành bài tập về nhà sớm
Bài tập về nhà có thể khiến trẻ bị căng thẳng và trì hoãn giấc ngủ. Phụ huynh cần giúp trẻ sắp xếp thời gian để trẻ có thể hoàn thành bài tập sớm và đảm bảo giờ đi ngủ.
2.9. Các liệu pháp thư giãn
Các phương pháp làm dịu trí não và cơ thể có thể hỗ trợ cho vấn đề giấc ngủ của trẻ.
- Cho trẻ ngâm mình trong bồn nước ấm giúp trẻ thư giãn. Sau khi ra khỏi bồn tắm, trẻ sẽ cảm thấy mát mẻ, dễ chịu, và có thể cảm thấy buồn ngủ.
- Các bài tập thở giúp xoa dịu tâm trí và tay chân bồn chồn của trẻ
2.10. Loại bỏ những nguyên nhân gây mất ngủ
Rối loạn tăng động ở trẻ có thể phối hợp với các yếu tố khác dẫn đến các vấn đề giấc ngủ. Dưới đây là một số nguyên nhân khác gây mất ngủ ở trẻ cần được loại trừ:
Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể khiến trẻ mất ngủ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, nếu có con gặp phải tình trạng này, phụ huynh hãy áp dụng các cách chữa mất ngủ ở trẻ em bị rối loạn tăng động nêu trên.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.