Tạng tỳ là một trong những cơ quan trong hệ thống cấu trúc cơ thể ở mối liên hệ hữu cơ với những hệ thống khác. Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức về chức năng của tạng tỳ trong đông y.
1. Tạng tỳ là gì?
Tạng tỳ hay còn được gọi là lách, là cơ quan đặc nằm ở phía bên trái của vị và có chức năng vận chuyển và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Chức năng của tạng tỳ trong đông y còn được gọi là có công năng vận hóa. Vận tức là vận chuyển và chuyên chở, còn hóa là tiêu hóa và hấp thu. Còn vị là một cơ quan rỗng nằm trên tiếp với thực quản và dưới thông với tiểu trưởng. Thức ăn từ miệng qua thực quản rồi di chuyển vào vị. Tạng tỳ kết hợp chức năng với tạng vị để hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, vận chuyển các chất dinh dưỡng.
Mỗi cơ quan trong cơ thể như hô hấp, tiêu hóa hay tuần hoàn,... có chức năng không lệ thuộc duy nhất vào một tạng tượng nào. Ngược lại, chức năng và nhiệm vụ của tất cả các tạng tượng đều góp một phần quan trọng thực hiện chức năng của những bộ máy trên. Chức năng tiêu hóa cần phải có tạng vị để thu nạp giúp nghiền nát thức ăn, từ đó tạng tỳ có thể dễ dàng hấp thu và vận chuyển.
2. Chức năng của tạng tỳ
2.1 Tỳ chủ vận hóa đồ ăn và thủy thấp
Một trong những chức năng của tạng tỳ đó là tỳ chủ vận hóa đồ ăn và thuỷ thấp:
- Vận hóa đồ ăn: hay còn được gọi là sự tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển những chất dinh dưỡng của thực phẩm khi vào cơ thể. Sau khi thức ăn được dạ dày tiêu hóa, tỳ sẽ hấp thu và vận chuyển những chất dinh dưỡng lên phế, sau đó phế đưa vào tâm mạch để đi nuôi dưỡng các tạng phủ, cân, não và tứ chi. Chức năng vận hóa thực phẩm của tạng tỳ mạnh gọi là sự kiện vận thì sự hấp thu tốt, ngược lại nếu tỳ mất kiện vận sẽ gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa, ăn kém, mệt mỏi, gầy và ỉa chảy,...
- Vận hóa thủy thấp: Khi nước được tạng tỳ vận chuyển tới những tổ chức cơ thể giúp nuôi dưỡng, sau đó chuyển xuống thận ra bàng quang và bài tiết ra ngoài. Như vậy trong cơ thể việc chuyển hóa nước do sự vận hóa của tỳ phối hợp với sự khí hóa của thận và sự túc giáng của phế. Sự vận hóa thủy thấp của tạng tỳ kém sẽ dẫn đến chứng đàm ẩm, khiến cho nước trong tế bào tràn ra tứ chi gây phù thũng, xuống đại tràng gây tiêu chảy, khoang bụng cổ trướng,...
2.2 Thống huyết
Thống huyết hay còn được gọi là nhiếp huyết tức là quản lý và khống chế huyết. Sự vận hóa đồ ăn và thực phẩm của tạng tỳ chính là nguồn gốc của khí và huyết, nhưng tỳ còn thống huyết. Tỳ khí khỏe mạnh thì khí huyết sẽ lưu thông tốt bên trong mạch, được khí thúc đẩy đi nuôi dưỡng cơ thể, ngược lại tỳ khí hư sẽ không thống được huyết, huyết sẽ đi ra ngoài dẫn tới các chứng xuất huyết như đại tiện ra máu nhiều ngày, rong huyết,...
2.3 Tỳ chủ cơ nhục, chủ tứ chi
Tạng tỳ đưa những chất dinh dưỡng của đồ ăn tới nuôi dưỡng cơ nhục. Nếu tỳ khí đầy đủ sẽ giúp cho cơ nhục rắn chắc, tứ chi linh hoạt nhẹ nhàng. Ngược lại nếu tỳ khí suy yếu sẽ làm cho trương lực cơ giảm, cơ mềm yếu dẫn tới tứ chi mệt mỏi, gây ra các chứng thoát vị như sa dạ dày, sa sinh dục hoặc sa trực tràng,...
2.4 Tỳ khai khiếu ra miệng và vinh nhuận ra môi
Khai khiếu ra miệng là nói tới sự ăn uống và khẩu vị. Tỳ khỏe mạnh thì ăn ngon miệng, tăng cảm giác thèm ăn, còn nếu tỳ hư thì miệng nhạt và chán ăn. Tạng tỳ chủ về cơ nhục lại khai khiếu ra miệng nên biểu hiện sự vinh nhuận ra môi, nghĩa là khi tạng tỳ khỏe mạnh thì môi hồng hào, tỳ hư thì môi nhạt màu thâm xám.
2.5 Tỳ còn sinh ra phế kim, khắc thận thủy có quan hệ biểu lý với vị
Tạng tỳ và tạng vị được kết hợp lại với nhau để hoàn thành chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, vận chuyển các chất dinh dưỡng.
3. Làm thế nào để biết tỳ có khỏe mạnh không?
Mỗi dấu hiệu của các cơ quan trong cơ thể đều có thể cảnh báo sức khỏe của tỳ.
3.1 Môi
Những người có tạng tỳ yếu, môi thường nhợt nhạt, không có màu hồng và rất khô, dễ bong da và nứt nẻ môi. Những triệu chứng điển hình khi tỳ suy yếu như hôi miệng, nướu sưng đau đa phần có liên quan tới khả năng tiêu hóa kém của tạng tỳ. Ngoài ra, khi ngủ mà thường xuyên chảy nước miếng cũng là một trong những biểu hiện của việc thiếu tỳ khí.
3.2 Mũi
Tỳ yếu gây ra những triệu chứng như mũi khô, khứu giác kém nhạy, chảy nước mũi hoặc chảy máu mũi. Những người bị đỏ mũi đa phần là do vị bị nhiệt, đầu mũi đau cũng cho thấy chức năng của tỳ vị không ổn định.
3.3 Mắt
Tỳ vị không khỏe sẽ dẫn tới thiếu máu, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới gan, gan biểu hiện ở mắt vì vậy mắt dễ bị mỏi và không nhìn rõ. Ngoài ra, tạng tỳ và việc hấp thu chất các dinh dưỡng của cơ thể sẽ có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu như mắt thường xuyên bị đỏ, mặt bị sưng cũng có thể do tạng tỳ gặp vấn đề.
3.4 Tai
Tỳ vị yếu sẽ dẫn tới thận khí không được nuôi dưỡng đầy đủ, thường sẽ biểu hiện ra chứng ù tai hay thậm chí là điếc. Bên cạnh đó, nhiều người có tỳ vị yếu do quá mệt hoặc tâm trạng không tốt gây ra. Đặc biệt là vào mùa xuân, gan hỏa tăng cao khiến cho con người dễ tức giận. Những người có tỳ vị yếu sẽ thường cảm thấy không có sức khỏe, chân tay lạnh buốt và có thể sẽ bị đau bụng vào mùa xuân.
4. Cách chăm sóc tỳ khỏe mạnh
4.1 Ăn lá tần bì giúp làm ấm tạng tỳ
Những người có tỳ vị không khỏe mạnh và bị lạnh có thể ăn lá tần bì. Bởi vì tần bì là một trong những vị thuốc có thể chữa hàn là tiêu những chất tích tụ lâu ngày, thông tam tiêu và làm ấm tỳ vị, tốt trong trường hợp tỳ vị yếu và lạnh. Lá tần bì có thể làm cho rau trộn, đun lấy nước, chiên, xào hoặc gói bánh chẻo. Cách làm đơn giản nhất đó là làm lá tần bì thành rau trộn, trước khi ăn nên rửa qua nước 1 lần nhằm làm mất mùi. Sau đó cho thêm nước tương, muối, dấm, hành, tỏi, gừng, hạt tiêu sau đó trộn đều.
4.2 Ấn huyệt công tôn
Huyệt công tôn là một trong những huyệt vị có liên quan tới tỳ ở chân, huyệt công tôn nằm ở ngay cạnh bên của bàn chân, khoảng 5cm phía sau mắt cá, khi ấn mạnh vào xương ngón chân ngay sau mắt cá. Nếu cảm thấy đau hoặc tức thì nghĩa là đã tìm được đúng vị trí. Huyệt công tôn có hiệu quả rất tốt cho những vấn đề có liên quan tới tạng tỳ.
Ngoài ra, huyệt công tôn còn được sử dụng trong điều trị bệnh lý về tạng vị, giúp ức chế acid trong dạ dày. Nếu người bệnh bị nôn ra nước chua thì hãy xoa huyệt công tôn một lúc sẽ đỡ. Huyệt công tôn còn có chức năng giúp làm tăng nhu động ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa, vì vậy sau khi ăn xong mà khó tiêu cũng nên xoa huyệt này sẽ nhanh chóng tiêu.
4.3 Ăn củ mài giúp bổ tỳ vị
Củ mài hay còn được gọi là hoài sơn là một thực phẩm rất tốt, có thể giúp chăm sóc sức khỏe và các tác dụng làm đẹp. Nhưng tốt nhất là nên lựa chọn và mua thân củ mài, có nhiều gai và cứng, có thể xào hoặc hấp hay nấu cháo rất có hiệu quả bổ tạng tỳ. Củ mài khác với những thực phẩm bổ dưỡng khác ở chỗ ăn không cảm thấy ngán. Những loại thực phẩm khác bổ âm nhiều sẽ gây sinh nhiệt và ẩm. Củ mài không khô, không nóng đặc biệt là còn có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ lục phủ ngũ tạng bị yếu.
4.4 Ăn cơm rượu
Những người tỳ vị bị suy yếu có thể nên ăn một ít canh cơm rượu trứng gà, tốt nhất là nên nấu cùng với một ít quả táo tàu. Ăn một chén cơm rượu khi còn ấm sẽ có tác dụng giúp cho tạng tỳ vị dịu, vị ngọt cũng sẽ tạo cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, khi thời tiết trở lạnh bạn có thể tự mình nấu cơm rượu bằng cách nấu chín gạo nếp, hoà với men rượu với nồng độ vừa phải vào nước ấm. Tạo một lỗ nhỏ ở giữa phần gạo nếp đã chín và đổ dung dịch lên men rượu vào, hai ngày sau sẽ có một món cơm rượu ngọt vị.
4.5 Bắp xào hạt thông
Món bắp xào hạt thông giúp bổ tạng tỳ và tăng cảm giác thèm ăn. Đặc biệt đây là một món ăn rất tốt vào mùa thu, giúp bổ tỳ thấm ẩm, tạo cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, trong bắp có chứa chất béo không no và vitamin cũng như những nguyên tố vi lượng và nhiều acid amin,...
Cách làm món bắp xào hạt thông đó là trước tiên bạn hãy nướng hạt thông với lửa nhỏ, sau đó xào bắp và ớt cuông rồi nêm muối đường. Sau khoảng 3 phút cho hạt thông vào, xào với lửa lớn là ăn được.
4.6 Cháo củ từ táo tào
Củ từ giúp bổ từ và có tác dụng hỗ trợ cho thận, phổi và lợi cho việc tiêu hóa hấp thu của tỳ vị. Đây là một trong những loại thực phẩm làm cho thuốc có tác dụng bổ tỳ vị. Bên cạnh đó, táo tàu ích khí bổ tỳ vị, cũng có thể sử dụng để chữa tỳ yếu, ăn kém và có tác dụng thèm ăn, điều trị tiêu chảy.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.