Chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi, phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ bị hở hàm ếch cao. Hiện nay, với sự tiến bộ của nền y học hiện đại, việc điều trị bằng phẫu thuật hở hàm ếch ở trẻ đã trở nên đơn giản hơn và đạt hiệu quả cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu về các kiến thức cần thiết nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi thực hiện phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ.

1. Hở hàm ếch là gì?

Khi các mô của môi hoặc vòm miệng của thai nhi không phát triển bình thường sẽ gây ra hở hàm ếch. Trẻ em bị hở hàm ếch thường không có đủ mô ở miệng và vòm miệng không thể hình thành bởi mô này không kết hợp với nhau một cách thích hợp. Một vài trường hợp trẻ bị hở một phần hoặc có những trẻ bị hở cả bộ phận trước.

Hở hàm ếch thường có 3 dạng khác nhau, bao gồm:

  • Hở hàm ếch sứt môi
  • Hở hàm ếch không bị sứt môi
  • Hở hàm ếch.

Hở hàm ếch là dị tật có sự xuất hiện của các dấu hiệu đặc biệt nên bệnh dễ được chẩn đoán và phát hiện bằng cách siêu âm trước khi sinh.


Hở hàm ếch là dị tật có thể quan sát bằng siêu âm trước khi sinh
Hở hàm ếch là dị tật có thể quan sát bằng siêu âm trước khi sinh

2. Nguyên nhân gây ra hở hàm ếch ở trẻ

Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân chính xác gây nên hở hàm ếch ở trẻ.

Tuy nhiên, có một số nguyên nhân được cho là yếu tố gây ra bệnh, chẳng hạn như:

Các nhà nghiên cứu cho rằng gen gây hở hàm ếch có thể di truyền từ bố mẹ sang cho con cái. Những trẻ có bố mẹ hay anh chị em ruột bị hở hàm ếch thường có nguy cơ cao mắc dị tật hơn.

Trẻ bị hở hàm ếch thường mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp vì môi của trẻ không thể đóng kín lại. Bên cạnh đó, trẻ gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống và bú sữa. Trẻ phải dùng bình sữa có núm vú đặc biệt để có thể bú một cách dễ dàng hơn hoặc một số trẻ có thể dùng vòm miệng giả để hỗ trợ ăn uống.

Hiện nay, với nền y học hiện đại, hở hàm ếch có thể điều trị hiệu quả bằng cách phẫu thuật tạo hình tái tạo lại môi và hàm ếch bị hở.

3. Chuẩn bị trước phẫu thuật hở hàm ếch ở trẻ


Phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch ở trẻ thường sẽ được thực hiện khi trẻ được 3 tháng tuổi
Phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch ở trẻ thường sẽ được thực hiện khi trẻ được 3 tháng tuổi

Trước khi thực hiện phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ, các chuyên gia bao gồm bác sĩ tạo hình, chuyên gia tai - mũi- họng, bác sĩ chỉnh răng...để đưa ra phương pháp tốt nhất cho trẻ.

Phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch ở trẻ thường sẽ được thực hiện khi trẻ được 3 tháng tuổi. Đối với những trẻ bị hở hàm ếch, thường phẫu thuật sẽ được thực hiện khi trẻ được 9- 10 tháng tuổi, lúc này cân nặng của trẻ đạt khoảng 10kg. Cần phải chú ý chuẩn bị tốt trước khi tiến hành phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ để giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật diễn ra thuận lợi.

Trước khi phẫu thuật, phụ huynh cần chuẩn bị trước một số vấn đề sau:

3.1 Ở thời kỳ trẻ sơ sinh

Hầu hết các trẻ bị hở hàm ếch đều không thể bú mẹ được và cũng không thể sử dụng bình sữa bình thường cho trẻ. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ thường phải lựa chọn loại bình sữa chuyên dụng. Trẻ có thể uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đối với những trẻ bị hở hàm ếch, để đạt được lượng sữa như những trẻ bình thường khác cần phải mất nhiều thời gian và công sức hơn, đòi hỏi sự kiên nhẫn từ phụ huynh của các trẻ. Mẹ cũng cần cho trẻ bú nhiều lần hơn và thời gian cho trẻ bú không nên quá dài tránh khiến trẻ mất sức.

3.2 Đối với những trẻ đang tập ăn dặm

Việc bổ sung thêm thức ăn dạng rắn sẽ giúp trẻ bổ sung thêm calo, vitamin và các khoáng chất cần thiết khác cho trẻ. Không nên trì hoãn việc cho trẻ ăn thức ăn dạng thô với trẻ bị hở hàm ếch bởi việc này có thể khiến trẻ bị hạn chế kỹ năng giao tiếp, thiếu dinh dưỡng và không thể đảm bảo trẻ có đầy đủ sức khỏe trước khi phẫu thuật. Các mẹ nên tập cho con ăn những loại thức ăn này trước khi thực hiện phẫu thuật hở hàm ếch:

Việc ăn thức ăn dạng rắn sẽ khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ khó có thể đẩy thức ăn về phía sau miệng để nuốt khiến trẻ dễ bị ho, hóc....Những điều này sẽ khiến cho trẻ trở nên hoang mang, lo lắng và sợ hãi khi phải ăn thức ăn dạng rắn, sau cùng trẻ sẽ từ chối loại thức ăn này.

3.3 Nguy cơ trẻ bị trào ngược dạ dày


Những trẻ bị hở hàm ếch có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày
Những trẻ bị hở hàm ếch có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày

Những trẻ bị hở hàm ếch có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày ( thức ăn trào lên mũi) do lượng khí trong dạ dày tăng lên khi trẻ ăn do cơ mở của dạ dày yếu. Trào ngược dạ dày tuy không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng lại khiến trẻ rất khó chịu và lo lắng. Vì vậy, khi trẻ xuất hiện hiện tượng này, các mẹ không nên ép trẻ ăn tiếp nhằm giúp trẻ lấy lại sự bình tĩnh. Trẻ sẽ dung nạp tốt hơn khi có những trải nghiệm tích cực. Khi trẻ sẵn sàng, tiếp tục cho trẻ ăn.

3.4 Chỉnh hình cho trẻ

Một số trẻ cần được bác sĩ răng hàm mặt chỉnh hình trước khi thực hiện phẫu thuật, bao gồm một số trường hợp sau:

  • Trẻ bị hở vòm miệng toàn bộ
  • Trẻ hở hàm ếch có mấu tiền hàm nhô ra trước với khe hở môi vòm 2 bên
  • Cánh mũi và trụ mũi của trẻ bị xẹp, biến dạng nhiều
  • Trẻ gặp khó khăn khi bú, hay bị trớ, sặc
  • Trẻ hở hàm ếch có lưỡi luôn đưa vào trong khe hở

Việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trước khi phẫu thuật điều trị hở hàm ếch rất quan trọng. Vì vậy trước khi được thực hiện phẫu thuật, trẻ bị hở hàm ếch cần được tập uống sữa và ăn bằng các phương pháp khác nhau.

Ngày nay với sự phát triển của y học việc điều trị cho trẻ bị hở hàm ếch đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Vì thế, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng nếu không may trẻ gặp phải tình trạng này. Với những trẻ bị hở hàm ếch, hãy kiên nhẫn và dành thật nhiều sự quan tâm hơn cho trẻ. Trước khi phẫu thuật hở hàm ếch, cần lưu ý chuẩn bị tốt tinh thần và sức khỏe cho trẻ.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe