Viêm cầu thận mạn tính là một bệnh do tổn thương ở vùng tiểu cầu thận, bệnh tiến triển từ từ và kéo dài trong nhiều năm. Do đó việc chăm sóc người bệnh viêm cầu thận mạn là vô cùng quan trọng.
1. Viêm cầu thận mạn là bệnh như thế nào?
Viêm cầu thận mạn tính là một bệnh do tổn thương ở vùng tiểu cầu thận, bệnh tiến triển từ từ và kéo dài trong nhiều năm.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận có hội chứng thận hư, có thể do bệnh toàn thể hoặc do bệnh chuyển hóa như bệnh đái tháo đường.
2. Chế độ sinh hoạt với những người có bệnh thận
Cần lưu ý tránh làm các việc nặng, quá sức, cùng với đó là nghỉ ngơi đầy đủ.
Đề cao việc phòng bệnh: Để tránh những trường hợp từ bệnh viêm họng mà phát triển thành viêm cầu thận cấp cần tiến hành sớm các biện pháp phòng ngừa như súc miệng hay rửa tay đúng cách.
3. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Viêm cầu thận mạn
Bên cạnh điều trị bệnh thì việc chăm sóc người bệnh viêm cầu thận mạn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó việc điều chỉnh chế độ ăn cho người bị viêm cầu thận mạn là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh.
Hạn chế hấp thu những loại thực phẩm có chứa protein: Người bị viêm cầu mạn nhẹ cần hạn chế protein và muối trong mỗi bữa ăn, lượng protein cung cấp hàng ngày vào khoảng 0,8g/kg cân nặng là hợp lý. Đối với người bệnh vừa và nặng thì thời gian đầu bắt buộc phải hạn chế nghiêm ngặt, lượng protein hàng ngày là 0,5g/kg cân nặng, tương đương phân nửa lượng cung của người bình thường.
Nên cố gắng tìm cách dùng các loại thức ăn chứa đạm tốt, như trứng gà; sữa bò; thịt nạc... Khi bệnh có chuyển biến tốt thì từng bước tăng lượng protein, tuy nhiên lượng protein hàng ngày vẫn không được vượt quá vượt quá 0,8g/kg cân nặng.
Hạn chế hấp thu muối natri: Muối ăn thường ngày đều chứa natri clorua, việc có quá nhiều natri sẽ làm tăng phù thũng cũng như là tăng huyết áp, nếu người bệnh nếu xuất hiện phù thũng và tăng huyết áp thì nên hạn chế hoặc không ăn muối trong mỗi bữa ăn ít muối. Lượng muối trung bình hàng ngày nên dừng ở mức 6g/ngày.
Hạn chế hấp thu kali thích đáng: Một số muối ăn chế bằng muối kali, nhưng khi người bệnh xuất hiện tiểu ít; bí tiểu hoặc kali máu tăng cao, lập tức ngưng dùng muối kali, cũng như hạn chế dùng rau cải và trái cây chứa nhiều kali, như chuối; khoai tây; nước trái cây; nước rau; nước thịt.
Hạn chế hấp thu nước: Nên theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày nhiều ít mà khống chế lượng dịch đầu vào. Phương pháp nắm bắt thường là trừ lượng nước tiểu bài ra hôm trước, rồi hấp thu thêm 0,5 - 1 lít. Người bệnh lượng nước tiểu quá ít có phù thũng, hàng ngày lượng dịch hấp thu nên dưới 1 lít.
Tổng lượng calo vừa đủ: người bệnh nằm giường, cung cấp calo không nên quá nhiều, carbohydrate và lipid là nguồn cung calo chính, chiếm khoảng 90% so với tổng lượng, nhưng hàm lượng lipid không nên quá nhiều, cũng như nên dùng loại dầu chứa nhiều acid béo không bão hòa, tức với dầu thực vật là chính.
Cung cấp vitamin: nhiều loại vitamin nên cung cấp đủ. Vì vitamin C đối kháng với phản ứng dị ứng, càng nên cung cấp đầy đủ, có người cho rằng hàng ngày tối thiểu trên 300mg.
Ăn uống thanh nhiệt: ít béo ngậy, kiêng dùng thức ăn kích thích, như: rượu, cà phê, ớt...
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.