Chóng mặt, choáng váng khi mang thai có nguy hiểm?

Chóng mặt là triệu chứng rất thường gặp phải khi mang thai. Nhiều trường hợp thai phụ chóng mặt khi mang thai kèm theo buồn nôn khiến những ngày thai nghén trở nên vô cùng nặng nề. Hiểu về những lý do có thể gây chóng mặt khi mang thai sẽ giúp kiểm soát triệu chứng này tốt hơn.

Hiện tượng hoa mắt chóng mặt khi mang thai có thể cảm thấy lâng lâng và choáng váng nếu đứng dậy quá nhanh sau khi cúi xuống hoặc sau khi ngồi lâu do lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây choáng váng. Thông thường, bà bầu sẽ bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Trong một số trường hợp, bà bầu vẫn có thể bị chóng mặt, choáng váng khi mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi vì khi đó, em bé bắt đầu phát triển nhanh và gây áp lực lên các mạch máu.

Nguyên nhân được cho là gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt khi mang thai bao gồm:

  • Hệ thống tim mạch của người phụ nữ sẽ trải qua một số thay đổi đáng kể khi nó thích nghi để thích nghi với thai nhi đang lớn.
  • Sự thay đổi nội tiết tố khiến các mạch máu của bạn giãn ra và mở rộng. Điều này làm tăng lưu lượng máu đến em bé, nhưng làm giảm huyết áp và làm chậm lưu lượng máu đến tim và não của sản phụ và gây ra hiện tượng chóng mặt khi mang thai.
  • Ở giai đoạn sau của thai kỳ, nằm ngửa cho phép tử cung đang lớn lên của bạn chèn ép các tĩnh mạch lớn chạy lên cột sống của bạn, làm chậm máu từ chân trở về tim và khiến thai phụ bị hoa mắt chóng mặt khi mang thai.

Khi gặp phải những triệu chứng chóng mặt khi mang thai, mẹ bầu cần phải làm những điều sau đây:

  • Hãy nhờ những người xung quanh mở ngay cửa ra vào và cửa sổ hoặc đi đến những nơi thông thoáng.
  • Ngồi xuống từ từ để tránh ngã bất ngờ hoặc nếu có thể, ngồi với tư thế đặt đầu ở khoảng giữa hai đầu gối. Hãy đứng dậy từ từ, vì những chuyển động đột ngột sẽ làm tình trạng chóng mặt, choáng váng khi mang thai trở nên tồi tệ hơn.
  • Cố nằm nghiêng sang trái, một chiếc gối nhỏ đặt dưới hong sẽ hỗ trợ tư thế nằm này. Làm như vậy giúp cải thiện lưu thông máu đến não và khiến mẹ bầu cảm thấy khá hơn.
  • Uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng hoa mắt chóng mặt khi mang thai
  • Ăn nhẹ và uống một ít nước lọc hoặc nước trái cây sẽ giúp tích lũy được khá nhiều năng lượng.
  • Tắm nước lạnh nếu cảm thấy lâng lâng, choáng váng khi mang thai.

Chóng mặt khi mang thai có thể là biểu hiện bình thường cũng có thể là những biểu hiện bất thường nếu thai phụ bị tiểu đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật cao. Vì vậy, trong suốt quá trình mang thai, thai phụ nên khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe