Cho trẻ ăn thức ăn đặc: Những điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Thức ăn đặc là một bước tiến lớn đối với một em bé, tìm hiểu thời điểm và cách thực hiện chuyển đổi từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang thức ăn đặc là vấn đề mà những người chăm sóc trẻ cần biết.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, sau 6 tháng tuổi là thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm, và hầu hết trẻ sơ sinh đã sẵn sàng để bắt đầu ăn thức ăn đặc để bổ sung cho việc bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức. Trong thời gian này, trẻ sơ sinh thường ngừng sử dụng lưỡi để đẩy thức ăn ra khỏi miệng và bắt đầu phát triển khả năng phối hợp để di chuyển thức ăn rắn từ miệng ra phía sau để nuốt.

1. Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn thức ăn đặc

Ăn thức ăn đặc là giai đoạn bé chuyển dần từ việc ăn hoàn toàn sữa mẹ hoặc sữa công thức sang ăn các loại thực phẩm phong phú đa dạng hơn. Đối với trẻ dưới 1 tuổi thức ăn chính vẫn là sữa mẹ và sữa công thức nhưng đến giai đoạn 6 tháng tuổi cơ thể của trẻ đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng hơn từ các loại thực phẩm ngoài sữa.

Để đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi của con cũng như tập cho con các mốc phát triển kỹ năng theo từng giai đoạn, mẹ nên cho con ăn dặm trước 1 tuổi để con có thể làm quen với thức ăn và thích thú với thức ăn đặc. Thời điểm thích hợp nhất cho con ăn thức ăn đặc theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới hay Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) là khi trẻ được 6 tháng tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, và có các dấu hiệu sau sẵn sàng cho việc ăn thức ăn đặc:

  • Trẻ có thể giữ đầu ở tư thế thẳng đứng vững chắc
  • Trẻ có thể tự ngồi tốt hoặc ngồi vững với rất ít sự hỗ trợ
  • Trẻ có biểu hiện thèm ăn bằng cách cúi người về phía trước và mở miệng khi được người lớn đưa đồ ăn cho
  • Một vài trẻ có thể cầm nắm và đưa đồ ăn vào mồm chính xác
  • Trẻ có dấu hiệu đẩy lưỡi để đưa đồ ăn từ phía đầu lưỡi vào trong họng

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ cũng khuyến nghị vẫn duy trì việc cho con ăn sữa mẹ hay sữa công thức trong thời gian cho trẻ làm quen với thức ăn đặc đến ít nhất 12 tháng. Bạn nên tiếp tục cho con bú sau 12 tháng nếu trẻ vẫn còn nhu cầu. Cho trẻ tới bác sĩ để kiểm tra việc bổ sung vitamin D và sắt trong năm đầu tiên.

2. Những dụng cụ chuẩn bị cho việc ăn thức ăn đặc

Đồ dùng chuẩn bị thức ăn cho trẻ nên gồm: Xoong, chảo, bộ dụng cụ rây, máy xay thức ăn...

  • Dụng cụ ăn dặm bao gồm: Ghế ăn dặm, bát nhỏ, thìa nhỏ, khay đựng thức ăn, yếm ăn, cốc tập uống nước.... Trong số này ghế ăn dặm rất quan trọng nếu bạn muốn cho con tập thói quen ăn uống tốt và kỉ luật bàn ăn.

Đồ ăn cho trẻ nên được chuẩn bị và chế biến bằng các nguyên liệu an toàn, nếu làm từ nhựa nên dùng các loại nhựa không chứa BPA. Dụng cụ chế biến đồ sống đồ chín nên được phân biệt rõ ràng và không dùng chung với đồ dùng của cả nhà. Ghế ăn dặm cũng nên chọn loại làm từ nhựa không chứa BPA hoặc ghế gỗ và không có cạnh sắc tránh làm tổn thương trẻ.


Ghế ăn dặm rất quan trọng nếu bạn muốn cho con tập thói quen ăn uống tốt và kỉ luật bàn ăn
Ghế ăn dặm rất quan trọng nếu bạn muốn cho con tập thói quen ăn uống tốt và kỉ luật bàn ăn

3. Hành trình tập ăn thức ăn đặc

3.1 Một bắt đầu đơn giản

Ngày đầu khi tập cho trẻ làm quen với thức ăn đặc, bạn nên cho trẻ ăn thức ăn đơn thành phần không chứa đường và muối. Bắt đầu với 1 vài thìa nhỏ, vừa cho trẻ ăn vừa trò chuyện với trẻ về việc bạn đang làm. Ban đầu trẻ có thể nhăn mũi, ọe hoặc nhổ bỏ đó là điều hoàn toàn bình thường.

Một cách khác để cho việc ăn dặm lần đầu dễ dàng hơn và trẻ cũng không bị đói quá, bạn hãy cho trẻ ăn 1 chút sữa mẹ hoặc sữa công thức rồi cho trẻ ăn 1 vài thìa nhỏ và kết thúc bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này sẽ không khiến trẻ quá bực bội vì đói.

Hãy sẵn sàng cho việc trẻ sẽ bôi thức ăn đặc lên người, đồ dùng và yếm. Kiên trì cho trẻ ăn tăng dần lượng thức ăn mỗi ngày để trẻ có thể làm quen dần với việc ăn thức ăn đặc.

Không ép trẻ ăn khi trẻ khóc, ọe hay quay đi không tiếp nhận thức ăn nữa. Đừng để bữa ăn là cực hình với trẻ sẽ tạo phản ứng không tốt sau này, trẻ quay đi là khi trẻ không muốn tiếp tục ăn và hãy tôn trọng quyền đó của trẻ.

Luôn ghi nhớ ăn thức ăn đặc là cả một quá trình từ từ, thời điểm này trẻ chủ yếu vẫn nhận chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, thức ăn đối với trẻ chỉ như là một trải nghiệm mới, và không ai muốn trải nghiệm đó lại thành cơn ác mộng đối với trẻ. Ngoài ra, mỗi em bé có nhu cầu hoàn toàn khác nhau nên mức độ sẵn sàng với thức ăn đặc cũng khác nhau.

3.2. Nên ăn loại thức ăn nào

Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, thức ăn đặc cho lần đầu tiên là gì không quan trọng. Theo truyền thống tại Mỹ, ngũ cốc thường là loại thực phẩm được giới thiệu đầu tiên. Tuy nhiên, không có bằng chứng y tế nào cho thấy việc cho trẻ ăn thức ăn đặc theo bất kỳ thứ tự cụ thể nào có lợi cho bé. Mặc dù nhiều bác sĩ nhi khoa sẽ khuyên nên bắt đầu ăn rau trước khi ăn trái cây, nhưng không có nghiên cứu nào chứng minh việc bé sẽ không thích ăn rau nếu được ăn trái cây trước. Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ khi sinh ra đã có sở thích ăn đồ ngọt và thứ tự của việc giới thiệu các loại thức ăn không thay đổi điều này. Điều quan trọng khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ là thực phẩm sạch được chế biến cẩn thận và cung cấp đủ lượng sắt, kẽm dễ hấp thụ hơn cần thiết cho trẻ từ 6 tháng tuổi


Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, thức ăn đặc cho lần đầu tiên là gì không quan trọng
Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, thức ăn đặc cho lần đầu tiên là gì không quan trọng

Một số gợi ý về thực phẩm cho trẻ bắt đầu ăn dặm

  • Các loại rau nấu chín và đã để nguội như cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ
  • Trái cây đã được nấu chín và để nguội như đào, táo , lê...
  • Gạo hoặc ngũ cốc cho bé, trộn với sữa hàng ngày trẻ đang dùng cam, dâu tây và xoài.

Khi trẻ đã thích thú với các loại rau và trái cây bạn có thể chuyển sang các loại thực phẩm từ các nhóm sau

  • Bánh mì, cơm, mỳ ống
  • Thực phẩm từ sữa có đầy đủ chất béo như pho mai
  • Thịt, cá, trứng, đậu.

Những loại thực phẩm không an toàn cho trẻ ăn dặm

  • Mật ong có thể chứa vi khuẩn khiến trẻ dưới 12 tháng tuổi ốm nặng
  • Các loại hạt nguyên chất vì nguy cơ gây nghẹt thở, hoặc dị ứng với những gia đình có tiền sử dị ứng với các sản phẩm từ đậu phộng
  • Các loại cá không tốt cho sức khỏe như cá mập, cá kiếm là những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao không an toàn cho trẻ.
  • Đồ ăn nhiều muối hoặc đường: quá nhiều muối (hơn 1g mỗi ngày) sẽ có hại cho thận của trẻ. Đường có hại cho răng của trẻ, tránh cho trẻ ăn các loại đồ ngọt như bánh ngọt, bánh quy, đồ uống có đường.
  • Sữa tươi

Sữa tươi không phải là thực phẩm an toàn cho trẻ ăn dặm
Sữa tươi không phải là thực phẩm an toàn cho trẻ ăn dặm

3.3. Khi nào cho trẻ ăn thức ăn mới

Nguyên tắc kiểm tra dị ứng thức ăn ở trẻ là khi cho trẻ ăn liên tục 1 loại đồ ăn trong 3 ngày mà không có biểu hiện nôn, tiêu chảy, phát ban thì có thể chuyển cho con một loại thực phẩm mới. Cho trẻ ăn thức ăn đơn thành phần sau đó cho ăn thức ăn kết hợp. Thịt cá và rau củ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất hơn trái cây và ngũ cốc.

Cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm kể cả những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng như đậu phộng, trứng và cá. Trên thực tế việc trì hoãn giới thiệu các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao không được chứng minh là có thể ngăn ngừa bệnh chàm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng và dị ứng thực phẩm. Thậm chí việc cho trẻ ăn sớm một số loại thực phẩm, chẳng hạn như đậu phộng và trứng, có thể làm giảm nguy cơ dị ứng với thực phẩm đó.

Tuy nhiên, nếu trong gia đình bạn có bất kỳ ai bị dị ứng với các loại thức ăn trên hãy thận trọng khi dùng loại thức ăn này cho trẻ. Trong vòng 1 vài tháng kể từ khi bắt đầu ăn dặm, chế độ ăn hàng ngày của bé nên bao gồm nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như sữa mẹ, sữa công thức hoặc cả hai; các loại thịt; ngũ cốc; rau; trái cây; trứng gà; và cá.

3.4. Có nên cho trẻ uống nước trái cây?

Trẻ nhỏ hơn 12 tháng không nên cho uống nước trái cây. Nước trái cây không phải là một phần cần thiết trong chế độ ăn của trẻ và nó không có giá trị như trái cây nguyên chất. Sau 12 tháng tuổi - đến 3 tuổi, chỉ cho uống 100% nước ép trái cây và không quá 120ml/một ngày. Nước trái cây làm giảm sự thèm ăn các loại thực phẩm khác, bổ dưỡng hơn, bao gồm sữa mẹ, sữa công thức hoặc cả hai. Quá nhiều nước trái cây cũng có thể gây ra hăm tã, tiêu chảy hoặc tăng cân quá mức.

3.5. Trẻ có cần thêm nước không?

Trẻ sơ sinh khỏe mạnh không cần thêm nước, không cho trẻ uống nước khi chưa đủ 6 tháng tuổi để phòng tránh nguy cơ ngộ độc nước. Sữa mẹ, sữa công thức hoặc cả hai cung cấp tất cả các chất lỏng mà trẻ cần. Tuy nhiên, với việc giới thiệu thức ăn đặc, có thể thêm nước vào chế độ ăn của bé. Ngoài ra, khi thời tiết quá nóng có thể cho trẻ uống thêm 1 chút nước.

3.6. Tập thói quen ăn uống tốt từ sớm

Để có những giờ ăn thú vị, hãy trò chuyện cùng trẻ khi cho trẻ ăn, khen trẻ khi trẻ ăn tốt hay hợp tác cùng bạn trong bữa ăn. Điều quan trọng khi cho trẻ tập ăn thức ăn đặc là trẻ làm quen dần với thức ăn, ngồi ăn, cầm thìa cho vào miệng, nghỉ ngơi giữa các lần nhai và dừng lại kho no. Những trải nghiệm ban đầu này sẽ giúp con bạn học được thói quen ăn uống tốt trong suốt cuộc đời. Nhưng cũng cần ghi nhớ “kỷ luật bàn ăn” để con có thói quen tốt trong ăn uống về sau. Dưới đây là một số gợi ý

  • Ngồi tại chỗ: Ngay sau khi em bé của bạn có thể ngồi dễ dàng mà không cần hỗ trợ, hãy sử dụng ghế ăn dặm có đế rộng và vững chắc. Thắt dây đai an toàn.

Ngay sau khi em bé của bạn có thể ngồi dễ dàng mà không cần hỗ trợ, hãy sử dụng ghế ăn dặm có đế rộng và vững chắc. Thắt dây đai an toàn
Ngay sau khi em bé của bạn có thể ngồi dễ dàng mà không cần hỗ trợ, hãy sử dụng ghế ăn dặm có đế rộng và vững chắc. Thắt dây đai an toàn
  • Khuyến khích sự tìm tòi: Em bé của bạn có thể chơi với thức ăn của mình tất nhiên phải trọng tầm kiểm soát của bạn. Đảm bảo thức ăn mềm, dễ nuốt và được chia nhỏ.
  • Giới thiệu đồ dùng: Cho trẻ cầm thìa trong khi bạn cho trẻ ăn bằng thìa khác. Khi sự khéo léo của bé được cải thiện, hãy khuyến khích bé dùng thìa để đưa thức ăn vào miệng.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức từ cốc vào giờ ăn có thể giúp mở đường cho việc cai sữa từ bình. Khoảng 9 tháng tuổi, em bé của bạn có thể có thể tự uống từ cốc.
  • Dọn khẩu phần ăn riêng lẻ: Cho trẻ ăn trên khay hoặc bát riêng, cung cấp lượng thức ăn vừa đủ tránh để thừa quá nhiều. Thức ăn chỉ nên dùng trong 1 bữa không nên để sang bữa thứ hai sẽ khiến sản sinh ra nhiều vi khuẩn có hại cho đường tiêu hóa còn non yếu của trẻ.
  • Nếu bé quay lưng với thức ăn mới, đừng thúc ép: Hãy thử lại vào bữa ăn khác xa thời điểm bạn cho ăn lần đầu. Ăn được nhiều loại thức ăn rất tốt cho sự phát triển đồng đều của trẻ.
  • Biết khi nào nên dừng lại: Khi con bạn đã ăn đủ, trẻ có thể khóc hoặc quay đi. Đừng ép ăn thêm. Miễn là con bạn vẫn đang trong đà tăng trưởng đúng mục tiêu. Ngoài ra, đừng cố bắt trẻ ăn càng nhiều càng tốt vào giờ đi ngủ để trẻ ngủ qua đêm. Nó sẽ phản lại tác dụng mà bạn mong muốn thậm chí còn khiến trẻ khó ngủ hơn.

Ăn thức ăn đặc là cả một quá trình gian nan cho cả bạn và em bé của bạn. Nó đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại từ người mẹ. Đừng bực bội với con khi thấy con không hợp tác hay phải thu dọn bãi chiến trường sau khi cho con ăn. Có thực hành thì mới có kết quả, luôn luôn ghi nhớ rằng “Bạn đang xây dựng nền tảng cho việc ăn uống lành mạnh suốt đời của con”.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, healthychildren.org, babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe