Bé 9 tháng là độ tuổi đã có thể tự cầm nắm thức ăn, bé cơ bản thích nghi với chế độ ăn dặm và lúc này những chiếc răng sữa xuất hiện giúp bé phát triển khả năng nhai tốt hơn. Điều quan trọng ở thời điểm này là các bậc cha mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé sao cho thích hợp. Vậy trẻ 9 tháng tuổi ăn được những gì?
1. Các chỉ số tăng trưởng ở trẻ 9 tháng tuổi
Trước khi tìm hiểu trẻ 9 tháng tuổi ăn được những gì, việc đầu tiên cha mẹ cần tìm hiểu và đánh giá về các chỉ số cân nặng và chiều cao của con xem bé yêu có đạt chuẩn hay chưa.
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), các thông số cân nặng, chiều cao của bé trai 9 tháng tuổi được phân loại theo các mức độ như sau:
- Cân nặng trung bình của bé trai: 8.9kg
- Bé bị suy dinh dưỡng khi bé nặng dưới 7.2kg. Đặc biệt những bé nặng từ 7.9kg trở xuống được xếp vào nhóm nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng.
- Nguy cơ béo phì tăng cao khi bé trai 9 tháng nặng từ 10kg trở lên và được xem là béo phì khi cân nặng vượt quá 10.9kg.
- Chiều cao trung bình của bé độ tuổi này vào khoảng 72cm.
Các chỉ số của bé gái 9 tháng tuổi theo tiêu chuẩn của WHO:
- Cân nặng trung bình là 8.2kg
- Suy dinh dưỡng: bé có cân nặng dưới 6.6 kg. Tương tự với bé trai, bé gái 9 tháng tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng khi có cân nặng dưới 7.3kg.
- Nguy cơ béo phì ở bé gái 9 tháng tuổi là 9.3kg và bé được xem là béo phì khi bé nặng 10.4kg trở lên.
- Chiều cao trung bình của bé gái 9 tháng tuổi là khoảng 70.1cm.
2. Bé 9 tháng ăn được những gì?
2.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi
Trước khi tìm hiểu trẻ 9 tháng ăn được gì, phụ huynh cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi. 9 tháng tuổi là giai đoạn tương đối quan trọng về phát triển chiều cao, cân nặng, do đó cha mẹ cần tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng cần thiết, đầy đủ cho bé.
Bé 9 tháng ăn gì thì bên cạnh sữa mẹ, cha mẹ cần cung cấp thêm cho con những bữa ăn dặm như ăn bột, cháo đặc, trái cây, yaourt... Khi đó, các bữa ăn của bé 9 tháng tuổi nên chia thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ, bao gồm:
- Sữa mẹ: Cố gắng duy trì thói quen bú sữa mẹ khoảng 500 – 600ml mỗi ngày.
- Ba bữa chính: Có thể cho bé ăn bột, cháo hoặc cơm nhão và được chế biến từ các thành phần cơ bản như gạo, thịt, cá, dầu ăn, rau xanh, trái cây. Tỷ lệ các thành phần nên bao gồm khoảng 60 – 90g gạo tẻ trắng, 60 – 90g thịt (hoặc tôm, cá), 15g dầu mỡ, rau xanh, các loại quả chín...
- Ba bữa phụ bao gồm các loại thực phẩm như trái cây, yaourt, phô mai, bánh quy...
2.2. Bé 9 tháng ăn gì hàng ngày để phát triển cân nặng và chiều cao đạt chuẩn?
Trẻ 9 tháng tuổi ăn được những gì là nỗi trăn trở của nhiều phụ huynh. Để giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng lẫn trí tuệ, thực đơn các bữa ăn dặm cho bé cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất cơ bản là bột đường, chất đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất. Trong đó có thể bao gồm các loại thực phẩm sau:
- Nhóm cung cấp tinh bột bao gồm: gạo, yến mạch, lúa mì và các loại đậu...
- Nhóm cung cấp chất đạm bao gồm thịt, cá, tôm, cua, lòng đỏ trứng...
- Nhóm cung cấp chất béo bao gồm mỡ động vật và các loại dầu thực vật
- Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất bao gồm tất cả các loại rau củ, trái cây. Trong đó, cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại rau có màu xanh đậm, quả họ cam quýt.
Một số thực phẩm gợi ý cho mẹ như: trái cây và rau xay nhuyễn, rau hấp cắt vụn, trái cây mền (chuối, bơ, xoài), mì ống nấu chín mềm, trứng bác, gà xé sợi, sữa chua, cháo từ bột yến mạch...
2.3. Bé 9 tháng tuổi cần nạp bao nhiêu calo là đủ?
Giai đoạn trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi cần trung bình khoảng 750-900 calo năng lượng mỗi ngày để duy trì các hoạt động và phát triển cơ thể. Ở những trẻ còn bú sữa mẹ thì khoảng 400 đến 500 calo nhu cầu được cung cấp từ nguồn sữa mẹ, tương đương với việc trẻ bú khoảng 720ml sữa mẹ mỗi ngày. Do đó, việc bổ sung chế độ ăn dặm để cung cấp năng lượng cho trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt quan trọng hơn ở những trẻ cai sữa mẹ quá sớm.
3. Những điều cần lưu ý khi cho bé 9 tháng ăn dặm
- Trẻ 9 tháng ăn được gì còn phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng khác đó chính là là việc mọc răng, thông thường lúc này bé đã có 4 răng cửa và bắt đầu tập động tác nhai thức ăn. Do đó, cha mẹ hoàn toàn có thể cho con mình tập ăn cháo nguyên hạt, bột ăn dặm hoặc các loại rau củ băm thay vì phải xay nhuyễn hoặc nghiền nát như giai đoạn trước đó.
- Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ cầm nắm trực tiếp các loại thức ăn như các thanh rau củ hoặc các miếng trái cây mỗi khi ăn. Thói quen này vừa giúp trẻ tự do khám phá mùi vị món ăn vừa khuyến khích trẻ tự tập nhai, kích thích chức năng hệ tiêu hóa. Từ đó trẻ cảm thấy hào hứng hơn với các bữa ăn dặm, ăn ngon miệng và phát triển cơ thể toàn diện hơn.
- Bé 9 tháng tuổi cần được ăn đa dạng các loại thực phẩm, ngoài các cữ bú sữa mẹ, phụ huynh nên bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào các bữa ăn phụ cho trẻ như: yaourt, phô mai, bơ... hỗ trợ tăng cường dưỡng chất cho trẻ 9 tháng tuổi.
- Các bậc cha mẹ nên xây dựng thực đơn phong phú cho con nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất, giúp bé ăn ngon miệng. Với những em bé bú mẹ, phụ huynh cần tăng cường bổ sung chất sắt trong thực đơn của bé như: gan gà, gan lợn, thịt đỏ... Tuy nhiên, bé 9 tháng tuổi vẫn chưa sẵn sàng hấp thu được các loại thực phẩm như: sữa tươi, lòng trắng trứng, hải sản có vỏ cứng.. vì có nguy cơ gây dị ứng cao.
- Trẻ 9 tháng tuổi có thể uống thêm nước: Khác với 6 tháng đầu đời, trẻ 9 tháng cần được bổ sung đủ nước để tránh tình trạng táo bón ở trẻ.
- Nên tập thói quen cho trẻ ngồi vào bàn ăn mỗi khi đến giờ dùng bữa, điều này sẽ tập cho bé thói quen ăn uống nghiêm túc, giúp bé cảm thấy hào hứng hơn mỗi khi ăn uống.
- Khi trẻ đã được 9 tháng tuổi, cha mẹ nên hạn chế cho con dùng núm vú giả nếu như bé có thói quen dùng vật dụng này. Khi bé bắt đầu mọc nhiều răng hơn, núm vú giả có thể cản trở sự phát triển của răng, việc cai núm vú giả sẽ hỗ trợ con mọc răng tốt hơn.
Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý rằng, trẻ 9 tháng tuổi bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm sinh học, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa. Cha mẹ có thể tham khảo việc bổ sung vi chất từ các bác sĩ chuyên khoa Nhi, Dinh dưỡng để việc sử dụng đạt đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong