Khi được 10 tháng, bé ngày càng lớn và thông minh hơn. Tuy nhiên, do sự cuốn hút khám phá thế giới mới lạ xung quanh, ở giai đoạn này bé sẽ có phần lơ là việc ăn uống. Hơn nữa, lúc này chế độ ăn dặm vẫn là sự thử thách cho cả bé và cha mẹ. Chính vì vậy, khi không đạt cân nặng tiêu chuẩn, rất nhiều cha mẹ sẽ lo lắng và tìm kiếm mọi thông tin về trẻ 10 tháng tuổi ăn được những gì cũng như trẻ 10 tháng ăn gì để tăng cân.
1. Sự phát triển tiêu chuẩn của bé 10 tháng tuổi
Đến 10 tháng tuổi, hầu hết các bé gái nặng trung bình 8,5kg (18,7 pound), trong khi các bé trai nặng khoảng 9,2 kg (20,2 pound). Về chiều cao, chỉ số trung bình của các bé gái là khoảng 71,4 cm (28,1 inch), trong khi các bé trai dài 73,4 cm (28,9 inch). Nhìn chung, trong giai đoạn này, các bé có thể cao lên khoảng 1,3 cm (0,5 inch) và nặng hơn khoảng 400 gam mỗi tháng.
Nếu bé có vẻ không tăng cân nhiều, cha mẹ nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về trường hợp cụ thể của trẻ nhưng thông thường, việc trẻ chậm tăng cân hơn mức trung bình không được xem là có vấn đề nếu quan sát thấy trẻ vẫn vui vẻ, khỏe mạnh và đạt được các mốc phát triển trong khoảng dao động cho phép.
Tuy nhiên, nếu các chỉ số của trẻ không đạt theo biểu đồ tăng trưởng, trẻ được kết luận là chậm tăng cân hay suy dinh dưỡng, các biện pháp can thiệp cần được đặt ra để kịp thời điều chỉnh sự phát triển thể chất cho trẻ trong năm đầu đời. Trong đó, chế độ dinh dưỡng cho bé 10 tháng ăn gì cần được đặc biệt quan tâm.
2. Các loại thức ăn cho trẻ 10 tháng tuổi
Khi đến 10 tháng tuổi, trẻ không chỉ bú sữa mẹ hay sữa công thức hoàn toàn mà đã tập làm quen với chế độ ăn dặm. Trong thực thế, hầu hết các em bé 10 tháng tuổi có thể tự cầm bình sữa hoặc cốc uống nước cũng như cầm bốc thức ăn đặt trên khay ghế ăn của mình như một hình thức của chế độ ăn dặm tự chỉ huy. Lúc này, chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 10 tháng tuổi nên ăn bao nhiêu cần được cha mẹ nắm rõ để chăm sóc trẻ phù hợp.
Cha mẹ có thể tiếp tục giới thiệu các lựa chọn thực phẩm lành mạnh trong chế độ ăn dặm cho trẻ với một loại thức ăn mới sau mỗi ba hoặc bốn ngày. Thậm chí, trẻ có thể bắt đầu tham gia với bữa ăn cùng gia đình với một chút những gì đang có trên bàn.
Các loại thức ăn cho trẻ tại thời điểm 10 tháng tuổi có thể đa dạng hơn rất nhiều so với lúc ban đầu làm quen với thức ăn đặc. Trái cây và rau quả cần được chế biến phù hợp. Ví dụ, quả bơ, chuối, việt quất, đào và khoai tây nấu chín, khoai lang, cà rốt và đậu xanh có thể được xay nhuyễn nếu chúng mềm hay cắt chúng thành những miếng nhỏ để bé có thể tự nhặt và tự ăn.
Ngoài ra, trẻ 10 tháng tuổi cũng có thể ăn mì ống, ngũ cốc, bánh gạo tan trong miệng, đậu phụ, trứng và cả thịt tươi nguyên chất. Cha mẹ nên dùng thịt gà xé nhỏ và thịt gà tây xay ra để trẻ dễ ăn. Thịt bò có thể được nấu chín, xay nhuyễn và dùng thìa cho trẻ tự xúc ăn cũng là một món thơm ngon, giàu dưỡng chất.
Nói chung, các ý tưởng về bữa ăn cho trẻ 10 tháng tuổi đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều khi bé thử và thích những món ăn mới. Điều cần nhớ là luôn cho bé ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, chú ý cung cấp cho bé sự cân bằng giữa protein, carbs và chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn để đảm bảo sự phát triển toàn diện.
3. Trẻ 10 tháng ăn gì để tăng cân?
Với chế độ ăn cơ bản nêu trên, nếu trẻ 10 tháng tuổi vẫn chưa đạt được cân nặng theo tiêu chuẩn, cha mẹ cần chú trọng tăng cường các loại thực phẩm giàu dưỡng chất như sau, vừa giúp trẻ tăng cân tốt cũng như phòng chống suy dinh dưỡng.
3.1 Sữa và các sản phẩm từ sữa
Lựa chọn loại sữa tách bơ một phần chuyên dùng cho trẻ em dưới một tuổi có kèm nhẹ cân nhằm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thay vì dùng sữa công thức thông thường.
Có thể xem xét dùng sữa thay vì nước để nấu súp hay pha ngũ cốc cho trẻ ăn dặm. Cho bé ăn kem hoặc sữa chua trong các bữa ăn phụ hay dùng làm món tráng miệng.
Thêm kem béo, phô mai vào các loại bánh ăn dặm cho bé như bánh kem, bánh pudding, bánh plan. Hoặc thỉnh thoảng trộn phô mai đun chảy với các món ăn đặc để vừa tăng năng lượng, vừa tạo hương vị thơm ngon
3.2 Sử dụng thịt trong chế độ ăn của trẻ
Cha mẹ có thể thêm lớp thịt xay phết trên bánh mì sandwich cho trẻ. Nên chú trọng thành phần thịt, cá, gà trong các bữa ăn và nên cho trẻ ăn thịt trước và ăn ít thức ăn khác như cháo, súp.
3.3 Bổ sung chất béo
Chất béo rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Vì thế khi chế biến không quên thêm một chút bơ nguyên chất, bơ thực vật hoặc dầu ăn trong mỗi bữa ăn của trẻ.
Thêm 1 thìa cà phê dầu oliu vào súp, rau, khoai tây nghiền, ngũ cốc nấu chín, bánh pudding, cơm, mì ống và thịt hầm sau khi đã chế biến. Hay có thể xào hoặc xào rau, thịt, gà và hải sản cắt nhuyễn với dầu ô liu, hạt cải hoặc dầu dừa để kích thích vị giác của trẻ.
3.4 Các lời khuyên để tăng lượng calo và protein cho trẻ mau tăng cân
Giai đoạn này cần cố gắng cho trẻ ăn 6 đến 8 bữa ăn nhỏ hoặc đồ ăn nhẹ mỗi ngày. Nếu trẻ biếng ăn và chỉ có thể ăn một vài miếng mỗi lần, hãy cho trẻ ăn thường xuyên hơn, cứ nửa giờ một lần. Tránh cho trẻ ăn các món ăn yêu thích quá mức vì khi ăn quá nhiều, trẻ sẽ có thể không còn thích món ăn đó nữa.
Người chăm sóc trẻ cần tránh cho trẻ uống quá nhiều nước hay sữa ngay trước bữa ăn, bởi điều này có thể khiến trẻ ngang bụng, không ăn được bữa chính.
Ngoài ra, giấc ngủ của trẻ cũng là một yếu tố quan trọng không kém giúp trẻ tăng cân. Cần đảm bảo trẻ có giấc ngủ sâu ban đêm, không bị quấy thức bởi các cơn đói cũng như 1 đến 2 giấc ngủ ngắn ban ngày. Điều này sẽ cho trẻ có cơ hội chuyển hóa năng lượng thành vật chất để tăng trưởng cân nặng và chiều cao trong lúc ngủ thay vì tạo năng lượng để bò trườn và vui chơi cả ngày.
Tóm lại, trẻ 10 tháng ăn gì để tăng cân là điều lo lắng của rất nhiều cha mẹ đang có con nhẹ ký hay suy dinh dưỡng. Những lời khuyên trên đây sẽ giúp cha mẹ thiết kế bữa ăn giàu dưỡng chất cho trẻ mau tăng cân nặng. Tuy nhiên, sự phát triển tự nhiên của trẻ luôn cần được tôn trọng. Việc lạm dụng các sản phẩm kích ăn hay thúc ép trẻ quá nhiều gây thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Ngoài ra, trẻ 10 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: thebump.com - stjude.org - pregnancybirthbaby.org.au
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong