Chỉ định sinh thiết màng phổi mù

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Nguyễn Huy Nhật - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sinh thiết màng phổi mù là một kỹ thuật với mục đích lấy một số mảnh lá thành màng phổi để làm xét nghiệm mô bệnh học. Sinh thiết màng phổi mù được chỉ định trong trường hợp tràn dịch màng phổi dịch tiết hoặc dịch đỏ máu.

1. Sinh thiết màng phổi mù

Sinh thiết màng phổi mù hay còn gọi là sinh thiết màng phổi kín là một kỹ thuật được thực hiện với mục đích lấy một số mảnh lá thành màng phổi làm xét nghiệm mô bệnh học.

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1 Chỉ định

Sinh thiết màng phổi mù được chỉ định trong trường hợp có tràn dịch màng phổi tiết dịch hoặc dịch đỏ máu. Trong đó tràn dịch màng phổi là hiện tượng xuất hiện dịch nhiều hơn mức sinh lý bình thường trong khoang màng phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên và làm biến đổi trên lâm sàng và X-quang. Lượng dịch trong khoang màng phổi bình thường ở khoảng 10-15ml.

2.2 Chống chỉ định


Bệnh nhân suy hô hấp chống chỉ định sinh thiết
Bệnh nhân suy hô hấp chống chỉ định sinh thiết

3. Các bước thực hiện

3.1 Chuẩn bị

Người thực hiện sinh thiết màng phổi mù là bác sĩ và điều dưỡng đã được đào tạo về sinh thiết màng phổi. Ngoài ra, một số dụng cụ cần thiết để thực hiện sinh thiết màng phồi mù bao gồm:

  • 2 ống atropin 1/4mg và 5 ống lidocain 2% 2ml
  • Hộp thuốc chống shock.
  • Bơm tiêm 5ml, bơm tiêm 20ml, kim 20G,kim luồn..
  • Gạc N2: 2 gói.
  • Dây truyền: 1 bộ.
  • Chạc ba: 1 cái.
  • Lưỡi dao mổ: 1 cái.
  • Bộ kim sinh thiết Castelain bao gồm: kim cắt và kim lấy bệnh phẩm, một bộ trocar.
  • Ống đựng bệnh phẩm dịch xét nghiệm: 5 ống
  • Lọ chứa formol bảo quản bệnh phẩm sau sinh thiết: 1.
  • Đĩa petri đựng nước muối sinh lý để bệnh phẩm khi sinh thiết: 1 cái.
  • Bình dẫn lưu dịch: 1 cái.
  • Găng tay vô trùng: 2 đôi, găng sạch: 1 đôi.
  • Săng vô trùng.

Trước khi làm thủ thuật, bệnh nhân cần chụp X-quang phổi
Trước khi làm thủ thuật, bệnh nhân cần chụp X-quang phổi

Đối với bệnh nhân, bác sĩ giải thích về mục đích và các tai biến có thể xảy ra trong quá trình làm thủ thuật. Sau đó bệnh nhân kí giấy cam kết và chuẩn bị một số kết quả xét nghiệm đã được thực hiện như:

3.2 Các bước thực hiện

  • Trước khi làm thủ thuật khoảng 15 phút, bệnh nhân được tiêm dưới da 1 ống atropin 1/4mg.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế cưỡi ngựa
  • Xác định vị trí sinh thiết màng phổi. Vị trí sinh thiết sẽ nằm ở bờ trên xương sườn để tránh bó mạch thần kinh liên sườn. Nếu đây là sinh thiết lần 2, cần tránh vị trí đã thực hiện lần 1.
  • Sát trùng tại vùng định sinh thiết, và trải săng lỗ.
  • Gây tê theo từng lớp thành ngực, từ da vào đến lá thành màng phổi. Tránh bơm thuốc Lidocain vào trong lòng mạch. Sau đó sử dụng kim gây tê chọc thăm dò dịch màng phổi.
  • Đánh dấu độ dày thành ngực.
  • Có thể bơm 500ml Natriclorua 0.9% vào khoang màng phổi trước khi tiến hành sinh thiết đối với những trường hợp có ít dịch.
  • Đặt ốc định vị trên trocar sao cho khoảng cách từ mũi trocar đến ốc bằng bề dày thành ngực cộng thêm 0.5cm.
  • Tại vị trí định sinh thiết, sử dụng lưỡi dao mổ rạch da một vết nhỏ.
  • Đưa trocar vào qua vết rạch theo hướng vuông góc với thành ngực. Rút nòng trocar gắn bơm tiêm 20ml vào vỏ của trocar, hút thử, nếu ra dịch là trocar đã vào đến khoang màng phổi.

Sinh thiết màng phổi nhằm đưa trocar vào qua vết rạch qua thành ngực đi vào khoang màng phổi
Sinh thiết màng phổi nhằm đưa trocar vào qua vết rạch qua thành ngực đi vào khoang màng phổi
  • Tháo bơm 20ml, đưa nhanh kim cắt vào trong vỏ của trocar, tiến hành cắt. Dựa vào mốc đánh dấu trên kim cắt và trên vỏ của trocar để đặt kim sao cho mặt cắt của kim quay về phía lá thành màng phổi.
  • Áp sát kim sinh thiết vào thành ngực, tay trái cố định chặt vỏ trocar, tay phải kéo mạnh kim cắt, nếu thấy nặng tay là được. Kim cắt vẫn ở trong lòng trocar, đưa từ từ cả 2 kim về tư thế vuông góc với thành ngực, rút nhanh kim cắt ra khỏi vỏ trocar, lắp thay thế ngay bơm 20ml.
  • Dùng kim lấy bệnh phẩm để lấy mảnh màng phổi ở đầu cắt của kim cắt và để vào đĩa petri có sẵn nước muối sinh lý.
  • Tiến hành sinh thiết 3-5 mảnh bệnh phẩm. Sau khi sinh thiết điều dưỡng lấy các mảnh bệnh phẩm để vào lọ formol.
  • Tránh sinh thiết khu vực từ 11 giờ đến 2 giờ để tránh bó mạch thần kinh liên sườn.
  • Nhằm hạn chế tràn khí màng phổi, cần dặn người bệnh thở ra hết rồi sau đó nín thở ở mỗi lần thay kim hay bơm tiêm, hay rút kim sinh thiết.
  • Sau sinh thiết muốn chọc tháo dịch màng phổi cần thay bằng kim 20G hoặc kim luồn catheter tĩnh mạch ngoại biên, được nối với bộ chạc ba và dây truyền.

4. Theo dõi và xử trí biến chứng

Sau khi thực hiện sinh thiết, bệnh nhân sẽ được theo dõi tại bệnh phòng. Một số triệu chứng lâm sàng như: mệt, đau ngực, vã mồ hôi, tràn khí dưới da, hút ra nhiều khí sau khi sinh thiết, thay đổi màu sắc dịch nếu chảy máu màng phổi là dịch chuyển sang màu đỏ,...

Một số biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi thực hiện sinh thiết màng phổi mù như:

  • Cường phế vị: người bệnh sẽ cảm thấy mệt, choáng, mạch chậm, huyết áp hạ. Cần ngừng thủ thuật, cho người bệnh nằm đầu thấp, tiêm bắp 2 ống Atropin 1/4mg và thở oxy kính mũi. Tiếp tục theo dõi monitor mạch, huyết áp, và độ bão hòa oxy máu. Khi huyết áp < 90/60mmHg cần đặt ngay đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.
  • Tràn khí màng phổi: có xuất hiện triệu chứng như đau ngực, ho, khó thở,... Bệnh nhân cần chụp lại X quang phổi thẳng. Nếu trường hợp tràn khí màng phổi ít cho thở oxy và theo dõi, hoặc chọc hút khí bằng kim luồn. Nếu tràn khí màng phổi nhiều cần chỉ định đặt dẫn lưu màng phổi.
  • Tràn máu màng phổi: người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, đau ngực, khó thở, da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ,... Thực hiện mở màng phổi dẫn lưu máu, truyền khối hồng cầu, hội chẩn bác sĩ chuyên khoa ngoại, theo dõi lượng dịch dẫn lưu > 300ml/1giờ xét phẫu thuật.

Bệnh nhân có thể bị tràn khí màng phổi sau khi thực hiện sinh thiết màng phổi mù
Bệnh nhân có thể bị tràn khí màng phổi sau khi thực hiện sinh thiết màng phổi mù
  • Nhiễm trùng khoang màng phổi: Người bệnh có thể sốt, chọc dò dịch màng phổi ra dịch mủ hoặc xét nghiệm dịch có nhiều bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa, cấy dịch màng phổi tìm vi khuẩn. Cần điều trị: kháng sinh, chọc rửa màng phổi nếu dịch ít và khu trú, mở màng phổi để dẫn lưu và bơm rửa hàng ngày nếu dịch mủ rõ hoặc dịch nhiều.
  • Các tai biến khác ít gặp như: rách cơ hoành, lách, gan và tắc mạch do khí.

Tóm lại, sinh thiết màng phổi mù là một kỹ thuật được thực hiện với mục đích lấy một số mảnh lá thành màng phổi để làm xét nghiệm mô bệnh học mục đích chẩn đoán bệnh. Sinh thiết màng phổi mù được chỉ định trong trường hợp tràn dịch màng phổi dịch tiết hoặc dịch đỏ máu. Sau khi thực hiện, bệnh nhân cần được theo dõi. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần thông báo với nhân viên y tế để được xử trí kịp thời.

Chọn sinh thiết màng phổi mù nên chọn các cơ sở y tế lớn, có uy tín không chỉ trong hệ thống các bệnh viện nói chung mà còn phải nổi bật, đi đầu trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị ung thư phổi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe