Chế độ ăn lành mạnh sau điều trị ung thư

Hầu hết các tác dụng phụ liên quan đến ăn uống của các phương pháp điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi điều trị kết thúc. Tuy nhiên, vẫn có một số tác dụng phụ có thể kéo dài trong một thời gian sau khi điều trị. Nếu điều này xảy ra, bạn hãy nói chuyện với nhân viên y tế để lập kế hoạch kiểm soát các vấn đề này, chế độ ăn sau điều trị ung thư đóng vai trò rất quan trọng.

1. Lợi ích của chế độ ăn sau điều trị ung thư

Sau khi bạn điều trị ung thư xong và các tác dụng phụ đã giảm bớt, bạn có thể sẽ quan tâm đến thực phẩm. Quá trình này sẽ diễn ra dần dần. Bạn cần cố gắng kiên nhẫn nếu không thể trở lại thói quen ăn uống bình thường của mình, bởi vì, cơ thể lúc này vẫn cần nhiều thời gian để hồi phục. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: ăn gì sau điều trị ung thư?. Trong khoảng thời gian ngắn, bạn cần cố gắng ăn uống đầy đủ để:

  • Cung cấp cho cơ thể nhu cầu năng lượng cần thiết
  • Giúp bạn cảm thấy thể trạng tốt hơn
  • Giữ cho cơ thể của bạn khỏe mạnh
  • Giúp người bệnh đối phó với các tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư

Hơn nữa, về lâu dài, ăn uống tốt còn có thể:

  • Giúp bạn chữa lành vết thương và nhanh chóng phục hồi sau khi điều trị
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường loại 2loãng xương (làm xương yếu đi)
  • Giảm yếu tố nguy cơ mắc một số bệnh ung thư khác

Chế độ ăn sau điều trị ung thư đóng vai trò rất quan trọng, ăn uống điều độ cũng có thể giúp bạn cảm thấy kiểm soát được sức khỏe của chính mình. Và bây giờ chúng ta biết rằng những người bị ung thư được nuôi dưỡng tốt và có thể duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh sẽ sống lâu hơn những người mắc bệnh đã giảm nhiều cân.


Hầu hết các tác dụng phụ liên quan đến ăn uống của các phương pháp điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi điều trị kết thúc
Hầu hết các tác dụng phụ liên quan đến ăn uống của các phương pháp điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi điều trị kết thúc

2. Điều trị ung thư xong ăn gì?

Nói chung, với những bệnh nhân sau điều trị ung thư nếu được ăn uống tốt có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể. Ăn uống tốt có nghĩa là ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh như rau và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein.

Tuy nhiên, do nhu cầu dinh dưỡng của mọi người là khác nhau, nên bạn có thể cần sự trợ giúp từ nhân viên y tế hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể giúp bạn tìm ra cách ăn uống hợp lý và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh trong suốt quá trình trải qua ung thư. Chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể giúp bạn nếu bạn đang theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt, như thuần chay, ăn chay hoặc không chứa gluten hoặc nếu bạn cần hạn chế hoặc tránh một số loại thực phẩm vì tình trạng sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim, dị ứng thực phẩm hoặc bệnh celiac. bệnh. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn đảm bảo rằng bạn nạp đủ lượng calo, protein và chất lỏng cần thiết để ăn uống đầy đủ.

Các thành phần dinh dưỡng cho bệnh nhân sau điều trị ung thư cần quan tâm:

2.1. Lượng calo

Trong thời gian điều trị, bạn có thể cần nhiều calo (năng lượng) hơn bình thường để không giảm cân. Các nguồn thực phẩm có khả năng cung cấp calo tốt bao gồm các sản phẩm từ sữa nguyên chất béo như sữa, sữa chua và pho mát, và chất béo lành mạnh như: dầu nguồn thực vật ô liu, bơ, các loại hạt và bơ hạt. Tuy nhiên, sau khi điều trị để đảm bảo rằng họ không tăng cân quá nhiều thì phải cẩn thận với lượng calo khi nạp vào cơ thể.

2.2. Chất đạm

Protein tốt cho sức khỏe của cơ thể theo nhiều cách. Nó giúp cơ thể bạn phát triển tế bào, chữa lành mô và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Và nó có thể giúp cơ thể tránh bị nhiễm trùng và phục hồi nhanh chóng hơn. Các nguồn protein tốt bao gồm cá, thịt gia cầm, thịt nạc đỏ, trứng, quả hạch và bơ hạt, đậu khô, đậu Hà Lan và đậu lăng, các sản phẩm từ sữa và đậu nành.


Protein giúp cơ thể bạn phát triển tế bào, chữa lành mô và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
Protein giúp cơ thể bạn phát triển tế bào, chữa lành mô và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

2.3. Chất lỏng

Khi bạn tập trung vào việc ăn uống đầy đủ, bạn sẽ dễ dàng quên chất lỏng. Các chất lỏng chính là môi trường giúp tế bào trong cơ thể hoạt động. Nếu có những ngày bạn không thể ăn thức ăn đặc, thì việc uống nhiều chất lỏng thậm chí còn quan trọng hơn. Chúng có thể cung cấp lượng calo cần thiết và giúp bạn không bị mất nước.

Cố gắng uống nhiều nước và các chất lỏng khác mỗi ngày. Khi bên ngoài trời nóng hoặc bạn đang hoạt động, bạn sẽ cần phải uống nhiều hơn. Bạn cũng sẽ cần uống thêm nếu bị sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Chuyên gia dinh dưỡng có thể hướng dẫn bạn để cung cấp đầy đủ chất lỏng với tình trạng hiện tại của bạn.

2.4. Có nên bổ sung vitamin và khoáng chất không?

Đối với những người sau khi điều trị ung thư nên áp dụng chế độ ăn cân bằng để có thể bổ sung tốt nhất nguồn vitamin và chất khoáng. Nếu đảm bảo được điều đó, thì tình trạng sức khỏe sẽ được cải thiện và nâng cao. Thường xuyên bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất theo nhu cầu khuyến nghị hàng ngày là điều tốt, nhưng hãy kiểm tra và trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi sử dụng những thành phần này.

Không có bằng chứng nào cho thấy việc dùng nhiều hơn lượng vitamin và khoáng chất được khuyến nghị sẽ cải thiện sức khỏe của bạn hoặc giúp ngăn ngừa hoặc chữa bệnh ung thư. Thực tế, khi bổ sung quá nhiều vitamin hoặc khoáng chất có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và thậm chí một số loại vitamin hay chất khoáng có thể khiến việc điều trị ung thư kém hiệu quả.

Ngoài ra, sử dụng các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Không có chế độ ăn hoàn hảo nào mà thực phẩm hoặc chất bổ sung nào có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Điều tốt nhất bạn có thể làm cho hệ thống miễn dịch của mình là tuân theo một lối sống lành mạnh tổng thể, bao gồm ăn một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh với đa dạng các loại thực phẩm.

Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy bất kỳ thực phẩm hoặc chế độ ăn uống cụ thể nào (ví dụ: chế độ ăn kiêng kiềm, chế độ ăn thực dưỡng hoặc chế độ ăn kiêng liệu pháp Gerson) có thể chữa khỏi ung thư. Bởi vì, những chế độ ăn này thường hạn chế lựa chọn thực phẩm (như thịt, sữa, trứng và thậm chí cả rau và trái cây), thậm chí các bữa ăn này có thể không cung cấp đủ lượng calo, protein, vitamin và khoáng chất theo khuyến nghị. Khi đó, có thể dẫn đến tình trạng giảm cân và dinh dưỡng kém ảnh hưởng đến thể trạng của người bệnh.


Đối với những người sau khi điều trị ung thư nên áp dụng chế độ ăn cân bằng để có thể bổ sung tốt nhất nguồn vitamin và chất khoáng
Đối với những người sau khi điều trị ung thư nên áp dụng chế độ ăn cân bằng để có thể bổ sung tốt nhất nguồn vitamin và chất khoáng

3. Mẹo ăn uống lành mạnh sau khi điều trị ung thư

Khi bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn, bạn có thể có thắc mắc về việc ăn uống lành mạnh hơn. Cũng giống như bạn muốn điều trị bằng chế độ dinh dưỡng tốt nhất mà chế độ ăn uống của bạn có thể cung cấp cho bạn, bạn cũng sẽ muốn làm điều tốt nhất cho bản thân vào thời điểm quan trọng này. Ăn uống đầy đủ sẽ giúp bạn lấy lại sức mạnh và năng lượng, xây dựng lại mô và cảm thấy tốt hơn về tổng thể. Một số mẹo ăn uống lành mạnh sau khi điều trị ung thư:

  • Kiểm tra với nhân viên y tế để xem liệu bạn có bất kỳ hạn chế về thực phẩm hoặc chế độ ăn uống nào không.
  • Hãy nhờ chuyên gia dinh dưỡng giúp bạn lập một kế hoạch ăn uống cân bằng và bổ dưỡng.
  • Cố gắng ăn nhiều loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc mỗi ngày; bao gồm các loại trái cây họ cam quýt và các loại rau có màu xanh đậm và vàng đậm.
  • Sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ, như bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Cố gắng mua một loại trái cây, rau, thực phẩm ít béo hoặc sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt khác nhau mỗi khi bạn mua hàng tạp hóa.
  • Tránh hoặc hạn chế ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn hoặc thịt cừu) và các loại thịt chế biến sẵn như thực phẩm ướp muối, hun khói và ngâm chua (bao gồm thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội).
  • Lựa chọn sữa có hàm lượng chất béo thấp và các sản phẩm từ sữa.
  • Tốt nhất là không uống rượu. Nếu bạn uống rượu, hãy giới hạn số lượng không quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly đối với nam giới. Rượu là một tác nhân gây ung thư được biết đến.
  • Nếu bạn thừa cân, hãy cân nhắc giảm cân bằng cách cắt giảm lượng calo và tăng cường hoạt động. Chọn các hoạt động mà bạn thích. Hãy nhớ trao đổi với bác sĩ chăm sóc để được kiểm tra thể trạng trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục.

Sau điều trị ung thư, bạn nên sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ, như bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt
Sau điều trị ung thư, bạn nên sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ, như bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt

Ngày nay, việc tầm soát ung thư đóng vai trò quan trọng, giúp phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm và nâng cao hiệu quả điều trị. Sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Sàng lọc ung thư sớm tại Vinmec - An tâm sống khỏe giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ thị sinh học phát hiện khối u sớm. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có nhiều gói sàng lọc ung thư sớm.

  • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (Ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)
  • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
  • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
  • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

Với trang bị cơ sở vật chất, thiết bị y tế tiên tiến và hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu và kinh nghiệm dày dặn. Tại Vinmec, quá trình thăm khám trở nên nhanh chóng với kết quả chính xác, tiết kiệm chi phí và thời gian cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cancer.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe