Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thái - Bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Cảm lạnh là bệnh do virus gây nên và không có loại kháng sinh nào trên thế giới có thể giúp chống lại nó. Điều đó có nghĩa là không phải lúc nào kháng sinh cũng phát huy tác dụng trong điều trị các triệu chứng như chảy nước mũi do cảm lạnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh khi không cần thiết có thể làm cho thuốc trở nên kém hiệu quả đôi khi có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.
1. Cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh truyền nhiễm virus gây nhiễm trùng ở mũi và cổ họng (đường hô hấp trên). Nó còn được gọi là viêm mũi họng cấp tính và chứng sổ mũi cấp tính. Đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở người và nguyên nhân chủ yếu là do virus corona hoặc virus rhino.
Cảm lạnh có thể lây truyền qua các giọt không khí từ ho, hắt hơi hoặc chạm vào các bề mặt bị nhiễm bệnh.
2. Hiện tượng chảy nước mũi do cảm lạnh
Khi virus gây cảm lạnh đầu tiên lây nhiễm vào mũi và xoang, tiếp theo đó mũi sẽ tiết ra chất nhầy. Điều này giúp virus chảy từ mũi vào xoang. Sau hai hoặc ba ngày, với sự đấu tranh bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ làm cho chất dịch thay đổi thành màu trắng hay màu vàng.
Khi vi khuẩn sống trong mũi phát triển trở lại trong giai đoạn phục hồi thì lúc này chất nhầy sẽ chuyển thành màu xanh lục. Quy trình này diễn ra hoàn toàn bình thường và cũng không có nghĩa là trẻ nhiễm cảm lạnh cần phải uống kháng sinh.
3. Điều trị chảy nước mũi do cảm lạnh cho trẻ có cần dùng kháng sinh không?
Thông thường khi trẻ mắc bệnh cảm lạnh thông thường và có dấu hiệu chảy nước mũi không cần sử dụng kháng sinh để điều trị. Bởi vì, thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với virus cảm lạnh hoặc sổ mũi. Ngay cả khi chất nhầy đặc, có màu vàng hoặc màu xanh lá. Để giải thích tại sao không dùng kháng sinh điều trị là do kháng sinh không cần thiết sẽ không thể giúp giảm triệu chứng cảm lạnh mà còn gây hại cho cơ thể trẻ. Uống kháng sinh đôi khi có thể tạo ra các vi khuẩn kháng thuốc.
Kháng kháng sinh xuất hiện, khi đó vi khuẩn sẽ phát triển nhanh hơn và có khả năng đánh bại các loại thuốc được thiết kế để tiêu diệt chúng. Đồng thời, bất cứ khi nào sử dụng kháng sinh, chúng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ và có thể dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh. Các tác dụng phụ của kháng sinh thường là phát ban, chóng mặt, các vấn đề về dạ dày và nhiễm trùng nấm men.
Chảy nước mũi là một phần rất bình thường của cảm lạnh. Bác sĩ hoặc y tá có thể kê toa thuốc khác hoặc cho bạn lời khuyên để giúp làm giảm các triệu chứng như sốt và ho.
Một số biện pháp có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi mắc cảm lạnh và bị chảy nước mũi
● Hãy cho trẻ uống nhiều nước và được nghỉ ngơi. Điều đó sẽ giúp chất nhầy được làm loãng ra và dễ dàng ho hơn.
● Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc hơi nước. Tắm nước nóng có thể là điều tuyệt vời làm nới lỏng chất nhầy. Hoặc hít thở bằng hơi nước từ nước nóng.
● Dùng nước muối xịt mũi hoặc nhỏ mũi
● Đối với trẻ nhỏ có thể sử dụng bóng hút cao su để làm sạch chất nhầy
● Đối với trẻ lớn có cho hít hơi nước từ bát nước nóng hoặc cho tắm nước vòi hoa sen
● Sử dụng mật ong để giảm ho (thường sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi)
Bệnh cảm lạnh là bệnh rất phổ biến thường phát triển mạnh vào giai đoạn giao mùa khoảng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Trong một năm, một người có thể mắc 2-3 lần, nhưng với trẻ em thì số lần mắc sẽ cao hơn khoảng 6-10 lần do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và trẻ cũng chưa có khả năng bảo vệ mình khỏi nguồn lây nhiễm virus.
Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc bệnh cũng tăng cao ở những người lớn tuổi hoặc người có hệ thống miễn dịch kém. Bệnh không gây nguy hiểm đến cơ thể nhưng lại khiến cho người bệnh khó chịu và gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ không nên lạm dụng kháng sinh để điều trị các triệu chứng của bệnh cảm lạnh vì nó có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
BSCK II Nguyễn Văn Thái nguyên là Bác sĩ Tai Mũi Họng và Phẫu thuật Đầu cổ tại Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Trung Ương Huế với hơn 17 năm kinh nghiệm điều trị, đặc biệt trong lĩnh vực Phẫu thuật Đầu cổ. Hiện là Bác sĩ Tai Mũi Họng tại Phòng khám Liên Chuyên khoa thuộc Khoa Khám bệnh và Nội Khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Bài viết tham khảo nguồn: cdc.gov, webmd.com
XEM THÊM: