Chảy máu trực tràng sau sinh con

Một trong những vấn đề phổ biến nhất mà nhiều bà mẹ gặp phải là chảy máu trực tràng sau sinh, tình trạng này gây đau và khó chịu làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống người bệnh. Vậy điều trị và hạn chế các triệu chứng chảy máu trực tràng sau sinh như thế nào?

1. Tại sao tôi bị chảy máu trực tràng sau khi sinh?

Chảy máu trực tràng xảy khi mang thai hoặc sau khi sinh thường là do bệnh trĩ gây giãn tĩnh mạch trong và xung quanh trực tràng.

Bệnh trĩ tương đối phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối và trong những tuần sau khi sinh. Nếu rặn quá nhiều khi đi đại tiện hoặc đi đại tiện khó khăn do táo bón khiến những tĩnh mạch ở đại trực tràng bị phù nề có thể dẫn đến chảy máu.

Đi đại tiện khó do táo bón cũng có thể gây ra các vết nứt trên da ở hậu môn. Đây được gọi là vết nứt hậu môn và có thể gây ra triệu chứng khá đau, đặc biệt là trong và ngay sau khi đi đại tiện. Mặc dù đây là những nguyên nhân có khả năng cao nhất trong thai kỳ và sau khi bạn sinh con gây ra chảy máu trực tràng, nhưng một số bệnh đường tiêu hóa cũng có thể dẫn đến chảy máu trực tràng.


Một trong những vấn đề phổ biến nhất mà nhiều bà mẹ gặp phải là chảy máu trực tràng sau sinh
Một trong những vấn đề phổ biến nhất mà nhiều bà mẹ gặp phải là chảy máu trực tràng sau sinh

2. Tôi có thể làm gì để ngăn chặn chảy máu trực tràng sau sinh?

Không có gì lạ khi nhu động ruột của bạn chậm hoặc có ít trong những ngày sau khi bạn sinh con. Vì bệnh trĩ và vết nứt hậu môn thường gây ra chảy máu trực tràng sau sinh và bị kích thích do táo bón. Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn ngăn ngừa chảy máu trực tràng và giảm bớt tình trạng táo bón:

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau tươi mỗi ngày. Nếu bạn đã làm cách này nhưng chưa hiệu quả thì hãy thử thêm một vài muỗng cám lúa mì chưa qua chế biến (unprocessed wheat bran) vào bát ngũ cốc vào buổi sáng. Bạn có thể bắt đầu với một lượng cám nhỏ hơn và tăng dần số lượng để tránh quá nhiều hơi trong bụng. Sau khi ăn xong, bạn nhớ uống thêm một ly nước lớn.
  • Uống nhiều nước. Một ly nước ép trái cây mỗi ngày, đặc biệt là nước ép mận, cũng có thể giúp trị chứng táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên như đi bộ, bơi lội và tập yoga đều đặn có thể giúp giảm táo bón và giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.
  • Hỏi ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung chất xơ không kê đơn, ví dụ như chất làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng nhẹ.
  • Ngồi đúng: Ngồi trên gối hoặc đệm mềm giúp loại bỏ áp lực lên trực tràng. Tương tự như vậy, ngồi trên một chiếc ghế bập bênh (rocking chair) hoặc một chiếc ghế tựa sẽ thoải mái hơn so với ngồi trên một chiếc ghế thẳng.
  • Giảm các hoạt động tạo áp lực lên trực tràng: Áp lực ở khu vực trực tràng là thủ phạm chính gây ra bệnh trĩ. Do đó, cần phải giảm các yếu tố góp phần vào áp lực trực tràng. Một số hoạt động hằng ngày hoặc bệnh lý làm tăng áp lực trực tràng và bạn cần hạn chế các hoạt động khi có nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ hiện có, từ đó phòng ngừa chảy máu trực tràng sau sinh: Béo phì; Táo bón; Nâng vật nặng; Ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu; Rặn mạnh và rặn lâu để có nhu động ruột.
  • Chiết xuất cây hạt phỉ (Witch hazel): vỏ cây hạt phỉ là một loại thảo dược phổ biến, được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh trĩ. Chiết xuất từ cây hạt phỉ có tính chất sát trùng. Điều này có tác dụng làm giảm đau, ngứa và kích ứng liên quan đến bệnh trĩ. Ngoài tính chất sát trùng, chiết xuất cây hạt phỉ còn là một chất làm se. Do đó, nó làm cho búi trĩ co lại và cầm máu hiệu quả.
  • Sử dụng kem trị bệnh trĩ: Sử dụng một loại kem để điều trị bệnh trĩ không cần kê đơn, có thể ở dạng thuốc mỡ, thuốc đạn hoặc thuốc xịt, chúng đều có tác dụng làm giảm ngứa và khó chịu trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi đặt bất kỳ vật dụng gì vào khu vực trực tràng, đặc biệt nếu bạn đã được phẫu thuật cắt tầng sinh môn hoặc nứt kẽ hậu môn. Sử dụng dưới dạng uống, bôi hay xịt bất cứ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc đạn vào trực tràng hoặc khu vực hậu môn mà không có lời khuyên nào của bác sĩ thì có thể gây ra các các tác dụng không mong muốn.

Sử dụng một loại kem để điều trị bệnh trĩ không cần kê đơn có tác dụng giảm ngứa và khó chịu trong thời gian ngắn
Sử dụng một loại kem để điều trị bệnh trĩ không cần kê đơn có tác dụng giảm ngứa và khó chịu trong thời gian ngắn

3. Tôi có thể làm gì để giảm đau?

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn đối phó với bệnh trĩ và nứt hậu môn:

  • Hãy "tắm sitz" nhiều lần trong ngày bằng cách ngâm mình dưới nước ấm trong khoảng 10 đến 15 phút. Bạn có thể sử dụng chậu nhỏ hoặc đơn giản là bạn có thể đổ nước ấm vào bồn tắm làm sao cho chiều cao của nước chỉ một vài vài inch nước ấm. Lưu ý, bạn không thêm bất kỳ loại xà bông hoặc chất tạo mùi nào.

Thư giãn cơ hậu môn trong quá trình ngâm nước ấm sẽ giúp tối đa hóa lưu lượng máu và chữa lành các khu vực bị tổn thương ở hậu môn. Học cách thư giãn các cơ này cũng có thể giúp cho việc đi đại tiện sẽ ít đau hơn.

Để xác định các nhóm cơ này, bạn chỉ cần co các cơ giống như bạn sử dụng để ngừng đi tiểu hoặc đi đại tiện và sau đó thả lỏng các cơ này, giống như khi bạn thực hiện các bài tập Kegel. Bạn nên thực hiện bài tập này một vài lần trong khi bạn đang tắm sitz.

  • Thực hiện bài tập thể dục Kegel khi bạn không ở trong bồn tắm, để giúp tăng cường và làm săn chắc các cơ xung quanh âm đạo và niệu đạo, điều này sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn sau sinh.
  • Đối với bệnh trĩ, một số phụ nữ tìm thấy sự thoải mái khi đặt một túi đá lạnh hoặc nước mát chườm lên khu vực hậu môn. Hãy thử xen kẽ các phương pháp điều trị nóng và lạnh: Bắt đầu với một túi nước đá và sau đó là tắm sitz bằng nước ấm.
  • Sử dụng khăn giấy vệ sinh mềm, trắng, không mùi, sẽ hạn chế việc gây ra kích ứng hơn so với các sản phẩm có màu hoặc mùi thơm. Hoặc sử dụng khăn lau trẻ em hoặc khăn ẩm thấm dung dịch chiết xuất cây hạt phỉ có tác dụng làm se da.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về một loại thuốc gây tê tại chỗ an toàn hoặc thuốc đặt trực tràng hậu môn. Có rất nhiều sản phẩm như vậy trên thị trường, nhưng hầu hết chỉ nên được sử dụng cho một đợt điều trị ngắn (một tuần hoặc ít hơn). Tiếp tục sử dụng có thể gây viêm nhiều hơn.
  • Để giảm đau tạm thời, bạn có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen, ngay cả khi bạn đang cho con bú. Tuy nhiên, không sử dụng aspirin hoặc các sản phẩm có chứa aspirin nếu bạn đang cho con bú. Không nên dùng liều lượng nhiều hơn được khuyến cáo hoặc chỉ định và nếu cơn đau vẫn tiếp tục, hãy nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn.

Hãy nhớ rằng các loại thuốc có chứa opioid như Percocet và Vicodin có thể được kê đơn sau khi sinh và các thuốc này có tác dụng phụ là có thể gây táo bón, vì vậy hãy tránh dùng các loại thuốc này vài ngày đầu sau sinh.


Để giảm đau tạm thời, bạn có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen
Để giảm đau tạm thời, bạn có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen

4. Dấu hiệu nguy hiểm của chảy máu trực tràng sau sinh là gì?

Các dấu hiệu nguy hiểm của chảy máu trực tràng sau sinh thường hiếm khi xảy ra, nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra, vì vậy hãy chắc chắn khi phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm hay bất thường, bạn nên đến cơ sở Y tế càng sớm càng tốt.

Chảy máu do bệnh trĩ thường tự dừng lại, đặc biệt nếu bạn thay đổi chế độ sinh hoạt để phòng ngừa táo bón. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể được giới thiệu đến một chuyên gia để điều trị, có thể bao gồm cả tiểu phẫu. Tương tự như vậy, nếu bạn có vết nứt hậu môn không lành, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa khác để được giúp đỡ.

Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị nứt hậu môn và bệnh trĩ sau sinh. Theo đó, việc lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào thăm khám và đánh giá về mặt lâm sàng, sự lựa chọn của bệnh nhân cũng là yếu tố cân nhắc quan tâm trước khi chỉ định phương pháp phẫu thuật. Phương pháp cắt trĩ kinh điển (Milligan Morgan, Ferguson, White Head) được chỉ định cho những trường hợp trĩ hỗn hợp, trĩ có biến chứng tắc mạch, trĩ nội sa biến chứng nghẹt. Các trường hợp trĩ nội đơn thuần độ III, IV, phẫu thuật Longo với ưu điểm ít đau sau mổ, không có sẹo hở vùng hậu môn sau mổ, thời gian nằm viện ngắn, ít biến chứng hẹp hậu môn, thời gian hồi phục nhanh thường được bệnh nhân lựa chọn hơn.

Khi về nhà, để việc trị liệu được hiệu quả hơn, chị em nên thường xuyên ngâm hậu môn với nước muối ấm khoảng 15 phút mỗi ngày, rửa lại bằng nước sạch sau mỗi lần đi tiêu, chị em nên ăn nhiều rau xanh, quả tươi và chú ý uống đủ lượng nước mỗi ngày ít nhất là 1,5 lít nước; hạn chế tối đa việc ăn đồ ăn cay nóng hoặc chất kích thích; nên xoa bụng mỗi khi đi cầu; luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày. Đồng thời, chị em tránh làm việc nặng hay đứng hoặc ngồi quá lâu ...

Chảy máu trực tràng sau sinh không khó để phát hiện, bởi dấu hiệu của nó rất dễ dàng nhận biết. Khi phát hiện bệnh, chị em hãy đến cơ sở y tế đảm bảo nhất để khám, giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả một cách tốt nhất

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe