Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Viết Lệ Diễm - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
So sánh chức năng giữa mỡ trắng và mỡ nâu, mỡ nâu phá vỡ lượng đường trong máu và các phân tử chất béo để tạo nhiệt giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, trong khi mỡ trắng có nhiệm vụ dự trữ thêm năng lượng.
1.Sự khác biệt giữa các loại chất béo
1.1 Chất béo nâu (mỡ nâu)
Trong các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người gầy có xu hướng có nhiều mỡ nâu hơn những người thừa cân, béo phì. Khi chất béo nâu được kích thích nó có thể đốt cháy calo.
Các nhà khoa học đang xem chất béo nâu như một phương pháp điều trị béo phì tiềm năng bằng cách tăng mỡ nâu hoặc kích thích mỡ nâu hiện có trong cơ thể.
Người ta biết rằng trẻ em có nhiều mỡ nâu hơn người lớn, mỡ nâu giúp trẻ giữ ấm.
Khi được kích hoạt, mỡ nâu đốt cháy mỡ trắng. Người trưởng thành gầy hơn thì sẽ có nhiều mỡ nâu hơn. Một người nặng 150 pound có thể có 20 hoặc 30 pound chất béo.Và họ sẽ chỉ có 2 hoặc 3 ounce chất béo màu nâu. Nhưng 2 ounce đó nếu được kích thích tối đa, nó có thể đốt cháy 300 đến 500 calo mỗi ngày, đủ để giảm tới một pound trong một tuần.
1.2 Chất béo trắng (Mỡ trắng)
Chất béo trắng giúp lưu trữ năng lượng và sản xuất hormone sau đó được tiết vào máu.
Các tế bào mỡ nhỏ tạo ra hormone có tên là adiponectin, khiến gan và cơ nhạy cảm với hormone insulin, trong quá trình này khiến chúng ta ít mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
Khi con người trở nên béo, việc sản xuất adiponectin chậm lại hoặc ngừng nên khiến họ mắc bệnh.
1.3 Mỡ dưới da
Mỡ dưới da được tìm thấy trực tiếp dưới da. Đó là lượng mỡ được đo bằng thước cặp da để ước tính tổng lượng mỡ trong cơ thể bạn.
Về mặt sức khỏe tổng thể, mỡ dưới da ở đùi và mông, có thể không xấu và có thể có một số lợi ích tiềm năng. Nó có thể không gây ra nhiều vấn đề như các loại chất béo khác, đặc biệt là chất béo nội tạng sâu hơn.
1.4 Chất béo nội tạng
Chất béo nội tạng gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn có vòng eo hoặc bụng lớn, tất nhiên bạn có mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ và thậm chí là mất trí nhớ.
Chất béo nội tạng được cho là có ảnh hưởng lớn hơn trong việc kháng insulin - làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với chất béo khác.
1.5 Mỡ bụng
Mỡ bụng là một chất béo không lành mạnh. Mỡ bụng là sự kết hợp giữa cả nội tạng và dưới da.
Mỡ bụng được xem là nguy cơ sức khỏe cao hơn mỡ hông hoặc đùi. Và điều đó có thể có nghĩa là mỡ bụng có thể làm tăng tình trạng kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ảnh hưởng xấu hơn đến rối loạn lipid máu, tăng nguy cơ đột quỵ và mắc bệnh lý tim mạch.
2. Tầm quan trọng của khám sức khỏe tổng quát
Mỡ bụng không chỉ khiến bạn gặp phiền toái khiến quần áo mà nó còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Mỡ bụng gồm mỡ dưới da và mỡ nội tạng, đây là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim và các tình trạng khác.
Nhiều tổ chức y tế sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) để phân loại cân nặng và dự đoán nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa. Tuy nhiên, điều này đúng hoàn toàn đúng vì những người có mỡ bụng dư thừa cũng có nguy cơ gia tăng ngay cả khi tổng thể họ trông gầy.
Do đó, để đánh giá chính xác nguy cơ mắc bệnh ở những người có bụng to, bạn cần đi đến các cơ sở y tế uy tín và có trạng thiết bị máy móc hiện để đánh giá chính xác lượng mỡ thừa là bao nhiêu và mỡ thừa đã ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org, webmd.com, medicalnewstoday.com
XEM THÊM: