Chán ăn: Khi ăn uống lành mạnh trở thành một rối loạn

Hiện nay, có một mối bận tâm lớn đối với việc uống lành mạnh trở thành một rối loạn. Chán ăn cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về cảm xúc và thể chất. Ăn uống lành mạnh đến mức cực đoan, nơi nó bắt đầu gây ra vấn đề cho mọi người trong cuộc sống của họ và bắt đầu cảm thấy mất kiểm soát việc ăn uống.

1. Chứng rối loạn ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh là biện pháp hiệu quả nhất trong việc cải thiện sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên đối với một số người, việc tập trung ăn uống lành mạnh quá mức có thể trở thành nỗi ám ảnh và phát triển thành chứng rối loạn ăn uống lành mạnh hay còn được gọi là orthorexia.

Không giống như các chứng rối loạn ăn uống khác, những người mắc orthorexia chủ yếu tập trung vào chất lượng thực phẩm, khác biệt hoàn toàn so với chứng chán ăn hoặc cuồng ăn.

Những người mắc rối loạn ăn uống lành mạnh hiếm khi sút cân. Họ thường tập trung quá mức vào những loại thực phẩm mà họ tự cho là sạch, tinh khiết và tốt cho sức khỏe. Hội chứng này được bác sĩ người Mỹ Steven Bratman phát hiện ra vào năm 1997 và đặt tên là orthorexia, thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp orthos có nghĩa là “chuẩn”.

2. Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống lành mạnh

Ban đầu những người mắc orthorexia bắt đầu chế độ ăn lành mạnh với ý định cải thiện sức khỏe tuy nhiên sau đó họ thường bị ám ảnh bởi những thực phẩm mình cho là an toàn, việc ăn lành mạnh bỗng trở thành cực đoan cho đến khi chúng phát triển thành rối loạn ăn uống.


Rối loạn ăn uống lành mạnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc
Rối loạn ăn uống lành mạnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc

Những nghiên cứu về nguyên nhân cụ thể của orthorexia chưa được thực hiện nhiều tuy nhiên xu hướng về sự ám ảnh cưỡng chế cũng như những rối loạn ăn uống gặp phải trước đây như chán ăn hoặc cuồng ăn có thể là nguy cơ gây ra orthorexia bên cạnh một số nguyên nhân khác như xu hướng cầu toàn, lo lắng quá độ hoặc mất kiểm soát bản thân.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy những người cần tập trung vào chế độ ăn vì công việc của họ: như vận động viên, ca sĩ, vũ công... có nguy cơ mắc rối loạn ăn uống lành mạnh cao hơn người bình thường.

Độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và tình trạng kinh tế xã hội cũng là những yếu tố nguy cơ của orthorexia.

3. Mức độ phổ biến của rối loạn ăn uống lành mạnh

Trong một số trường hợp có thể khó phân biệt giữa chứng rối loạn ăn uống lành mạnh với những mối quan tâm bình thường khác về vấn đề ăn uống. Vì lý do này, khó có thể xác định mức độ phổ biến của orthorexia.

Tỷ lệ mắc trong một số nghiên cứu được công bố dao động trong khoảng rất lớn từ 6% đến 90%, do các tiêu chí để chẩn đoán rối loạn ăn uống lành mạnh không rõ ràng và chưa được thống nhất trên toàn thế giới.

Một số tiêu chí thậm chí không đánh giá đến các tác động tiêu cực của orthorexia đối với sức khỏe tinh thần, thể chất và xã hội. Ăn uống lành mạnh chỉ thực sự trở thành vấn đề đáng ngại khi nó ảnh hưởng xấu đến những sinh hoạt hàng ngày như sút cân nhanh hay từ chối tụ tập, giao lưu, ăn uống với gia đình hoặc bạn bè...

Nếu đưa các tác động tiêu cực trên vào tiêu chí đánh giá, tỷ lệ mắc rối loạn ăn uống lành mạnh chỉ còn dưới 1% và nó hoàn toàn tương đương với tỷ lệ của các loại rối loạn ăn uống khác.


Rối loạn ăn uống lành mạnh có thể được chia làm các mức độ phổ biến khác nhau
Rối loạn ăn uống lành mạnh có thể được chia làm các mức độ phổ biến khác nhau

4. Chẩn đoán rối loạn ăn uống lành mạnh

Để làm rõ sự khác biệt giữa việc ăn uống lành mạnh với orthorexia, 2 bác sĩ người Mỹ là Bratman và Dunn đã đề xuất 2 tiêu chí chẩn đoán sau:

  • Sự tập trung đến mức ám ảnh về vấn đề ăn uống lành mạnh dẫn đến những hành vi ép buộc bản thân vào một chế độ ăn mà họ cho rằng tối ưu đối với sức khỏe. Bất kỳ loại đồ ăn nào ngoài thực đơn sẽ gây ra cảm giác lo lắng, sợ hãi khi sử dụng chúng. Ngoài ra orthorexia có thể khiến họ loại bỏ hoàn toàn những nhóm thực phẩm có ích khác do lo sợ tình trạng thiếu vệ sinh của chúng.
  • Những hành vi ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày: Quá ám ảnh về orthorexia dẫn có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng:
  • Vấn đề về y tế: Suy dinh dưỡng, sút cân nghiêm trọng hoặc mắc các bệnh khác
  • Thay đổi những thói quen sống hàng ngày: Niềm tin quá mức vào một chế độ ăn tốt nhất đối với sức khỏe khiến nhiều người bỏ qua những hoạt động khác như ăn uống, vui chơi với người thân và bạn bè, học tập cũng như là công việc.
  • Sự phụ thuộc vào cảm xúc: Không cảm thấy hài lòng với bất cứ món ăn nào mà cho là không đảm bảo vệ sinh có thể khiến người mắc orthorexia cảm thấy khó chịu và thường xuyên cáu gắt với mọi người xung quanh.

5. Ảnh hưởng tiêu cực của rối loạn ăn uống lành mạnh đến sức khỏe

Những ảnh hưởng tiêu cực của orthorexia đến sức khỏe thường thuộc một trong 3 loại sau:

  • Ảnh hưởng về mặt thể chất: Chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này tuy nhiên sự thiếu hụt một số chất dinh dưỡng do rối loạn ăn uống lành mạnh có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu hoặc giảm nhịp tim bất thường, hay các vấn đề về tiêu hóa như mất cân bằng điện giải, rối loạn hormone, giảm mật độ xương... Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng con người.
  • Ảnh hưởng về mặt tinh thần: Thể hiện nhất là suy nhược thần kinh. Những người mắc orthorexia có thể cảm thấy thất vọng cùng cực, tội lỗi, khó chịu khi không được đáp ứng chế độ ăn mà họ cho là tối ưu đối với sức khỏe. Điều này có thể dẫn đến chất lượng cuộc sống suy giảm. Ngoài ra một lượng lớn thời gian trong ngày sẽ bị lãng phí vào việc đánh giá một loại thực phẩm nào đó có đủ sạch hay không.
  • Những người mắc chứng rối loạn ăn uống lành mạnh khó có khả năng thực hiện tốt các công việc yêu cầu tính linh hoạt cao. Họ cũng khó duy trì sự tập trung vào công việc cũng như những thứ diễn ra xung quanh.
  • Ảnh hưởng về mặt xã hội: Những người mắc orthorexia luôn tự cho mình quyền được lựa chọn và chế biến thực phẩm cho người khác, bên cạnh đó là sự nghiêm ngặt đến cực đoan về thời điểm ăn cụ thể trong ngày. Những sự cứng nhắc đó có thể khiến họ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.... Rất nhiều người mắc chứng rối loạn ăn uống lành mạnh tự cô lập mình với mọi người xung quanh dẫn đến trầm cảm.

Rối loạn ăn uống lành mạnh ảnh hưởng về mặt tinh thần
Rối loạn ăn uống lành mạnh ảnh hưởng về mặt tinh thần

6. Cách khắc phục rối loạn ăn uống lành mạnh

Hậu quả của orthorexia nghiêm trọng không kém những loại rối loạn ăn uống khác. Nếu không được điều trị, chúng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Bước đầu tiên để khắc phục chứng rối loạn ăn uống lành mạnh là xác định được sự hiện diện của nó. Tuy nhiên những người mắc orthorexia thường không cảm thấy điều này. Họ không nhận ra những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội.

Những người đã nhận ra được những tác động tiêu cực của orthorexia cần tìm đến các bác sĩ, nhà tâm lý học và các chuyên gia dinh dưỡng để được điều trị theo các phương pháp sau:

  • Sửa đổi hành vi
  • Nhận thức lại về ăn uống lành mạnh
  • Cố gắng sử dụng nhiều chế độ ăn khác nhau
  • Giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng có thể giúp họ dần nhận thức được và từ bỏ những niềm tin sai lầm về một chế độ ăn lành mạnh.

Quan tâm đến chế độ ăn cũng như việc lựa chọn thực phẩm sạch là cách giúp bạn đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên đối với một số người, điều này lại phản tác dụng và khiến họ mắc chứng rối loạn ăn uống lành mạnh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý và đời sống xã hội hoặc thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Orthorexia cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bởi các bác sĩ, nhà tâm lý học, chuyên gia dinh dưỡng nhắm tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe