Chẩn đoán và điều trị nhiễm virus RSV tại nhà

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Phạm Đỗ Ngọc Diệp - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Để chẩn đoán bệnh hợp bào hô hấp người ta thường sử dụng xét nghiệm RSV với bệnh phẩm là dịch mũi, dịch tỵ hầu hoặc dịch rửa vùng mũi hầu. Hiện nay có 2 phương pháp để chẩn đoán RSV chủ yếu.

1. Các phương pháp chẩn đoán RSV

  • Test nhanh: để phát hiện định tính kháng nguyên virus hợp bào đường hô hấp (RSV) gây bệnh ở trẻ
  • PCR - RSV: Phát hiện chính xác sự có mặt DNA đặc trưng của Epstein-Barr virus (RSV) - virus hợp bào đường hô hấp trong mẫu bệnh phẩm.

2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh

Thời kỳ ủ bệnh: Từ khi nhiễm virus đến khi có biểu hiện bệnh trung bình từ 2 - 8 ngày.

RSV thường gây bệnh ở đường hô hấp trên (mũi, họng) với các triệu chứng thường nhẹ và giống như cảm lạnh thông thường, bao gồm: Sốt nhẹ, ho, hắt hơi, ngạt chảy nước mũi. Khoảng 25 - 40% trẻ bị bệnh có biểu hiện viêm đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi.

Bệnh diễn biến đặc biệt nặng ở trẻ có bệnh tim bẩm sinh, bệnh đường hô hấp bẩm sinh hoặc suy giảm miễn dịch.

Các biểu hiện nặng của bệnh: Sốt cao liên tục; khó thở (thở nhanh), có thể xuất hiện tím tái ở môi, đầu chi; thở khò khè, có tiếng thở rít, có cơn ngừng thở; ho nhiều với đờm vàng, xanh, đục; trẻ quấy khóc nhiều hoặc mệt mỏi, lờ đờ, bỏ bú; có dấu hiệu mất nước như khóc không ra nước mắt, không đi tiểu trong vòng 6 giờ, da khô nhăn nheo.


Trẻ ho nhiều với đờm vàng hoặc xanh là biểu hiện lâm sàng của bệnh
Trẻ ho nhiều với đờm vàng hoặc xanh là biểu hiện lâm sàng của bệnh

3. Các biện pháp điều trị tại nhà

Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi với 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ, giúp trẻ hút dịch nhầy ở mũi sử dụng cách thức phù hợp.

Sử dụng máy tạo ẩm để giữ không khí ẩm và sạch.

Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Có thể chia nhỏ thành nhiều bữa bú, để trẻ đỡ bị nôn khi ho nhiều và tránh thiếu nước (vì thiếu nước sẽ làm đờm trở nên cô đặc làm bệnh nặng hơn) bú đủ sẽ giúp trẻ loãng đờm, dịu ho).

Cần cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ uống thuốc hạ sốt không chứa aspirin ví dụ như acetaminophen. Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc vì nếu dùng không đúng có thể làm trẻ bệnh nặng hơn hay có thể có tác dụng có hại cho trẻ nhỏ.

Tránh khói thuốc lá: khói thuốc lá có thể làm trẻ sẽ trở nặng và dễ bị suyễn sau này hơn.

Cần đi tái khám đúng hẹn theo lời khuyên của bác sĩ và chú ý phát hiện những dấu hiệu cần cho trẻ đi khám lại ngay.

4. Khi nào cần đi khám

  • Sốt cao và trông không được khỏe
  • Chảy nước mũi nhiều
  • Ho nặng hơn hoặc tiết ra chất nhầy màu vàng, xanh hoặc xám
  • Có dấu hiệu mất nước
  • Bú kém, nôn trớ
  • Trẻ khó thở hoặc thở rất nhanh hoặc có môi hoặc móng tay trông màu xanh tím
  • Li bì, ngủ nhiều
  • Bỏ bú
  • Sốt cao liên tục

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe