Bài viết bởi bác sĩ Đơn nguyên can thiệp Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Bệnh mạch vành với các tên gọi khác: Bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ. Đây là tình trạng động mạch vành tim bị nghẽn đưa đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí.
1. Triệu chứng bệnh mạch vành
Đau thắt ngực là triệu chứng thường gặp và điển hình. Cảm giác như bó chặt hoặc đè nặng, hoặc ngược lại như nhói râm, ran, có khi là cảm giác nóng rát. Người bệnh cảm giác nhiệt hoặc hỏa bốc lên từ chính giữa ngực lên nghẹn ở cổ, hoặc bóp nghẹt lấy cổ gây cảm giác khó thở hoặc ngộp thở.
Có trường hợp chỉ thấy hồi hộp, hẫng, hụt hơi và mệt ở ngực, kèm theo đó có thể là chóng mặt, hoảng hốt, đau nhẹ ở tim (đau ngực, đau nhói ở ngực...)
Đau thường lan tỏa, lan xuyên lồng ngực, ra phía sau, lên phía hai vai, có khi dọc từ cánh tay xuống cẳng tay...
Đau vùng thượng vị (đôi khi gây nhầm lẫn với đau dạ dày...)
Nếu phát hiện và được điều trị can thiệp sớm sẽ tránh tình trạng dẫn đến nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim và đột tử
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành
Bệnh chủ yếu là do sự tích tụ và nứt vỡ các mảng xơ vữa bên trong thành động mạch cung cấp máu đến cơ tim. Khi hoạt động thể lực, cơ thể cần nhiều oxy hơn nên cơ tim phải làm việc nhiều hơn. Nếu một nhánh của động mạch bị hẹp, vùng cơ tim tương ứng không được cấp máu đầy đủ dẫn đến thiếu máu và thiếu oxy gây đau thắt ngực.
Bệnh động mạch vành không nhất thiết phải xảy ra một cách từ từ. Nếu mảng xơ vữa bị vỡ ra có thể gây tắc mạch đột ngột hay tạo thành cục huyết khối (máu đông) gây tắc mạch. Lúc này động mạch bị tắc hoàn toàn gây ra nhồi máu cơ tim cấp.
3. Diễn biến của bệnh mạch vành
Bệnh có thể diễn tiến vài năm, thậm chí hàng chục năm trước khi có biểu hiện lâm sàng. Khi bệnh biểu hiện là một số mảng xơ vữa đã có thể gây hẹp hoặc vỡ - cùng với sự kích hoạt hệ thống đông máu - bắt đầu giới hạn lưu lượng máu đến cơ tim.
Tùy theo độ nghẽn của mạch vành, người bệnh có thể có nhiều triệu chứng khác nhau như đau thắt ngực hay biến chứng nhồi máu cơ tim và tử vong.
4. Các phương pháp điều trị bệnh mạch vành
Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc dài hạn và phải thăm khám định kỳ điều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Bệnh có liên quan đến một loạt các yếu tố nguy cơ khác như: hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu... nên người bệnh cần phải tập luyện thể dục và ăn kiêng đều đặn. Tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho người bị bệnh mạch vành theo các phương pháp như:
Điều trị nội khoa: Có thể dùng một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp với nhau - Vasopolis độc lập, dùng lâu dài hoặc kết hợp với các nhóm thuốc hạ mỡ máu trong giai đoạn đầu.
Điều trị ngoại khoa hoặc can thiệp: Khi tình trạng thiếu máu cơ tim (đau ngực) không được cải thiện bằng điều trị nội khoa thì kỹ thuật nong động mạch vành, đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành nên được thực hiện sớm.
5. Phòng bệnh mạch vành
- Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày: Hạn chế ăn mỡ động vật, cai rượu bia & thuốc lá, giảm cân, kiểm soát huyết áp - đường huyết, tập thể dục đều đặn...
- Có thể sử dụng một số thảo dược (Vasopolis) theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm mỡ máu
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.