Chẩn đoán mô bệnh học trong bệnh Celiac

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Celiac là bệnh lý mạn tính có cơ chế tự miễn do phản ứng với gluten trong thức ăn. Bệnh có yếu tố di truyền và trên thực tế lâm sàng, biểu hiện khá đa dạng từ không có triệu chứng đến triệu chứng mờ nhạt hoặc những trường hợp nặng có thể có triệu chứng kém hấp thụ điển hình như tiêu chảy mạn tính, thiếu máu thiếu sắt, gầy sút cân...

Đây được coi là một bệnh lý rối loạn tiêu hóa hiếm trong đó hay gặp ở trẻ em tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ phát hiện bệnh lý này tăng cùng với việc ghi nhận nhiều triệu chứng lâm sàng ngoài đường tiêu hóa và gặp ở nhiều lứa tuổi.

1. Nguyên nhân lại dẫn đến bệnh Celiac?

Guten đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của Celiac. Gluten là các prolamin (protein thực vật) trong các loại ngũ cốc bao gồm giadintrong lúa mì, Sealin trong lúa mạch đen, hordein trong lúa mạch. Đây là những chuỗi peptid có nhiều proline và glutamine do vậy khó bị phân hủy bởi acid dịch vị, nen tụy hoặc các enzym ruột, kể cả ở người khỏe mạnh.

Ở người bình thường lớp tế bào biểu mô ở niêm mạc ruột không cho các chuỗi peptid gliadio có nguồn gốc từ lúa mì đi qua. Celiac là bệnh lý tự miễn mạn tính xuất hiện do niêm mạc đường tiêu hóa tiếp xúc với gluten.

Trong bệnh lý này, hàng rào bảo vệ sinh lý là lớp tế bào biểu mô ruột bị phá vỡ do các chuỗi giadin đi qua được lớp biểu mô, hoạt hóa một loạt các cơ chế miễn dịch làm tổn thương tế bào biểu mô ruột.


Hàng rào biểu mô niêm mạc bị phá vỡ gây ra các triệu chứng trong bệnh Celiac
Hàng rào biểu mô niêm mạc bị phá vỡ gây ra các triệu chứng trong bệnh Celiac

2. Chẩn đoán mô bệnh học là gì?

Mô bệnh học (tiếng Anh: Histopathology, từ ghép của ba Hy Lạp chữ: ἱστός histos "mô", pathos πάθος "đau khổ", và -λογία -logia "nghiên cứu") đề cập đến việc dùng kính hiển vi kiểm tra mô để nghiên cứu những biểu hiện của bệnh.

Cụ thể, trong y học lâm sàng, mô bệnh học đề cập đến việc kiểm tra sinh thiết hoặc tiêu bản phẫu thuật do một nhà bệnh học thực hiện, sau khi mẫu vật đã được xử lý và các phần mô học được đặt trên các phiến kính. Ngược lại, tế bào học kiểm tra tế bào tự do hoặc các mảnh vi mô mô (dưới dạng "khối tế bào").

3. Mô bệnh học trong bệnh Celiac

Hình ảnh mô bệnh học trong Celiac được mô tả lần đầu năm 1954 với mảnh sinh thiết từ niêm mạc hồng tràng. Cho đến nay, trong hướng dẫn của Hội Tiêu hóa Mỹ đã đưa ra khuyến cáo để chẩn đoán cần lấy sinh thiết nhiều mảnh tại niêm mạc tá tràng.


Hình ảnh nội soi tá tràng của bệnh Celiac
Hình ảnh nội soi tá tràng của bệnh Celiac

Khi lấy sinh thiết từ 4 mảnh trở lên, tỉ lệ chẩn đoán mới tăng lên một cách có ý nghĩa thống kê. Sinh thiết đích từ 1 – 2 mảnh ở góc 9 giờ hoặc 12 giờ ở niêm mạc hành tá tràng thêm vào bốn mảnh sinh thiết ở đoạn hại của tá tràng giúp nâng độ nhạy trong chẩn đoán lên 96%.

Các hình ảnh mô bệnh học gặp trong Celiac bao gồm thâm nhiễm tế bào lympho ở lớp biểu mô, dày lớp màng đáy, giảm số lượng tế bào đài, tăng sản các khe, teo nhung mao ruột ở các mức độ khác nhau. Năm 1992, Marsh đã đưa ra một phân loại mô bệnh học đánh giá tổn thương trên biểu mô niêm mạc tá hồng tràng.

4. Phân loại Marsh đánh giá tổn thương mô bệnh học trong Celiac

  • Mức độ 0: Giai đoạn tiền thâm nhiễm: khó phân biệt với niêm mạc bình thường nhưng có thể phát hiện lắng đọng kháng thể IgA, IgM với a-gliadin
  • Mức độ 1: Giai đoạn thêm nhiễm: biểu mộ có sự thâm nhiễm tế bào lympho lớn hơn 30 trên 100 tế bào ruột
  • Mức độ 2: Giai đoạn tăng sản: bên cạnh thêm nhiễm, các khe tuyến giãn rộng, các tế bào biểu mô chưa trưởng thành tăng sinh với tốc độ nhanh, thấy xuất hiện nhiều tế bào viêm
  • Mức độ 3: Giai đoạn phá hủy cấu trúc điển hình của niêm mạc ruột
  • Mức độ 4: Giai đoạn teo với tổn thương có thể không hồi phục kể cả khi đã áp dụng chế độ loại trừ gluten

Một bệnh nhân được xác định bệnh Celiac khi quan sát dưới kính hiển vi
Một bệnh nhân được xác định bệnh Celiac khi quan sát dưới kính hiển vi

Hiện nay trên thế giới, phân loại Marsh cải tiến được sử dụng phổ biến trong đó thâm nhiễm tế bào lympho ở lớp biểu mô được định nghĩa là có > 40 tế bào lympho trên 100 tế bào ruột và giai đoạn Marsh 3 được phân thành 3 nhóm nhỏ:

  • Marsh 3a: thâm nhiễm tế bào lympho ở lớp biểu mô, tăng sản khe tuyến và giảm tỉ lệ nhung mao - khe tuyến<1:1;
  • Marsh 3b: có tổn thương dạng teo nhưng vẫn nhận ra hình ảnh nhung mao;
  • Marsh 3c: không còn thấy nhung mao.

Hình ảnh mô bệnh học theo phân loại Marsh
Hình ảnh mô bệnh học theo phân loại Marsh

Tuy nhiên để chẩn đoán Celiac, cần chú ý còn có các nguyên nhân khác có thể dẫn đến tổn thương teo nhung mao ở tá tràng bao gồm: bệnh tiêu chảy nhiệt đới với các tổn thương viêm loét miệng - ruột, quá phát vi khuẩn ruột non, viêm ruột tự miễn, tiêu chảy do giảm gamma globulin trong máu, viêm ruột do thuốc, bệnh Whipple, bệnh Crohn, viêm ruột do thâm nhiễm bạch cầu ái toan, u lympho, lao ruột, nhiễm trùng ruột, suy dinh dưỡng...

5. Vai trò của xét nghiệm gen

Yếu tố di truyền quan trọng nhất trong Celiac là sự xuất hiện của các gen HLA-D02 và HLA-DQ8. Một nghiên cứu tiến cứu trên 463 bệnh nhân có triệu chứng được sinh thiết ruột non khi nghi ngờ Celiac cho thấy việc kết hợp xét nghiệm gen HLA-DQ với các xét nghiệm kháng thể huyết thanh không làm tăng độ chính xác so với xét nghiệm kháng thể đơn thuần. Do vậy các xét nghiệm gen không được sử dụng thường quy để chẩn đoán ban đầu. Tuy nhiên trong những trường hợp khó cần loại trừ Celiac có thể tiến hành xét nghiệm này bao gồm:

  • Bệnh nhân tiêu chảy dai dẳng nhưng không tìm được nguyên nhân; - Tổn thương mô bệnh học không đặc trưng (Marsh I-II) và huyết thanh kháng thể âm tính.
  • Đánh giá bệnh nhân đang áp dụng chế độ ăn loại trừ gluten trong trường hợp bệnh nhân chưa từng làm các xét nghiệm chẩn đoán trước đó; Có sự không phù hợp giữa xét nghiệm kháng thể huyết thanh và mô bệnh học;
    Bệnh nhân nghi ngờ mắc Celiac thể tái phát kháng trị trong khi chẩn đoán từ đầu không thật sự rõ ràng.
  • Bệnh nhân Down: Theo một nghiên cứu, tỉ lệ Celiac ở bệnh nhân có hội chứng Down ở Mỹ ước tính là 10% và HLA-DQ2 xuất hiện ở 88% các trường hợp Down có xét nghiệm kháng thể EMA dương tính và 16% bệnh nhân Down có xét nghiệm kháng thể EMA âm tính. Xét nghiệm gen HLA-DQ2 và HLA-DQ8 âm tính có thể loại trừ nguy cơ xuất hiện Celiac ở các trẻ mắc Down.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin cậy trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán và điều trị các bệnh lý viêm ruột mãn tính...Cùng với đó, tại Bệnh viện Vinmec, việc thực hiện chẩn đoán thông qua nội soi tiêu hóa với máy nội soi Olympus CV 190, với chức năng NBI (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi thông thường, phát hiện các tổn thương viêm loét ở đường tiêu hóa.

Bệnh viện Vinmec với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm tận lực trong khám chữa bệnh, khách hàng có thể yên tâm với dịch vụ nội soi tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe