Cây bài hương là một loại dược liệu có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Nhưng ngoài thắc mắc cây bài hương có tác dụng gì thì rễ cây bài hương nguy hiểm như thế nào cùng sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
1. Cây bài hương là cây gì?
Có tên gọi khác là cây hương lâu, cát cánh lan, huệ rừng hay cây lâm nữ, cây bả chuột,... Cây bài hương thuộc họ thích diệp thụ và là cây thân thảo sống dai. Với chiều cao trung bình từ 40cm đến 50cm, thân rễ cây mọc ngang. Lá cây bài hương mọc ôm sát lấy thân cây, so le với nhau với phiến dài lá đơn và mép ngang. Đặc điểm của lá cây bài hương là không có cuống, với độ dài từ 40cm đến 70cm. Hoa mọc thành cụm dài từ 10cm đến 20cm. Cây bài hương có quả màu tím hoặc vàng nhạt, quả khi chín sẽ chuyển sang màu xanh đen hoặc đỏ đậm. Quả bài hương có đường kính từ 8mm đến 9mm và chứa từ 1 đến 3 hạt hình quả trứng ở bên trong.
Đây là loài cây mọc hoang dã không cần phải phải tự gieo trồng chăm sóc quá nhiều. Cây thường xuất hiện ở nhiều địa phương nước ta, nhất là ở những khu đất vườn có nhiều đất mùn. Thời điểm thích hợp để thu hoạch chính là vào cuối mùa thu. Có thể đào rễ cây bài hương và thân cây lên phơi khô, bảo quản ở nơi thoáng mát khô ráo.
2. Cây bài hương có công dụng gì?
Hiện nay việc sử dụng cây bài hương vào cuộc sống phần lớn vẫn là do nghe theo kinh nghiệm dân gian. Chưa có quá nhiều nghiên cứu chính xác về vấn đề cây bài hương có tác dụng gì?
- Rễ cây bài hương được dùng để chưng cất tinh dầu thơm, được dùng để làm nước hoa, sữa tắm, xà phòng, bột, v.v.
- Cây bài hương thường được dùng như một loại hương đốt trong những ngày lễ tết.
- Rễ cây thuốc dùng để đun nước gội đầu giúp tóc mềm mượt và thơm.
- Cây bài hương còn có tác dụng xua đuổi gián và các loại côn trùng sống trong tủ quần áo, tủ sách.
- Nước đun sôi từ rễ cây bài hương có thể điều trị ghẻ, lở và ngứa da. Lá thảo quả giã nát đắp ngoài da chữa mụn nhọt. Một số nơi sử dụng loại thảo mộc này thay vì đốt hương.
- Bài hương có mùi thơm nhẹ, giúp tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.
- Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ của nó để chữa các bệnh tiêu hóa và sốt. Ngoài ra, còn có thể dùng ngoài để điều trị bệnh gan, sốt cao. Tuy nhiên, loại thuốc này độc hơn nên liệu pháp này ít được sử dụng.
- Người Malaysia đắp cây bài hương lên vùng bụng của phụ nữ sau khi sinh con để làm tan máu ứ và phục hồi tử cung.
- Một số bệnh về đường tiêu hóa như gan, túi mật, đau bụng, khó ăn,... cũng có thể được hỗ trợ điều trị bằng hương bài.
- Có thể sử dụng thêm bài hương khi gặp các vấn đề về hô hấp như cảm lạnh, đau họng, hen suyễn hay viêm đường hô hấp.
3. Những lưu ý khi sử dụng cây bài hương?
Như đã nói ở trên, cây bài hương có khá nhiều tác dụng cho làn da và tinh thần con người. Nhưng nó cũng là loại dược liệu cực độc nếu không được sử dụng đúng cách.
- Rễ cây bài hương có chứa chất độc cực mạnh, tuyệt đối không được sắc để uống. Tại một số địa phương còn sử dụng rễ cây bài hương là mồi để diệt chuột. Có thể sử dụng rễ cây bài hương vắt lấy nước rồi ngâm với gạo. Phơi khô gạo và lặp lại 3 lần dùng làm bả chuột
- Cây bài hương chỉ được dùng để trộn với các loại dược liệu khác, lấy tinh dầu thơm hoặc dùng để bôi lên ngoài da.
- Các dược liệu trong cây bài hương có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch và kích thích làm tăng bài tiết của phổi.
- Người mang bệnh lý rối loạn tinh thần như động kinh không nên ngửi quá nhiều tinh dầu hương bài
- Bất kỳ chất nào trong cây bài hương hay trong các loại thảo mộc nào khác mà bạn bị dị ứng thì đều phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
- Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú chỉ nên sử dụng cây bài hương theo chỉ định của bác sĩ
- Trong trường hợp bị dị ứng với các chất bảo quản, chất nhuộm màu hay thực phẩm,... cũng cần chú ý nghiên cứu
- Y Học Hiện Đại chưa có nghiên cứu nào đảm bảo sự an toàn tuyệt đối khi sử dụng cây bài hương. Chính vì vậy cần có sự tư vấn, kê đơn của bác sĩ mới nên ứng dụng khả năng của cây bài hương. Khi có bất kỳ thay đổi hay phản ứng phụ nào, phải ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế gần nhất.
4. Các cách điều chế cây bài hương?
Có một số phương pháp điều chế cây bài hương giúp ứng dụng trong cuộc sống như
- Pha trà: Có thể ngâm 1 muỗng canh cà phê cây bài hương khô trong nửa chén nước.
- Sắc thuốc: Một muỗng cà phê bài hương đã nghiền nhuyễn đun với một cốc nước
- Thuốc đắp: Cả bài hương tươi hoặc khô đều có thể ngâm với một lượng ít nước sôi trong 15 phút. Sau đó để lên một lớp vải đắp lên vùng da cần điều trị.
- Bột thơm: Hầu hết các nơi còn điều chế bài hương hiện nay đều điều chế bài hương với một số thảo dược khác, tạo thành bột thơm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.