Cảnh giác với bệnh trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu

Trầm cảm khi mang thai là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều thai phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Sự tăng giảm của hormon ảnh hưởng đến thai phụ, tâm trạng thất thường chủ yếu trong 3 tháng đầu của thai kì

1. Thai phụ nào dễ bị trầm cảm khi mang thai?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai. Nhiều chuyên gia tin rằng hormone thai kỳ chính là thủ phạm. Sự tăng giảm của hormon ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ có thai nhưng một số người sẽ nhạy cảm hơn. Tâm trạng thay đổi có thể do sự căng thẳng, mệt mỏi, sự thay đổi các hormon thai nghén. Tâm trạng thất thường chủ yếu trong 3 tháng đầu của thai kì (trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu) và trầm cảm xuất hiện lại trong 3 tháng cuối, khi chuẩn bị sinh.


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu

Một nguyên nhân khác có thể dẫn tới trầm cảm là do sự phức tạp trong các mối quan hệ, đặc biệt nếu hai vợ chồng đang trục trặc hoặc thai phụ đang mâu thuẫn với gia đình chồng. Mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là ngay sau khi kết hôn hoặc mới sinh con được một thời gian đã mang thai trở lại... cũng có thể gây trầm cảm cho mẹ hoặc cho cả bé. Ngoài ra, tài chính khó khăn cũng góp phần làm giảm niềm vui sắp được làm mẹ.

Bản thân người phụ nữ hay gia đình có tiền sử trầm cảm: trầm cảm từng xảy ra ở người thân trong gia đình hoặc nếu bản thân thai phụ có bệnh thì rất dễ bị trầm cảm khi mang thai. Bất kỳ một biến động nào trong cuộc sống như sự ra đi của một người thân yêu, ly hôn hay mất việc đều có thể gây ra trầm cảm.

Sự cô độc của thai phụ hoặc do chồng phải đi xa dài ngày trong giai đoạn có thai, bản thân thai phụ đang sống và làm việc trong một thành phố không thân thuộc, sống xa người thân và thấy nhớ nhà, cảm thấy cô đơn khi không có ai để chia sẻ... đều có thể dẫn đến trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu

Trầm cảm khi mang thai cũng xảy ra với những thai phụ gặp vấn đề về thai sản như nghén nhiều hoặc cảm thấy bản thân mình không được nghỉ ngơi đúng như khuyến nghị của bác sĩ. Một lý do khác nghiêm trọng hơn như sản phụ khó thụ thai hoặc đã từng sảy thai trong quá khứ dẫn đến lo lắng nhiều.

2. Rất khó để nhận biết trầm cảm khi mang thai

Bệnh trầm cảm khi mang thai không dễ phát hiện, bệnh rất dễ nhầm lẫn với một số rối loạn khác khi có thai. Một số dấu hiệu phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai:

  • Khả năng tập trung kém, khó tập trung, dễ thay đổi tâm trạng đột ngột, lo lắng nhiều và liên tục về sức khỏe, sự an nguy của con mình, rất dễ cáu kỉnh, hoang mang, hoảng loạn...
  • Thai phụ còn có biểu hiện bị rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi quá mức, triền miên không dứt.
  • Có lúc thèm ăn liên tục hoặc chẳng muốn ăn gì.
  • Giảm hoặc mất hoàn toàn hứng thú với chuyện tình dục hoặc sự gần gũi với chồng. Không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì.
  • Buồn bã và khóc mà không có lý do rõ ràng.
  • Có xu hướng thu mình với mọi người và tự cô lập mình với gia đình, bạn bè.

Buồn bã và khóc mà không có lý do rõ ràng là dấu hiệu nhận biết trầm cảm khi mang thai
Buồn bã và khóc mà không có lý do rõ ràng là dấu hiệu nhận biết trầm cảm khi mang thai

3. Phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?

Bệnh trầm cảm khi mang thai ngoài việc mang lại những hậu quả không tốt cho thai phụ còn ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Các vấn đề có thể gặp phải khi thai phụ bị trầm cảm, đặc biệt trong 3 tháng đầu là: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, thai kém phát triển, sau sinh trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, tự kỉ...

Đối với những phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai, nếu không được chăm sóc đúng mức có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực như: uống rượu, hút thuốc lá, nghiện ma túy, muốn bỏ phá thai, thậm chí là tự tử.

Trắc nghiệm: Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ bầu như thế nào?

3 tháng đầu được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết. Làm bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Lê Hồng Liên , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Lê Hồng Liên
Lê Hồng Liên
Bác sĩ chuyên khoa I,
Sản phụ khoa
Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

4. Cảnh giác bệnh trầm cảm khi mang thai bằng cách nào?


Hãy dành thêm thời gian để đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên
Hãy dành thêm thời gian để đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên

Các phụ nữ khi mang thai đừng nghĩ rằng mình vẫn có thể tiếp tục làm được mọi việc bình thường như trước khi mang thai. Hãy luôn ưu tiên bản thân mình trên hết trong danh sách những thứ cần làm: thay vì làm việc nhà, hãy dành thêm thời gian để đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên.

Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn, tâm sự những điều khiến bản thân sợ hãi và lo lắng với bạn thân, mẹ, chồng... một cách cởi mở nhất. Vì những cảm xúc tiêu cực dù có nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với đứa trẻ trong bụng. Vậy nên điều quan trọng thai phụ cần chia sẻ ngay từ đầu để giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.

Các thai phụ thường được khuyên là nên nghe, đọc, xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Để lấy lại bình tĩnh, hãy nghe một bản nhạc cổ điển hàng ngày. Ngoài ra, có thể dành 30 phút để nghĩ tới những điều tốt đẹp.

Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn. Duy trì lối sống khoa học và chia nhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, đồng thời cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe